CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
2.1 Nhận diện những khó khăn học sinh THCS đang gặp phải
2.1.4 Khó khăn trong mối quan hệ thầy trò
Có thể nói học tập là hoạt động chủ đạo của các em dưới sự hướng dẫn của người thầy người cô, các em tiếp nhận tri thức và những giá trị sống. Thầy cô giáo được coi như người mẹ hiền của các em, xong hiện nay mối quan hệ này có mâu thuẫn cũng là một trong những trở ngại lớn của các em học sinh. Có đến 79.5% số học sinh được hỏi trả lời gặp khó khăn trong mối quan hệ với thầy cô. Những vấn đề được đưa ra chủ yếu là xuất phát từ việc thầy cô không hiểu và thông cảm, thầy cô thường áp đặt những suy nghĩ của mình vào học sinh. “ Giá như cô giáo nào cũng như cô Hiệu trưởng, hỏi rõ nguyên nhân vì sao chúng em vi phạm thì cũng không có việc chúng em cãi lại các cô, các cô toàn áp đặt đã hỏi chúng em lý do vì sao lại còn bảo chúng em bao biện.”( Phỏng vấn sâu N.M.Đ học sinh lớp 8). Nhóm các nhóm vấn đề lại người nghiên cứu nhận ra rằng 69,1% các em cho rằng thầy cô không hiểu mình , 19,2 % các em cho rằng thầy cô đối xử không công bằng, 9,3% học sinh nói rằng các thầy cô hay mắng mỏ, 2% cho rằng các hình phạt các cô đưa ra không phù hợp và chỉ 0,5% các em cho rằng thầy cô không quan tâm đến mình.
Biểu đồ 1: Những vấn đề các em gặp phải trong mối quan hệ với thầy cô
Đây là một khó khăn trong những khó khăn được các em đề cập đến. Bên cạnh những thầy cô giáo tâm huyết yêu thương học sinh cũng có một số ít các thầy cô chưa quan tâm đến các em khiến các em có cảm giác bị bỏ rơi. 2% trong số các em được hỏi cho rằng các thầy cô có sự đối xử không công bằng, có những hình phạt không phù hợp nhưng trở ngại lớn nhất trong mối quan hệ thầy cho được đưa ra là thầy cô không hiểu thường áp đặt suy nghĩ của mình vào các em. “ Em không có gì khó chịu với thấy cô nhưng nhiều khi thấy các thầy cô rất vô lý các thầy cô cũng có lúc đi muộn nhưng chúng em đến muộn trình bày lý do xong các thầy cô lúc nào cũng bảo chúng em chỉ ngụy biện. Có thầy cô bảo thủ rất khó tính đối xử không công bằng với những bạn học thêm nhà cô thì cô quý hơn nên vì thế chúng em cũng mất dần đi tình cảm với cô”. Các em cho rằng thật khó để thầy cô có thể hiểu mình nhất là trong trường hợp các em vi phạm nội quy nhà trường. Vì thế trong mối quan hệ thầy trò các em có tâm lý e rè thầy cô, điều này gây cản trở cho các em nhất là trong vấn đề học tập. Chính điều này làm các em có lúc chưa hiểu bài
cũng không dám hỏi lại. Nhóm các vấn đề mà các em cảm thấy thầy cô không hiểu mình đó là việc liên quan đến cách ứng xử xử sự của thầy cô, liên quan đến phương pháp giảng dạy của các thầy cô. Về cách ứng xử thầy cô các em đều cho rằng các thầy cô quá bảo thủ hay để ý đến những việc nhỏ. Trong những áp lực học tập các thầy cô không chia sẻ các thầy cô luôn cho rằng đó là việc cá nhân là nhiệm vụ học sinh đi học cần phải thực hiện. Mối quan hệ với thầy cô thực sự là những mối quan hệ vô cùng quan trọng đối với học sinh, mối quan hệ đó tác động đến niềm say mệ hứng thú học tập và nó ảnh hưởng đến cách nhận thức của các em về môn học. Khi học sinh cảm thấy yêu quý thầy cô, có thể trao đổi thoải mái với thầy cô không chỉ về chuyện học tập mà còn những câu chuyện về cuộc sống sẽ làm mối quan hệ giữa thầy cô trở nên vô cùng khăng khít gắn bó, học sinh sẽ phấn khởi học tập say mê và hơn thế các em biết mình còn có một người bạn- một người anh người chị là người quan tâm đến mình quan trọng là đủ tin tưởng để gửi gắm hết long mình những băn khoăn trăn trở. Vì thế hơn lúc nào hết việc duy trì một mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò để thầy thực sự trở thành người mẹ thứ hai là một điều vô cùng cần thiết. Để làm được điều này cần có một chiếc cầu nối vững chắc xóa bỏ những nghi ngại băn khoăn cũng như kết nối được những tình cảm giữa cô và thầy. Mà chiếc cầu đó không gì khác chính là công tác xã hội trong trường học.