Thành lập phòng tham vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu về hoạt động công tác xã hội trong trường trung học tại hà nam (nghiên cứu trường hợp trường THCS lê hồng phong, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam) (Trang 77 - 79)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

2.4 Hoạt động công tác xãhội học sinh mong muốn

2.4.1 Thành lập phòng tham vấn

Để tìm hiểu nhu cầu cần sự trợ giúp tư vấn các vấn đề khó khăn các em gặp phải trong cuộc sống người nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi về nhu cầu xây dựng phòng tư vấn học đường tại trường.

Bảng 8: Mức độ mong muốn có phòng tư vấn tin cậy tại trường

Mức độ mong muốn Số người trả lời (Phiếu)

Tỷ lệ %

Mong muốn 135 67,5

Không mong muốn 40 20,0

Phân vân 25 12,5

Khác 0 0

Tổng 200 100

Có đến 135 em học sinh trong số 200 học sinh được hỏi cho biết các em muốn có một phòng tham vấn tại trường chiếm 67,5% học sinh được hỏi. Đây là một con số khá cao điều đó cho thấy sự cần thiết từ nhu cầu của chính bản thân các em mong muốn là việc thành lập một phòng tư vấn tin cậy trong trường học. Bản thân các em mong muốn phòng tham vấn đó sẽ là nơi tin cậy để các em có thể trải lòng mình. Tuy nhiên vẫn còn 25 em phân vân cho rằng có cũng được và không cũng được. Chiếm 12,5% và 20% cho rằng điều đó không cần thiết. Lý do 20% các emcho rằng không cần thiết có phòng tham vấn tại trường vì các em chưa thấy được những lợi ích mà phòng tư vấn mang

lại mà các em ngại ngùng rằng: “Có phòng tư vấn có chuyện gì cô giáo cũng biết, bố mẹ cũng biết hết thế thì không được đâu. Phòng đó thải nào mà chẳng dưới quyền cô hiệu trưởng.” (Học sinh P.T học sinh lớp 8). Một số em cho rằng từ trước đến nay chưa có phòng này em cũng tự giải quyết được khó khăn của mình giờ có cũng được không có cũng không sao mà đây có lẽ là điều không cần thiết. Hơn nữa một số em cho rằng bản thân các em không có thời gian để tham gia vì lịch học quá nhiều. Có thể thấy rằng nhu cầu về phòng tham vấn công tác xã hội của các em là khác nhau. Phần lớn cho rằng thành lập một phòng tư vấn là cần thiết nhưng một số khác thì lại không ủng hộ. Kiểm chứng lại thông tin người nghiên cứu cũng đã đưa ra câu hỏi rằng :” Nếu có phòng tư vấn đặt tại trường em, em có tìm đến phòng tư vấn đó khi gặp khó khăn trong cuộc sống không” ? Trong số 10 em được hỏi có đến 7 em khẳng định rằng mình sẽ tìm đến để chia sẻ 2 em tỏ ra lưỡng lự không biết có nên đến hay không và một em thẳng thừng rằng sẽ không tìm đến. Các em chia sẻ rằng :” Nếu có phòng tư vấn ở trường thì tốt quá, em sẽ không còn đau đầu tự mình tìm hiểu vấn đề rồi âm thầm tự giải quyết, đã có nơi tin cậy để em tìm đế.” Tuy mong muốn như vậy nhưng các em cũng không tránh được những băn khoăn của mình về phòng tư vấn. Các em sợ rằng phòng tư vấn có tai mắt của các thầy cô giáo, của cha mẹ, các em lo sợ những chia sẻ của mình sẽ được ghi lại và thông tin đó sẽ được truyền tải. Do vẫn chưa hiểu về công tác xã hội cũng như những giá trị nguyên tắc nghề nghiệp của công tác xã hội nên những băn khoăn, ngại ngùng của các em là dễ dàng lý giải. Có sự mâu thuẫn giữa mong muốn và việc thực hiện. Việc cần thiết xây dựng phòng tư vấn học đường trong trường học là nhu cầu mong muốn cần được đáp ứng của các em. Trước khi xây dựng phòng tư vấn, việc quan trọng hơn cả là xây dựng lòng tin cho các em truyền tải các giá trị nguyên tắc của công tác xã hội

đến với các em. Mong muốn về một phòng tư vấn đặt ở nơi kín đáo có chuyên gia am hiểu các kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu về hoạt động công tác xã hội trong trường trung học tại hà nam (nghiên cứu trường hợp trường THCS lê hồng phong, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam) (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)