Lý thuyết biến đổi xãhội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu về hoạt động công tác xã hội trong trường trung học tại hà nam (nghiên cứu trường hợp trường THCS lê hồng phong, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam) (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.2.3 Lý thuyết biến đổi xãhội

Xã hội cũng như các thực thể vật chất khác luôn vận động và biến đổi không ngừng về chính trị, văn hóa, kinh tế…. Biến đổi xã hội diễn ra theo nhiều yếu tố khác nhau. Các nhà xã hội học đã khai thác phân tích sự biến đổi xã hội trên nhiều khía cạnh hiện tượng đa dạng, những biến đổi trên quy mô lớn nhỏ, từ cấp độ toàn cầu cho đến cấp độ gia đình, những biến đổi tác động đến giá trị, chuẩn mực, hành vi, quan hệ xã hội…. Các nhà xã hội học đã đưa ra quan điểm của mình về sự biến đổi xã hội [26,tr35]:

Smelser cho rằng biến đổi xã hội là một quá trình “gia tăng giá trị” trong đó một loạt điều kiện hay giai đoạn liên tiếp gắn kết với nhau để tạo ra sự biến đổi xã hội. Herbert Spencer tiếp cận biến đổi xã hội trong sinh học xã hội phát triển nhấn mạnh sự thích ứng nhưng lại qui quá trình biến đổi vào yếu tố gien di truyền của con người, biến đổi xã hội là nhu cầu tất yếu của xã hội loài người. Các nhà sinh học xã hội lập luận rằng con người chúng ta là sản phẩm của hàng triệu năm thích ứng để sinh tồn. Sinh tồn là vấn đề then chốt nếu không nói là mục đích của biến đổi xã hội. Lý thuyết Maxist về biến đổi xã hội ủng hộ hành động tích cực, tập trung vào khả năng mà con người có thể thay đổi hành động của số phận mình thông qua hoạt động chính trị- đấu tranh giai cấp. Nhìn chung các lý thuyết về biến đổi xã hội thế kỷ XIX đã nhìn biến đổi xã hội như là một quá trình tổng thể trong đó mọi phương diện của đời sống đều thay đổi theo. Biến đổi xã hội là một nhu cầu tất yếu của sự

phát triển xã hội và con người phải thích nghi với những biến đổi đó. Trong chừng mực nào đó con người có thể giải thích và tiên lượng được biến đổi xã hội. Chúng ta có thể kiểm soát xã hội theo những chiều hướng mà mình mong muốn.

Đặc điểm của biến đổi xã hội

Biến đổi xã hội là một hiện tượng phổ biến nhưng nó diễn ra không giống nhau giữa các xã hội.

Biến đổi xã hội khác biệt về thời gian và hậu quả.

Biến đổi xã hội vừa có tính kế hoạch vừa có tính phi kế hoạch. Biến đổi xã hội cũng có những quy luật của nó và nó có 5 quy luật. Tính thống nhất giữa sự biến đổi và phát triển kinh tế với sự biến đổi và phát triển của các mặt khác của đời sống xã hội.

Nhu cầu xã hội và hoạt động của con người trong quá trình biến đổi xã hội. Nhu cầu và hoạt động là hai mặt không thể thiếu của con người và cũng là hai mặt không thể tách rời nhau trong đời sống xã hội. Sự tăng lên của hoạt động tỉ lệ thuận với sự tăng lên của nhu cầu. Nhu cầu của con người không ngừng biến đổi và phát triển. Nhu cầu này được đáp ứng thì nhu cầu khác lại được nảy sinh và cao hơn nhu cầu trước đó và như vậy cùng với sự phát triển của nhu cầu thì hoạt động của con người cũng luôn biến đổi và phát triển theo. Do đó các mặt của đời sống xã hội cũng biến đổi và phát triển.

Trong xã hội dù ở giai đoạn nào cũng có những chuẩn mực chung, đây là một điều tất yếu của cộng đồng. Và việc các chuẩn mực này có phù hợp hay không phù hợp cũng ảnh hướng tới sự phát triển xã hội. Vì vậy, ta cần có những thay đổi linh hoạt phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Sự xuất hiện các xu hướng khác nhau trong quá trình biến đổi và phát triển một tất yếu. Sự kế thừa trong biến đổi và phát triển xã hội: sự thay thế xã hội cũ bằng xã hội mới diễn ra theo một quy luật nhất đinh. Cái mới luôn nảy

sinh trong lòng cái cũ và dần thay thế cái cũ. Đây là một quy luật tất yếu của sự biến đổi xã hội.

Vận dụng lý thuyết biến đổi vào đề tài nghiên cứu chúng ta thấy rằng: Biến đổi xã hội là một vấn đề tất yếu trong đời sống xã hội. Sự phát triển của kinh tế xã hội, quá trình đô thị hóa nhanh đã đem lại những mặt tích cực nhưng bên cạnh đó nó kéo theo những biến đổi về mặt xã hội: số người thất nghiệp, thiếu việc làm ngày càng tăng, bệnh tật, mại dâm, ma túy, khủng hoảng gia đình, người già cô đơn không nơi nương tựa ngày càng nhiều… Nhất là với môi trường trường học có biết bao cạm bẫy đến với các em- thế hệ tương lai còn non nớt trong suy nghĩ và thiếu kinh nghiệm đời sống.Con người chúng ta trong một chừng mực nhất định có thể kiểm soát được những biến đổi xã hội. Con người muốn tồn tại và phát triển buộc phải thích nghi với điều kiện hoàn cảnh. Vì vậy CTXH với chức năng vai trò của mình ra đời đáp ứng nhu cầu của xã hội, hạn chế những hậu quả tiêu cực cùng với quá trình phát triển biến đổi xã hội. CTXH có vai trò quan trọng điều hòa xã mối quan hệ xã hội, phát triển một xã hội công bằng, bình đẳng. Sự ra đời và phát triển của CTXH là tất yếu đáp ứng nhu cầu đời sống của con người và sự biến đổi xuất hiện ngày càng nhiều vấn đề trong xã hội ngày nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu về hoạt động công tác xã hội trong trường trung học tại hà nam (nghiên cứu trường hợp trường THCS lê hồng phong, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam) (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)