CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
1.1 Các khái niệm
1.1.2 Khái niệm công tác xãhội
Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng ra đời có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Có nhiều cách hiểu khác nhau về công tác xã hội:
Theo từ điển Công tác xã hội (1995); “Công tác xã hội là một khoa học xã hội ứng dụng nhằm giúp con người hoạt động có hiệu quả về mặt tâm lý xã hội và tạo ra những thay đổi trong xã hội để đem lại sự an sinh cao nhất cho con người”. Theo quan niệm của Hiệp hội chuyên gia công tác xã hội Mỹ: Công tác xã hội là một hoạt động chuyên môn nhằm giúp cá nhân, gia đình,
cộng đồng phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội và tạo ra điều kiện xã hội phù hợp để giúp họ thực hiện được mục đích cá nhân.
Theo hiệp hội công tác xã hội thế giới thì công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự phát triển của xã hội thông qua sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng. Công tác xã hội giúp cho con người phát triển đầy đủ, hài hòa và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân. “CTXH thúc đẩu sự thay đổi trong xã hội, thúc đẩy việc giải quyết các vấn đề trong quan hệ giữa con người, trao quyền và giải phóng con người đem lại sự bình yên cho xã hội. vận dụng lý thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội, CTXH can thiệp vào các mặt ở đó con người tác động với môi trường sống của họ. Nguyên tắc về quyền con người và công bằng xã hội là cốt lõi của CTXH. Theo đó CTXH có thể được hiểu là: giúp đỡ các cá nhân, gia đình, nhóm người, cộng đồng và cả xã hội đạt được sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề xã hội và phát triển khả năng giải quyết vấn đề. Công tác xã hội sử dụng khoa học về xã hội và con người để phát triển xã hội, phát triển chiến lược và kế hoạch giải quyết vấn đề can thiệp với mức độ phủ hợp. CTXH luôn xem xét mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh của họ”[20,trg73].
Hiệp hội các nhân viên CTXH chuyên nghiệp của Mỹ xem :”CTXH là hoạt động chuyên nghiệp nhằm giúp đỡ các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng phục hồi hay tăng cường năng lực và chức năng xã hội để tạo ra những điều kiện xã hội cần thiết giúp họ đạt được mục tiêu. CTXH thực hành bao gồm sự ứng dụng các giá trị, nguyên tắc, kỹ thuật của CTXH nhằm giúp con người (cá nhân, gia đình, cộng đồng) tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp tham vấn và trị liệu tâm lý. Nhân viên xã hội cung cấp các dịch vụ xã hội, dịch vụ sức khỏe và tham gia vào tiến trình trợ giúp pháp lý khi cần thiết. Để
có thể thực hiện các hoạt động công tác xã hội trong thực tiễn người nhân viên CTXH đòi hỏi phải có kiến thức về hành vi con người, sự phát triển của con người, các vấn đề xã hội, vấn đề văn hóa và sự tương tác của chúng với nhau”[27,trg5].
Gần đây định nghĩa CTXH ở Việt Nam: “CTXH là một hoạt động có tính phát triển cao dựa trên những phương pháp và nguyên lý đặc biệt với mục đích hỗ trợ các cá nhân, nhóm người, nhóm cộng đồng giải quyết các vấn đề xã hội. Vì thế CTXH có nhiệm vụ là vì hạnh phúc của người dân và bình an của xã hội. Mục tiêu của CTXH là giải quyết các vấn đề hoặc loại bỏ những ngăn cản để con người sống một cuộc sống như mình mong muốn. CTXH hỗ trợ con người với vai trò cá nhân hoặc một phần của gia đình, nhóm người, của cộng đồng đề đạt hoặc nâng cao khả năng giải quyết vấn đề và sự linh hoạt, mềm dẻo trong khi giải quyết vấn đề của cuộc sống tương lai” (26, trg75).
Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về CTXH nhưng chúng ta có thể hiểu CTXH được khẳng định là một khoa học, một hoạt động mang tính chuyên môn chuyên nghiệp và được xã hội thừa nhận là một nghề có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Mục đích của CTXH là can thiệp hỗ trợ cá nhân, gia đình, cộng đồng để giúp tự giải quyết vấn đề, thay đổi về mặt xã hội và tằng cường an sinh xã hội. Giúp mọi người nâng cao năng lực tăng thêm khả năng ứng phó và kỹ năng giải quyết vấn đề khó khăn. Giúp mọi người tìm đến và thu thập các nguồn hỗ trợ qua những quá trình chuyển giao, liên kết, điều động các nguồn và làm công tác biện hộ. vận động để các tổ chức và hệ thống xã hội tăng thêm phần đáp ứng thiết thực với mỗi cá nhân. Các hoạt động can thiệp của nhân viên CTXH đều hướng đến mục tiêu thúc đẩy xã hội, phát triển xã hội. Trong phạm vi rộng hơn CTXH còn chú trọng đến môi trường xã hội trong đó bao gồm cả việc tác động đến cơ chế chính sách có
ảnh hưởng đến con người và cộng đồng. qua đó CTXH theo đuổi mục tiêu vì hạnh phúc cho con người và tiến bộ xã hội. Sứ mạng của ngành CTXH là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu: rào cản trong xã hội, sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội.
Theo Hiệp hội Nhân viên xã hội quốc tế (năm 2000, Canada):
“Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề.”
Trong khái niệm này đã đề cập đến một số khía cạnh của Công tác xã hội: - Nền tảng lý thuyết: về hành vi con người và hệ thống xã hội;
- Cách thức: tương tác vào những điểm giữa con người và môi trường sống;
- Mục đích: thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng quyền lực,; làm cho cuộc sống của người dân thoải mái, dễ chịu hơn;
- Nguyên tắc, giá trị: nhân quyền, công bằng xã hội.