Khó khăn trong hoc tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu về hoạt động công tác xã hội trong trường trung học tại hà nam (nghiên cứu trường hợp trường THCS lê hồng phong, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam) (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

2.1 Nhận diện những khó khăn học sinh THCS đang gặp phải

2.1.2 Khó khăn trong hoc tập

Với các em việc học tập vẫn là chủ đạo là nhiệm vụ chính của các em. Theo nghiên cứu 2/3 thời gian trong ngày các em dành cho việc học. Thời gian ban ngày là khoảng thời gian với các giờ học chính khóa, các giờ học thêm, các giờ ngoại khóa,…Buổi tối là thời gian các em làm bài tập về nhà trau dồi kiến thức. Rõ ràng với các em áp lực học hành là vô cùng lớn nhất là với các em lớp 9 đối mặt với kỳ thi chuyển cấp. Nếu như các anh chị THPT thi lên đại học có quyền lựa chọn các trường và có nhiều nguyện vọng nếu không đỗ đại học có thể học cao đẳng, trung cấp hoặc trường nghề thì các em THCS chỉ có một cơ hội lựa chọn trường phù hợp với khả năng của mình, các em không có quyền lựa chọn sai bởi nếu không các em sẽ không có được cơ hội học tập. Cũng giống như các anh chị THPT nếu thi trượt các em sẽ mang tâm lý vô cùng nặng nề. Với những điều trên thì việc học của các em có những khó khăn gì? Để tìm hiểu điều này người nghiên cứu đã đưa ra câu hỏi để tìm hiểu trong vấn đề học tập các em đang gặp phải những khó khăn gì?

Bảng 5 : Mức độ gặp khó khăn trong vấn đề học tập Các vấn đề Các vấn đề Các mức độ ảnh hưởng (%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

Khó tiếp thu bài giảng 44.6 50.2 5.2

Không tập trung xao nhãng 22.6 50.3 28.1

Áp lực ngột ngạt 32.6 50.2 17.2

Không cải thiện được thành tích học tập

19.7 47.5 34.8

(Nguồn: Kết quả khảo sát với các em học sinh THCS Lê Hồng Phong) Số liệu trong bảng 6 cho thấy khó khăn lớn nhất mà các em học sinh gặp phải là việc bị học sinh khó tiếp thu bài giảng nên không thể vận dụng kiến thức đã học theo số liệu cho thấy có đến 44.6% các em thường xuyên khó tiếp thu được bài giảng trên lớp. Qua nghiên cứu cho thấy các em dành rất nhiều thời gian cho chuyện học tập tuy nhiên lại không có số thời gian để ôn bài kiến thức nó chồng kiến thức kia các em khó tiếp thu những cái mới nếu không hiểu rõ bản chất những bài học cũ. Bên cạnh đó còn có tâm lý e dè sợ sệt của các em với thầy cô nên có phần chưa hiểu các em không dám hỏi lại nên các em không thể vận dụng kiến thức học của mình vì không hiểu bản chất. Với các em học sinh lớp 6, sự thay đổi cấp học tạo nên sự khó khăn trong cách tiếp thu bài giảng của các em. Đối với các em cấp học cũ tạo cho các em không khí an toàn khi được thầy cô “cầm”, “nắn”,” uấn” còn ở môi trường THCS các em phải tự vận động tự học cách tư duy và cách sắp xếp thời gian biểu của mình. Điều đó tạo nên khó khăn cho việc học của các em. Các em không tìm ra được cho mình phương pháp học tập phù hợp mang lại hiệu quả cho bản thân nên việc tiếp thu bài còn nhiều hạn chế và kết quả học tập chưa cao. Qua tìm hiểu bảng điểm thi cuối năm, người nghiên cứu nhận

thấy các em lớp 6 có học lực trung bình khá từ cấp học cũ có kết quả thi cuối năm thấp hơn, học lực đa phần của các em có phần giảm sút so với nhận xét của các giáo viên cấp học cũ: “ Học sinh khối 6 có phần rụt rè nhút nhát so với các anh chị khối trên, các em là những học sinh ngoan hiền nhất trường nhưng chính điều này lại gây lên khó khăn cho các em trong chuyện học tập. Các em rụt rè ngại ngùng nên thường không trao đổi với thầy cô về những khó khăn trong việc học của mình. Có những em học lực rất khá ở cấp 1 nhưng lên lớp 6 học lực giảm sút hẳn, hỏi ra mới biết ở cấp học cũ các em vừa chơi vừa học, các cô giáo cầm tay chỉ việc hướng dẫn các em trong từng môn học. Nhưng sang đến cấp học mới, đòi hỏi các em phải độc lập tư duy thì các em bỡ ngỡ với những sự thay đối đó” (Phỏng vấn sâu giáo viên Y). Bên cạnh việc khó khăn tiếp thu bài giảng thì việc bị áp lực học tập là một khó khăn lớn của các em có đến 32.6% các em thường xuyên gặp khó khăn này và rơi chủ yếu vào các em khối 9. Do việc bị khoác lên vai những gánh nặng vô địch rằng phải vào đội tuyển, phải vào cấp 3 trường chuyên, phải bằng bạn bằng bè từ phía gia đình đã khiến các em cảm thấy áp lực mệt mỏi. “Em thấy việc học trở nên nặng nề lắm, mỗi khi đến trường em lại cảm thấy khó thở tức ngực. Em biết sức học mình không thể thi vào trường chuyên nhưng đây là mong muốn của bố mẹ nếu em không thực hiện được bố mẹ sẽ thất vọng lắm nên dù không muốn em vẫn phải cố thôi” (PVS Ng.T.H học sinh đội tuyển toán 9). Ngoài ra các em còn gặp khó khăn trong việc tập trung nghe giảng do tâm lý tuổi các em dễ bị lôi cuấn bởi nhiều trò chơi thú vị các em bị sao nhãng bởi các mối quan hệ bạn bè, tình bạn khác giới dẫn đến việc sao nhãng học tập làm giảm khả năng tập trung chú ý học tập, nghe giảng trên lớp của các em. Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy của thầy cô còn nặng về lý thuyết, đọc chép trên lớp chưa gây hứng thú lôi cuấn cho các em vào bài học. Điều

này dẫn đến tâm lý chán chường không có hứng thú vào việc tham gia nghe giảng cũng như phát biểu xây dựng bài.

Ngoài những khó khăn trên cũng còn có những lý do khác như việc thua kém bạn bè làm các em tự ti hay thời gian học chưa sắp xếp hợp lý chưa có phương pháp học phù hợp… Công tác xã hội học đường lúc này đóng vai trò quan trọng nếu tìm hiểu nguyên nhân và can thiệp kịp thời sẽ trợ giúp cho các em giải quyết được khó khăn trong vấn đề học tập. Có thể can thiệp nhóm nhằm trợ giúp các em tìm ra phương pháp học tập, can thiệp cá nhân trợ giúp tâm lý giảm căng thẳng lo âu, kết nối nguồn lực với thầy cô gia đình nhằm giảm áp lực học hành, …….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu về hoạt động công tác xã hội trong trường trung học tại hà nam (nghiên cứu trường hợp trường THCS lê hồng phong, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam) (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)