Khó khăn trong mối quan hệ bạn bè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu về hoạt động công tác xã hội trong trường trung học tại hà nam (nghiên cứu trường hợp trường THCS lê hồng phong, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam) (Trang 60 - 63)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

2.1 Nhận diện những khó khăn học sinh THCS đang gặp phải

2.1.3 Khó khăn trong mối quan hệ bạn bè

Ở lứa tuổi này tình cảm bạn bè, tình đống chí, tình tập thể phát triển mạnh. Tình bạn của các em được hình thành trên cơ sở quý mến nhau cùng học tập, cùng sinh hoạt cùng có chung những hứng thú những sở thích. Các em chơi với nhau chân thành vởi mở sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, sẵn sàng cứu bạn trong lúc nguy hiểm. các em tin tưởng kể cho nhau nghe những câu chuyện thầm kín mà đến những người thân như cha mẹ anh chị chưa chắc các em đã có tin tưởng để kể. Các em sống không thể xa bạn, thiếu bạn. Vì thế khi bạn bè tẩy chay thì đó là một đòn tâm lý rất nặng nề, là một hình phạt đối với các em. Xuất phát từ việc coi trọng tình bạn muốn giao tiếp với bạn cùng trang lứa mà ở các em có nguyện vọng tìm được vị trí của mình trong tập thể. Nguyện vọng này thể hiện nhu cầu tự khẳng định và có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển tâm lý, nhân cách của thiếu niên. Các em có khát vọng mạnh mẽ là muốn chiếm vị trí được tôn trọng trong nhóm bạn cùng tuổi, có được bạn thân. Do mong muốn xác định được chỗ đứng trong tập thể nên các em thường coi trọng ý kiến đánh giá của bạn bè và sẵn sàng gạt đi ý kiến riêng của mình để thực hiện yêu cầu của tập thể. Tiến hành khảo sát các

em trong trường người nghiên cứu thấy được khó khăn trong quan hệ bạn bè của các em là những giận dỗi mâu thuẫn, những nối buồn khi không thể giúp bạn khi bạn gặp khó khăn, bị bạn lừa dối, hay bạn quý mến người khác, những mâu thuẫn dẫn tới xung đột bạo lực hay những lời trêu chọc dèm pha đang khiến cho quan hệ bạn bè của các em gặp trục trặc.

Bảng 6 : Khó khăn trong mối quan hệ với bạn bè

Những khó khăn trong quan hệ bạn bè Nam (số người) Nam (%) Nữ (số người) Nữ (%)

Giận dỗi mâu thuẫn 39 35.5 49 38.3

Không giúp đỡ được bạn 2 1.8 3 2.4

Bạn lừa dối 20 18.1 18 14.1

Bạn quý mến người khác 4 3.7 5 3.9

Bị bạn bè trêu chọc 21 19.1 35 27.3

Đánh nhau 24 21.8 18 14.0

Tổng 110 100 128 100

Những giận dỗi mâu thuẫn những xích mích hàng ngày luôn là vấn đề trong quan hệ bạn bè của các em. Đôi khi chỉ là những chuyện giận hờn vu vơ, những hiểu lầm không đáng có cũng làm mất đi một tình bạn đẹp, thậm chí nó còn ảnh hưởng đến tâm lý của các em. “Em với bạn thân của em cũng hay cãi cọ, những lúc đấy em buồn lắm, tức bực chẳng có hứng thú làm gì hết. Đến trường chẳng ai nói chuyện với ai câu nào, em vẫn thích như những khi hai đứa vui vẻ chia sẻ với nhau những lúc đấy thật vui có hứng thú làm nhiều việc”. Các em có cảm xúc nặng nề nếu quan hệ với bạn bị tổn thương, mất bạn, sự tẩy chay của bạn bè….Điều đó có thể thúc đẩy các em sữa chữa những nhược điểm của mình để được chấp nhận. Nhưng ở không ít trường hợp thì điều đó lại có thể đẩy các em đến việc tìm kiếm bạn bên ngoài nhà trường hoặc là có hành vi vô kỷ luật, hành vi bất thường, thô bạo, quậy phá,

gian lận trong thi cử. “Em đã từng chơi thân với một bạn nhưng vì một chút hiểu lầm mà bạn ấy đi chơi với người mà em ghét để chọc tức em. Nhóm bạn ý chơi hư lắm nên từ đấy em cũng thôi luôn. Ở lứa tuổi các em đã xuất hiện tình cảm khác giới nhưng ở mức rung động trong sáng, các em mong muốn được bạn khác giới quan tâm, yêu thích. Nên khi bạn chơi cùng có tình cảm với bạn khác các em dễ nảy sinh buồn bực chán nản. Kết quả trên cho thấy, tỷ lệ các em gây gổ đánh nhau là rất cao chỉ sau mức giận hờn mâu thuẫn. Tỷ lệ này ở các em nam cao hơn các em nữ, bạo hành học đường giờ đây phổ biến không chỉ ở các em nam mà còn cả các em nữ. V.T.H.H là một nạn nhân của bạo hành em cho biết rằng:”Em đã từng bị một bạn cùng lớp phục đánh từ đấy em thấy sợ hãi và chẳng dám chơi với ai nữa. Cảm giác vừa đau đớn vừa nhục nhã chỉ muốn trả thù nhưng em biết mình không thể làm gì bạn ấy. Cứ nhìn thấy bạn đó là em lại uất nghẹn chỉ muốn trả thù.” Bạo lực học đường đang diễn ra nhưng những chuyện này xảy ra chủ yếu bên ngoài trường học không có sự giám sát giúp đỡ từ phía nhà trường, gia đình. Nhiều phụ huynh khi được nhà trường lên can thiệp việc con gây gổ đánh nhau còn không nghĩ rằng con mình đánh bạn mà lúc nào cũng cho rằng con mình bị bạn đánh, có nhiều phụ huynh quay ra trách móc ra trường. Bị bạn bè trêu chọc chế giễu cũng là lý do khiến các em bị tổn thương. Các em nữ thường bị bạn bè trêu nhiều hơn các em nam. Những lý do bị trêu chọc thường là chế giễu vẻ bề ngoài, ganh ghét đố kỵ chế giễu nhau. Những lời nói đó làm tổn thương các em ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý. Các em quan tâm đến việc các bạn bè trong lớp nghĩ gì về mình. Các em cũng băn khoăn đặt ra các câu hỏi vì sao các bạn lại ghét mình những câu hỏi đó làm các em phân tâm mất tập trung trong vấn đề học tập. Sự thi đua về thành tích học tập trong lớp cũng làm cho mối quan hệ bạn bè xấu đi bởi sự thi đua không lành mạnh .Những mâu thuẫn này các em thường giữ trong long hoặc có chia sẻ thì cũng chia sẻ với chính

bạn bè nên những lời khuyên đưa ra chưa đc hợp lý và hiệu quả không cao. Mối quan hệ bạn bè tốt mang lại cho các em nhiều động lực phấn đấu chính vì thế nhân viên CTXH học đường giúp cho các em hiểu được những khúc mắc của tình bạn làm các em có cái nhìn trong sáng về tình bạn đồng thời xóa bỏ những ký ức không tốt do bạo lực gây ra chữa trị những em tổn thương trong vấn đề bạn bè giữ cho mối quan hệ bạn bè trở nên tốt đẹp, hỗ trợ để các em dựa vào bạn bè phát triển mình làm tăng sự mạnh dạn tự tin để các em có một tình bạn một tuổi thơ hồn nhiên và có thật nhiều kỷ niệm đẹp về bạn bè của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu về hoạt động công tác xã hội trong trường trung học tại hà nam (nghiên cứu trường hợp trường THCS lê hồng phong, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam) (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)