CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
1.1 Các khái niệm
1.1.6 Khái niệm nhân viên CTXH
Nhân viên CTXH là những người được đào tạo một cách chuyên nghiệp về CTXH có bằng cấp chuyên môn. Đó là những cán bộ chuyên gia có khả năng phân tích các vấn đề xã hội, biết tổ chức vận động, giáo dục, biết cách thức hành động nhằm mục đích tối ưu hóa sự thực hiện vai trò chủ thể của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực vào quá trình cải thiện, tăng cường chất lượng sống của cá nhân, nhóm, cộng đồng.
“Nhân viên CTXH chuyên nghiệp không chỉ biết hướng vào các nhóm đối tượng yếu thế nhằm hỗ trợ bảo vệ tăng cường năng lực tự chủ của họ mà còn xây dựng những chương trình giải pháp nhằm bảo vệ xã hội. Người nhân viên CTXH chuyên nghiệp phải là người biết kết hợp chặt chẽ lý thuyết và
thực tiễn, thành thạo các phương pháp và kỹ năng chuyên môn”. [39,tr 60). Nhân viên CTXH sử dụng những kiến thức, kỹ năng cuyên môn được đào tạo để giúp đỡ đối tượng tăng năng lực và quyền lực trong việc giải quyết vấn đề của họ. Đây có thể coi là quá trình nhân viên CTXH giúp đối tượng phát hiện được những khả năng tiềm tàng, những điểm mạnh và năng lực sẵn có của bản thân (cá nhân, gia đình, cộng đồng) và kết nối với các nguồn lực xã hội trong việc tự giải quyết các vấn đề xã hội của mình. Bên cạnh đó một người nhân viên CTXH chuyên nghiệp phải là người có những tri thức, kiến thức lien ngành để phân tích các đặc điểm, trạng thái tâm lý của cá nhân nhằm chuẩn đoán và trị liệu với các nhóm đối tượng trong xã hội.
Nhân viên CTXH là những người được đào tạo về CTXH. Họ sử dụng các kiến thức, kỹ năng CTXH để trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết, thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân giữa cá nhân với môi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội thong qua hoạt động nghiên cứu và thực tiễn (C.Zastrow, 1985).