CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
2.1 Nhận diện những khó khăn học sinh THCS đang gặp phải
2.1.1 Khó khăn về sự thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi dạy thì
Đây là lứa tuổi có sự biến đổi về mặt sinh lý, các em bắt đầu bước vào ngưỡng cửa thay đổi và trưởng thành từ sự biến đổi về mặt sinh lý kéo theo sự khủng hoảng trong tâm sinh lý của các em. Bước vào một ngưỡng cửa thay đổi mà bản thân chưa có chìa khóa trong tay vẫn “dò dẫm” tra từng chìa khóa một, các em luống cuống, bâng khuâng, lo lắng và có đôi khi là sợ hãi.
Bảng 4: Các vấn đề trong khó khăn về việc chăm sóc sức khỏe sinh sản
Khó khăn trên các lĩnh vực Số lượng trả lời %
Thiếu kiến thức, tài liệu 28 24.0
Không biết hỏi ai 58 49.5
Gia đình ngăn cản 10 8.5
Bản thân ngại ngùng xấu hổ 21 18.0
Tổng 117 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát với các em học sinh THCS Lê Hồng Phong)
Nhìn vào bảo số liệu trên ta thấy rằng trong khó khăn về sức khỏe sinh sản thì 49,5% các em cho rằng các em không biết hỏi ai. 24% các em được hỏi trả lời là thiếu kiến thức, 18% các em cảm thấy vì sự ngượng ngùng của mình khiến mình không tìm hiểu về sức khỏe sinh sản và 8.5%các bạn bị sự ngăn cản không cho tìm hiểu về những kiến thức súc khỏe sinh sản từ phía gia đình. Điều này cho thấy rằng với những khó khăn thắc mắc của các em vẫn chưa có một “ai đó” tin cậy để các em chia sẻ, mong muốn tìm kiếm sự giúp đỡ nhưng vẫn chưa có nơi đáp ứng những mong mỏi nguyện vọng của các em. Trong khi chưa có người dẫn đường chỉ lối thì việc tự tìm hiểu các kiến thức thông qua tài liệu sách vở còn nhiều khó khăn do việc thiếu tài liệu, có đến 24% các em chủ động tìm hiểu thông qua sách vở nhưng gặp phải việc thiếu tài liệu:”Em muốn tìm hiểu về những vấn đề thay đổi của mình, có những chuyện em rất thắc mắc nhưng không biết phải hỏi ai, hỏi bố mẹ thì ngại sợ bố mẹ lại mắng em linh tinh hỏi thầy cô thì không bao giờ rồi, thầy cô chỉ hỏi việc học thôi, có khi là chuyện vi phạm kỷ luật. Em tự tìm hiểu lấy thì không biết hỏi ở đâu, thỉnh thoảng có lên mạng nhưng mối trang lại nói một kiểu không biết đâu mà lần. Sách học cũng không có” (Phỏng vấn sâu M học sinh lớp 9). Các em khác thì lại ngại ngùng xấu hổ coi đó là chuyện xấu, hỏi
những chuyện đó thì người khác sẽ đánh giá mình hư. Còn lại 8.5% các em bị gia đình cấm không cho phép tìm hiểu các vấn đề nhạy cảm đó. Tìm hiểu điều này người nghiên cứu có tiến hành phỏng vấn sâu phụ huynh học sinh thì được cho biết rằng họ chỉ muốn coi cái tập trung vào chuyện học hành không muốn con bị phân tán nhất là vấn đề này họ không muốn “vẽ đường cho hươu chạy” nếu cho con tìm hiểu sớm họ cho rằng con dễ tò mò dễ sa ngã. Trong khi đó tại trường thông qua nói chuyện phỏng vấn tìm hiểu sử dụng các kỹ năng của công tác xã hội người nghiên cứu đã nhận thấy có một số trường hợp đã quan hệ tình dục và có 2 trường hợp phải nghỉ học để sinh con do mang thai ngoài ý muốn. Như vậy đối với lứa tuổi này việc thay đổi sinh lý đánh dấu mốc trưởng thành của các em là mốc vô cùng quan trọng thì việc cần thiết để các em hiểu rõ về cơ thể mình về những biến đổi đang xảy đến để các em hiểu biết và có những biện pháp phòng tránh an toàn tránh để lại hậu quả thì chưa được quan tâm xem xét mặc dù ở trường ”Trường cũng tổ chức những buổi nói chuyện về tình bạn, tình yêu giới tính, mở các cuộc tuyên truyền thi đấu nhằm để các em hiểu rõ về sức khỏe sinh sản tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của các em là chưa thể đủ”.( Phỏng vấn sâu cô giáo H). Với bản tính tò mò thích khám phá việc ngăn cản của bố mẹ như một động lực thôi thúc các em càng khiến các em tò mò và muốn tự tìm hiểu, trong khi đó hiện nay các kiến thức sức khỏe sinh sản được phổ biến trên mạng thì trà trộn giữa kiến thức đúng và kiến thức sai mà với lứa tuổi của các em thì chưa thể phân biệt được. Điều này càng cho thấy cần thiết có một “ai đó” có một địa điểm “ nào đó” để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về sức khỏe sinh sản cho các em. “Ai đó” không ai khác phù hợp như một người nhân viên công tác xã hội, “nơi nào đó” không gì khác là một phòng tham vấn học đường hay là phòng công tác xã hội hoạt động trong trường. Bởi khi tiến hành phát phiều điều ước
cho 85 em ngẫu nhiên hai khối 8-9 là hai khối có mong muốn nguyện vọng lớn về tìm hiểu kiến thức sức khỏe sinh sản, rằng em có mong muốn có một chuyên gia giúp đỡ em tìm hiểu giải đáp những thắc của em về kiến thức sức khỏe sinh sản không thì có đến 80 phiếu là rất mong muốn còn lại 5 phiếu là không cần thiết. Điều đó càng cho thấy nhu cầu của các em cần có một chuyên gia có thể trợ giúp cho các em bất cứ lúc nào các em cần. Để các em có thể tìm thấy sự trợ giúp bằng hình thức hỏi đáp trực tiếp 50%, 40% các em lựa chọn phương pháp sinh hoạt nhóm kèm theo giáo cụ trực quan, 10% mong muốn có ai đó thuyết phục cha mẹ để cha mẹ hiểu và đồng ý cho em tìm hiểu.