Hình thức trợ giúp trong nhà trường hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu về hoạt động công tác xã hội trong trường trung học tại hà nam (nghiên cứu trường hợp trường THCS lê hồng phong, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam) (Trang 72 - 76)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

2.3 Hình thức trợ giúp trong nhà trường hiện nay

Những khó khăn của các em khiến cuộc sống của các em không được vui vẻ, mất đi những giá trị tinh thần hồn nhiên vô tư ở tuổi các em. Các em dễ đánh mất mình nếu những hành vi lệch chuẩn không được điều chỉnh ngay. Tại trường THCS Lê Hồng Phong người nghiên cứu đã có những cuộc trao đổi với nhà trường về các biện pháp trợ giúp các em. Thực tế cho thấy giáo viên chủ nhiệm, bí thư đoàn đội và chính cô hiệu trưởng có thể được coi là những người trợ giúp không chuyên nghiệp.

Tìm hiểu qua trao đổi, phỏng vấn một số giáo viên cho chúng tôi nhận xét: nhà trường, thầy cô và gia đình đều biết và nhận thức được các khó khăn tâm lý của học sinh THCS đang gặp phải. Đa số giáo viên cho rằng: “Nhà trường đã trợ giúp học sinh rất nhiều, vì đây là nhiệm vụ giáo dục học sinh, nhưng thực tế chưa được như mong muốn”.

Hàng năm, sau khai giảng các thầy cô giáo trong trường đều được tham gia tập huấn về tư vấn học đường do Phòng giáo dục đào tạo thành phố tổ chức. Thời gian thông thường là một tuần. Với các nội dung như: Nâng cao cách xử lý ứng phó nghiệp vụ sư phạm, các tình huống sư phạm theo hình

thức trao đổi thảo luận thông qua các tình huống giả định, các trò chơi, đóng kịch. Tuy nhiên theo chính phản ảnh của giáo viên thì chất lượng của các cuộc tập huấn này chưa cao. Có nhiều lý do được đưa ra như: người tập huấn là những giáo viên đã được tập huấn ở tỉnh hoặc thành phố về truyền đạt, bản thân những giáo viên đó là những người không chuyên, cũng không được đào tạo các kỹ năng cần thiết để trợ giúp các em mà chỉ thông qua kinh nghiệm bản thân, các nội dung đã được tập huấn và truyền đạt lại, nội dung tập huấn ít sáng tạo, thời gian tập huấn ngắn….: “Nói đến các kỹ năng tư vấn học đường chúng tôi đều rất háo hức muốn được tập huấn tuy nhiên khi đi tập huấn cũng có phần hơi thất vọng so với những gì mình mong đợi. Các nội dung tập huấn ít thay đổi, vẫn theo các mô típ cũ nên bản thân cũng thấy hụt hẫng.” (Phỏng vấn sâu cô N.T.Y).Vậy nên tại trường mặc dù cũng đã có những bước can thiệp đối với các em nhưng nhìn chung vẫn chưa thể đáp ứng.

Một điều đặc biệt tại ngôi trường này đó là đã có một góc tư vấn nhỏ trong phòng cô Hiệu trưởng dành cho các em để các em có thể đề chia sẻ những khó khăn của bản thân. Theo ý kiến của cô Hiệu trưởng góc tư vấn đó được lập ra nhằm mục đích giúp các em học sinh chia sẻ những tâm tư tình cảm nguyện vọng của mình, các giáo viên giảm bớt căng thẳng và các phụ huynh có thể hiểu hơn về tình hình của con em mình cũng như phối hợp thật tốt với nhà trường trong việc dạy dỗ các em. Đối tượng của góc tư vấn không chỉ dành cho học sinh mà còn cả giáo viên trong trường và phụ huynh học sinh đối tượng nào có nhu cầu chia sẻ. Người duy trì hoạt động của góc tư vấn đó chính là cô Hiệu trường. Tuy nhiên với những gì cô Hiệu trưởng kỳ vọng đó là nơi rằng cho tất cả các em học sinh nhưng khi đưa vào hoạt động thì góc tư vấn vẫn chưa thu hút được các em tham gia lý do các em còn ngại, còn rụt rè và tâm lý chung không muốn chia sẻ với giáo viên của mình. Chỉ có các em vi phạm nội quy được mời xuống gặp cô Hiệu trưởng thì các em giãi bày tâm

tư nguyện vọng của bản thân mình. Nên mặc cảm về góc tư vấn đó của các em học sinh rằng chỉ bạn nào cá biệt mới xuống đó khiến cho nhiều em không vi phạm muốn được chia sẻ bản thân, trình bày những tâm tư nguyện vọng của mình trở nên ngại ngùng và các em không xuống góc tư vấn để chia sẻ. Thông qua phỏng vấn sâu một số em đã từng được tham vấn cho biết rằng: “Em cảm thấy thoải mái mối lần xuống góc tư vấn, cô hiệu trưởng chịu lắng nghe em hơn các thầy cô giáo khác. Có lần tâm sự với cô em còn khóc vì biết cô rất quan tâm đến mình và em hiểu ra những việc mình làm là sai để có sửa chữa.” (P.V.S học sinh Ng.T.T học sinh lớp 8). Không chỉ có các em học sinh đã được tư vấn thấy được hiệu quả của góc tư vấn mang lại. Các thầy cô cũng chia sẻ rằng góc tư vấn là nơi gặp gỡ chia sẻ của các cô mỗi khi căng thẳng, làm vơi đi những mệt mỏi phiền muộn, mối quan hệ giữa các thầy cô trở nên khăng khít gắn bó. “ Cô Hiệu trưởng rất tuyệt vời, cô rất hay khi thành lập góc tư vấn này. Bản thân mình là bí thư Đoàn đội mà còn cảm thấy áp lực căng thẳng mỗi khi có học sinh vi phạm nội quy quy định của nhà trường. Có những lúc nóng lên khó kìm chế được bản thân mình để hiểu học sinh nhiều hơn. Cũng nhờ có cuộc trao đổi ba bên được cô Hiệu trưởng sắp xếp hay qua trò chuyện với cô mình có cách nhìn nhận vấn đề tích cực hơn từ đó có cách giải quyết hiệu quả hơn”. ( Phỏng vấn sâu cô giáo Tr. Th. H). Không những giáo viên, học sinh trong trường thấy được hiệu quả góc tư vấn mang lại. Ngay đến phụ huynh học sinh góc tư vấn cũng đã giúp mối quan hệ của cha mẹ với con cái, cha mẹ với thầy cô phần nào cải thiện. “ Bản thân mình là người rất quan tâm tới chuyện học hành của con cái nên khi nghe về con kể rằng cô giáo có những hành vi xấu với con mình thấy rất bức xúc. Mình đã lên trường và định làm cho rõ vấn đề này. Do tính tình cũng nóng nảy nên mình cũng đã có những hành động vô lễ với giáo viên. Nhưng được cô Hiệu trưởng mời chia sẻ nói rõ đầu đuôi câu chuyện mình mới hiểu do con mình vi

phạm sợ mẹ mắng nên đã đổ trách nhiệm lên các cô. Từ đó mình cũng đã có những cách điều chỉnh phù hợp con mình.”.(Phỏng vấn sâu phụ huynh học sinh). Điều đó chứng tỏ rằng các hoạt động của phòng tư vấn cũng đã phần nào mang lại được hiệu quả đạt được mục đích như cô Hiệu trưởng mong muốn. Tuy nhiên với mục đích đối tượng hướng đến của góc tư vấn là toàn bộ học sinh trong trường vẫn chưa đạt được. Hình thức trợ giúp hiện tại chủ yếu là tư vấn. Đối tượng chủ yếu hiện tại vẫn là các em học sinh vi phạm. Trong khi đó trợ giúp học sinh phải là một quá trình lâu dài, trong một số tình huống cần có sự kết hợp nhiều nguồn lực khác nhau như gia đình, nhà trường, xã hội, và chính bản thân các em. Tuy nhiên hiện tại việc trợ giúp các em phần lớn do giáo viên chủ nhiệm đảm trách. Đối với giáo viên cũng có nhiều cô gặp áp lực trong công việc có trao đổi với cô Hiệu trưởng tại góc tư vấn tuy nhiên các cô không bộc lộ hết những suy nghĩ tình cảm thật của mình: “ biết cô Hiệu trưởng là người rất hiểu biết, rất thông cảm với anh chị em cán bộ trong trường tuy nhiên nhiều chuyện vẫn không thể chia sẻ hết được vì dù sao mối quan hệ giứa sếp- và nhân viên còn rất nhiều khoảng cách, chuyện tế nhị nên việc chia sẻ thoải mái là điều khó có thể thực hiện.”Vì thế số lượng giáo viên tham gia chia sẻ thật tại góc tư vấn là ít. Đối với phụ huynh học sinh cô hiệu trưởng đã chia sẻ rằng:” Có rất nhiều học sinh khi vi phạm lỗi gia đình được mời đến gặp Ban giám hiệu, bao nhiêu lỗi lầm của con cái gia đình đổ hết cho nhà trường, thậm chí có phụ huynh còn lớn tiếng rằng tôi đưa con đến trường để các thầy cô giáo dục vậy mà giờ cháu vi phạm lỗi lại gọi gia đình. Thậm chí có một số gia đình thuộc thành phần xã hội đen đã chặn đánh giáo viên khi chỉ nghe một phía từ con cái mình. Chính vì những điều này mà giáo viên có muốn giúp học sinh cũng không thể cố gắng được nhiều giáo viên vì thế cũng thờ ơ, không tham gia can thiệp vào vấn đề của các em nữa. Lúc này mình có mời phụ huynh đến nói chuyện và nhận được sự phản hồi rất

tích cực từ phía các bậc phụ huynh”. Khi phỏng vấn sâu giáo viên chủ nhiệm vệ việc có một người đảm đương việc trợ giúp các em tại trường có cần thiết hay không thì mọi câu trả lời đều là rất cần thiết. Qua tìm hiểu cả hai phía, chúng tôi nhận ra rằng: Nhà trường, thầy cô và gia đình đều có nhận biết và luôn lo lắng trước những khó khăn của HS, song vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mực và điều quan trọng hơn, là chưa có những hình thức trợ giúp phù hợp với khó khăn của các em, với đặc điểm lứa tuổi THCS. Điều đó đang đặt ra một thực tế rằng cần thiết hơn nữa để thành lập một phòng tham vấn công tác xã hội trong trường học và sự cần thiết cần có một nhân viên công tác xã hội tại mỗi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu về hoạt động công tác xã hội trong trường trung học tại hà nam (nghiên cứu trường hợp trường THCS lê hồng phong, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam) (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)