Chia sẻ một số cách vượt qua áp lực, lo âu trong học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu về hoạt động công tác xã hội trong trường trung học tại hà nam (nghiên cứu trường hợp trường THCS lê hồng phong, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam) (Trang 100 - 102)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

3.3 Tổ chức các hoạt động hỗ trợ học sinh xác định phương pháp học tập

3.3.4 Chia sẻ một số cách vượt qua áp lực, lo âu trong học tập

Hoạt động 1: Chia sẻ nội dung khóa học vượt qua áp lực lo âu trực tuyến trên trang web http://kyna.vn/

*Mục đích: Giúp các em loại bỏ những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em.

* Cách thức tiến hành: Trong 01 buổi ngày 31/5/2014.

HĐ1: Đối mặt với nỗi sợ hãi buồn chán những lo âu căng thẳng

Đặt câu hỏi em sợ nhất điều gì? Em đối mặt với nỗi sợ hãi đó thế nào? Tìm cách lẩn trốn nó có mang lại kết quả tốt?

HĐ2: Nhớ lại những chuyện buồn phiền mình đã từng vượt qua.

Để các em tưởng tượng đến những chuyện buồn phiền mà các em đã vượt qua. Sau khi vượt qua cảm giác đó thế nào? Nếu mong muốn được làm lại sẽ làm thế nào?

HĐ3: Nghĩ tới những điều tốt đẹp.

Để các em tưởng tượng với chuyện muộn phiền đó nếu được giải quyết thì các em sẽ cảm thấy thế nào? Từ niềm vui đó có động lực cố gắng thoát khỏi những buồn chán lo âu.

HĐ 4: Đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

Chỉ cho các em cách đặt ra mục tiêu theo cách phác đồ cái cây. Bắt đầu từ rễ đến thân đến cành đến ngọn. Cho các em chơi trò chơi vận động vẽ cây mục tiêu về việc đạt điểm kiểm tra thật cao. Từ đó các em sẽ xây dựng được cho mình các mục tiêu và thực hiện nó. Khi đấy các em sẽ tìm thấy động lực cho bản thân các em.

* Đánh giá hoạt động:

Hoạt động diễn ra cũng đã thu hút được sự quan tâm chú ý và sự tham gia của các em. Tuy nhiên do thời gian sinh hoạt không nhiều, nhân viên CTXH lại đặt ra cho các em khá nhiều nội dung chồng chéo nhau ở một số nội dung không cần thiết có thể bỏ. Việc gợi nhớ về những kỷ niệm buồn, những nỗi lo lắng của các em trước mặt các bạn em là điều khá khó khăn. Nhân viên xã hội đã không tìm được sự thỏa thuận đồng ý tham gia nào trước

tiên. Các em tham gia lúc đầu còn rè dặt ít trao đổi. Các em sợ những nỗi sợ của mình sẽ biến thành trò cười thậm chí là công cụ để các bạn trêu chọc. Chính vì lý do này các em che dấu bản thân và không thành thật trong chia sẻ. Để khắc phục điều này nhân viên CTXH đã chấn an bằng cách nêu nguyên tắc nhóm, nội quy nhóm. Xây dựng lại long tin cho các em. Mâu thuẫn giữa các thành viên với nhau cũng không có gì nghiêm trọng.

Hoạt động 2: Một số bài tập thư giãn trò chơi vận động.

Truyền đạt tới các em 10 động tác thể dục nhẹ nhàng giúp giảm căng thẳng. Giới thiệu và cho các em xem một số chương trình bổ ích trong học tập cũng như giải trí như chương trình giải trí : Điều ước thứ 7, Quà tặng cuộc sống .. những chương trình mang tính nhân văn truyền đạt khát vọng sống sự lạc quan yêu đời. Các chương trình giáo dục khoa học trên VTV2 như thế giới động vật, Vì sao lại thế,. Đường lên đỉnh Olypia, Ai thông mình hơn học sinh lớp 5, Chinh phục,….

* Đánh giá hoạt động :

Các em đều rất hăng hái háo hức khi tham gia hoạt động này. Các em cũng nhiệt tình tham gia các trò chơi vận động, hay học các bài tập thể dục thư giãn. Đây là hoạt động mang lại khá nhiều lợi ích nhằm giúp các em có được những giờ phút thoải mái sau khi học tập. Và cũng là hoạt động khá tốt mà nhân viên xã hội cùng kiểm huấn viên đưa ra. Hoạt động này khiến các thành viên tham gia sôi nổi, vui vẻ thoải mái nhất trong các hoạt động. Khoảng cách giữa người nghiên cứu và các em được xích lại gần không khí gần gũi thân mật như những người bạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu về hoạt động công tác xã hội trong trường trung học tại hà nam (nghiên cứu trường hợp trường THCS lê hồng phong, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam) (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)