CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
3.3 Tổ chức các hoạt động hỗ trợ học sinh xác định phương pháp học tập
3.3.1 Thảo luận nhóm, chia sẻ kinh nghiệm học tập bản thân
* Mục đích:
Thảo luận nhóm được tiến hành đầu tiên trong hoạt động trợ giúp các em tìm ra phương pháp học phù hợp. Thảo luận nhóm nhằm mục đích tìm ra các nguyên nhân, các yếu tố, các cách học chưa phù hợp với các em. Từ đó mỗi em có thể nhận biết được những sai phạm của mình trong quá trình học tập do vậy các em dễ dàng có những điều chỉnh để có thể tìm ra một cách học tập mang lại hiệu quả cao cho bản thân. Để việc học với các em không còn khó khăn như trước.
* Cách thức tiến hành:
Cả nhóm tiến hành thảo luận với ba chủ điểm nội dung chính như sau:
Buổi 1 ngày 21/5 :Hoạt động 1 chia sẻ về cách học hiện tại của các em. Chỉ ra những ưu nhược điểm trong các phương pháp học.
Buổi 2 ngày 23/5 :Hoạt động 2 tìm các biện pháp khắc phục những nhược điểm đó.
Buổi 3 ngày 26/5: Hoạt động 3 tìm sự hứng thú trong học tập.
Nhóm thống nhất tiến hành thảo luận ba nội dung chính trên vào ba buổi khác nhau, với mỗi buổi sẽ thảo luận từng nội dung chính sau đó sẽ rút kinh nghiệm đưa ra kế hoạch cho các buổi thảo luận sau.
Buổi 1 ngày 21/5 : Chia sẻ về cách học hiện tại của các em được thực hiện ở buổi thảo luận thứ nhất các em ngồi vòng tròn phân định tính từ người nghiên cứu là điểm đầu phía tay trái bắt đầu là các em nữ phía tay phải là các em nam để người nghiên cứu có thể dễ dàng quan sát. Các em lần lượt chia sẻ về cách học hiện tại của mình, và những yếu tố các em cho rằng vì nó mà làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân các em. Sau khi chia sẻ của mỗi
thành viên, các thành viên trong nhóm sẽ nhóm các cách học của các em tương tự giống nhau thành nhóm nhỏ thong qua việc các em chơi trò vận động “chim tìm tổ” sau khi đã tìm được bạn của mình các em hoán đổi vị trí các thành viên trong nhóm nhỏ ngồi cạnh nhau.
Buổi 1- phần 2: Chỉ ra những ưu khuyết điểm trong phương pháp học hiện tại. Các thành viên trong nhóm nhỏ sẽ cùng nhau làm việc bàn bạc xem sẽ tìm ra điểm yếu, điểm sai trong cách học của các bạn đội còn lại. Các bạn đội còn lại sẽ tìm ra những ưu điểm trong cách học của mình để phản biện. Sau khi phản biện đội nào còn ít khuyết điểm nhất đội đó sẽ dành chiến thắng. Sau khi các em tìm ra được những ưu điểm và hạn chế trong cách học của các bạn trong nhóm thì nhóm kết thúc với bài tập về nhà cho các đội là hãy tìm ra cách khắc phục cho cách học của đội bạn.
Buổi 2: Tìm ra các biện pháp khắc phục những hạn chế trong phương pháp đó. Sau buổi sinh hoạt đầu tiên các em sẽ gặp gỡ buổi sinh hoạt thứ hai, buổi sinh hoạt thứ nhất các em đã được giao bài tập, các đội sẽ lên trình bày lần lượt, các đội khác lắng nghe và bổ sung. Sau khi bổ sung người nghiên cứu sẽ chốt lại các biện pháp nâng cao hiệu quả của các phương pháp học tập của các em. Đồng thời thảo luận chia sẻ các cách tạp sự hứng thú trong học tập.
Buổi 3 ngày 26/5 Hoạt động 3: Tạo sự hứng thú trong học tập
*Mục đích: Tạo cho các em một suy nghĩ quan niệm đúng đắn về việc học của bản thân các em. Từ đấy tìm ra các yếu tố kích thích tạo niềm vui trong học tập. Nội dung này được diễn ra với các hoạt động như:
Hoạt động 1: Xác định nghiêm túc mục đích học tập.
Để các thành viên trong nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi như: Trả lời câu hỏi học làm gì? Học tập có thực sự cần thiết? Lắng nghe chia sẻ của từng thành viên trong nhóm. Để từ đó người nghiên cứu dẫn dắt các em đến với vai trò quan trọng của việc học trong đời sống con người nhất là trong thời kỳ
hiện đại hội nhập như ngày nay thì học tập là con được ngắn nhất để đi đến thành công.
Hoạt động 2: Tạo niềm vui, kích thích học tập.
Chỉ cho các thành viên cách thức để có thể tạo được niềm vui và kích thích để các em có thể học tập bằng một số cách thức như sau:
Thứ nhất đó là việc nghĩ đến một ngày vui vẻ khi đến trường ngay sau khi thức dậy.
Thứ hai là việc sử dụng những từ ngữ một cách tích cực.
Thứ ba là việc tìm cho mình một thú vui một động lực trong học tập Thứ tư là việc biết thưởng cho bản thân mỗi khi có thành tích tốt Hoạt động 3: Chơi trò chơi vận động kết hợp
Mỗi thành viên trong nhóm viết ra 10 cụm từ, 10 câu nói mà em cho là có tác dụng truyền cảm hứng học tập tới cho em rồi đọc trước nhóm.
Kết quả: Hoạt động này đã mang lại hiệu quả cao khi trong quá trình hỗ trợ nhóm khi đã giúp các em có cái nhìn bao quát hơn về việc học tập của mình. Từ việc xác định được mục đích học tập của mình các em đã thay đổi được một số quan niệm ở một số thành viên trong nhóm trước đây rằng các em đang học hộ cha mẹ, học cho cha mẹ vui. Từ việc loại bỏ những quan niệm sai các em đã tìm được động lực học tập cách tạo ra niềm vui, hứng thú học tập. Sau sinh hoạt hỗ trợ các em cũng cảm thấy áp lực phần nào được giảm đi, các em cũng đã biết ứng phó với mỗi hành vi suy nghĩ xấu về một ngày buồn chán tại trường. Trong quá trình sinh hoạt nhóm các em rất sôi nổi nhiệt tình tham gia. Những cảm giác rè dặt ở một số buổi đầu thảo luận nhóm cũng đã qua đi. Các em đã quen dần với cách làm việc nhóm tin tưởng nhóm và chia sẻ. Tuy nhiên do thời gian không nhiều nên mỗi hoạt động diễn ra nhanh, chưa có thời gian để sau mỗi hoạt động sẽ thực hành luôn hoạt động đó.
* Đánh giá hoạt động thảo luận nhóm:
Ở hoạt động 1 sau khi lắng nghe các chia sẻ về cách học của các em, người nghiên cứu đã nhóm các em thành 4 nhóm khác nhau, các nhóm có các thành viên đồng đều về số lượng cũng như các cách học gần giống nhau. Nhóm 1 là những em rất chăm học, luôn làm hết bài tập về nhà, soạn bài theo thời khóa biểu bài hôm nào làm luôn hôm đó Nhóm 2 là những em với cách học thời khóa biểu có những môn gì thì học môn đó trước, các môn trên lớp hôm nay học nếu ngày mai không có thì sẽ học khi nào có thời biểu môn đó. Nhóm 3 là những em với cách học chăm chỉ miệt mài vừa học lại bài trên lớp vừa học những môn thời khóa biểu ngày mai chỉ làm bài tập về nhà không đọc trước bài trước khi môn đó đến, kết quả học tập không cao . Nhóm 4 là những em không tìm ra được niềm vui, hứng thú trong học tập hoặc những em thích học nhưng không biết bắt đầu từ đâu chưa hợp với cách học của cấp học mới. 4 nhóm tuy có sự khác biệt rõ ràng nhưng có điểm chung rằng các em luôn mong muốn mình có thể đạt được điểm cao trong học tập. Chính điều này đã gắn kết các em, cố kết nhóm để nhóm thực hành có thể tiến hành một cách thuận lợi. Chính sự phân nhóm này cũng làm người nghiên cứu hiểu rõ tầm quan trọng của phương pháp học tập đối với không chỉ chất lượng học tập của các em mà nó còn quan trọng đối với tương lai sau này của các em. Có thể nói việc học vẫn là hoạt động chủ yếu ở lứa tuổi này, việc học tập không chỉ quyết định đến sự thành công của em học sinh đó về tri thức mà còn cả về phẩm chất đạo đức của em. Vì vậy không chỉ tìm ra các phương pháp học tốt nhất hỗ trợ các em, làm giảm đi phần nào gánh nặng, áp lực đè nặng của chuyện học hành là việc cần làm hơn lúc này.
Sau khi nhóm nhỏ được phân định rõ ràng các em sẽ lần lượt tranh luận những ưu khuyết điểm của các nhóm. Điều này tuy có làm mâu thuẫn xung đột nảy ra nhưng đã được điều chỉnh kịp thời của người nghiên cứu. Các
em chỉ ra nhược điểm của nhóm 1 rằng tuy cách học đó có ưu điểm rằng rất lô gic người học sẽ nhớ và nắm rõ bài học trên lớp môn đó tránh sự quên lãng đây là cách học được các em đánh giá là cách học hiệu quả nhưng đó cũng có nhược điểm rằng gây ra sự nhàm chán đều đều. Cách học thứ hai tạo ra cho các em tính linh hoạt vừa làm bài trên lớp khi đi học về vừa ôn lại bài hôm sau có những môn đó. Cách học này khá khoa học nhưng việc không đọc trước bài về nhà lại mang tới sự thụ động cho các em ở tiết sau. Hơn thế sự sắp xếp các môn không hợp lý khiến các em cảm thấy áp lực, mệt nhọc khi vừa học bài trên lớp vừa học bài về nhà. Cách học thứ 3 là cách học của các em rất chăm chỉ, nhưng chỉ nắm kiến thức ở mức độ làm bài tập về nhà theo mẫu chưa nắm rõ bản chất nên không mang lại hiệu quả cao trong học tập. Cách học thứ 4 là cách học khác có rất nhiều hạn chế trong cách học này đó là việc các em không tìm được bản chất của các môn học, các em muốn học nhưng luống cuống trong cách để tăng tính hiệu quả trong học tập. Các nhóm đã tìm ra những ưu khuyết điểm trong cách học của bạn. Từ những ưu nhược điểm đó các em đã có những điều chỉnh để tìm ra các biện pháp hỗ trợ khắc phục như: Tập trung nghe giảng trên lớp, chỗ nào chưa hiểu hỏi thầy cô luôn chỗ đó hoặc hỏi các bạn trong lớp đã nắm vững vấn đề đó. Về nhà đọc lại làm bài tập môn đó. Đọc trước bài trước khi đến lớp. gạch chân những chỗ khó hiểu và tập trung chú ý vào những phần đó khi cô giáo giảng….
Nhìn chung hoạt động thảo luận nhóm diễn ra sôi nổi, thu hút được sự chú ý của các em. Hoạt động này diễn ra theo đúng kế hoạch sinh hoạt mà người nghiên cứu đã vạch ra từ trước. Người nghiên cứu đã dự phòng nhiều mâu thuẫn có thể xảy ra khi để các em tranh luận với nhau về những ưu nhược điểm của từng cách học. Cũng như việc phân chia nhóm thành nhiều nhóm nhỏ, tuy vậy nhóm cũng không có nhiều mâu thuẫn tất cả những xung đột nhỏ qua việc trao đổi, thảo luận của các em đã khiến chính các em biết
được những hạn chế trong cách học của mình. Thái độ các em tham gia hoạt động nhóm khá sôi nổi. Lúc đầu nhóm còn trầm, một số em còn nhút nhát nhưng người nghiên cứu đã kích thích sự tham gia của các em bằng cách gây xung đột để các em tự nhận xét về nhau. Cách gây xung đột này đã đạt được hiệu quả như ý muốn của người nghiên cứu. Tuy nhiên trong quá trình diễn ra hoạt động người nghiên cứu cũng đã không tránh khỏi sự lúng túng khi phân nhóm nhỏ cho các em. Làm sao để nhóm có sự đồng đều để một nhóm không trở nên lạc lõng. Cách nhóm nhỏ của người nghiên cứu cũng chưa được hoàn hảo. Nếu có thời gian người nghiên cứu sẽ dung trắc nghiệm với các em thông qua nói chuyện rồi sẽ phân nhòm phù hợp với các em để các em có sự đồng đều về số lượng thành viên cũng điểm giống nhau ở mỗi thành viên tránh sự lộn xộn và một số tranh cãi của một số thành viên khi bị phân nhóm. Từ thảo luận nhóm người nghiên cứu nắm bắt được điểm mạnh điểm yếu của từng em để từ đó dung các biện pháp can thiệp nhóm trợ giúp cho các em.