Trước năm 1975: Thơ nhuốm màu khói lửa, đau khổ, lưu ly

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần vạn giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 25 - 26)

5. Cấu trúc luận văn

1.2 Quá trình sáng tác và quan niệm thơ của Trần Vạn Giã

1.2.3.1 Trước năm 1975: Thơ nhuốm màu khói lửa, đau khổ, lưu ly

Trần Vạn Giã bắt đầu sáng tác và có thơ đăng ở các tạp chí từ trước năm 1975. Đó là thời chinh chiến, quê hương ly tan, sự chết chóc đã trở thành nỗi ám ảnh của mỗi con người. Thơ thể hiện sự khổ đau, u hận của nhà thơ và tha nhân do bị đẩy vào cuộc chiến. Sự tan hoang chết chóc trên quê hương khói lửa đã đi vào thơ Trần Vạn Giã. Thơ ông không từ chối việc miêu tả, trình bày thực trạng trên quê hương. Thơ phải nói lên tiếng nói về sự thương khổ của quê hương. Số phận con người không thể tách rời khỏi số phận của quê hương. “Tôi đã viết về chính nỗi đau của

mình bởi tôi có thể sẽ là nạn nhân của cuộc chiến” (Trần Vạn Giã trả lời phỏng vấn

về Quan niệm thơ, ngày 7 tháng 12 năm 2016).

Tuổi xuân giờ đã phai tàn Thương em nhớ mẹ cung đàn vỡ đôi

Quê ơi đường cũ xa xôi

Chắc tôi xương trắng trên đồi không tên

(Ghi hồi bị đày đi lao công đào binh ở rừng tây nam Huế, 14, tr. 30). Sự thống khổ của một cá nhân thời chinh chiến chính là có thể bị bắt bớ, tù đày, phải lẩn trốn, bị đày đi lao công đào binh. Thơ là nhật ký về thân phận, về sự chìm nổi, về nỗi đau tinh thần của con người trong chiến tranh. Chiến tranh không chỉ làm cho con người đau đớn mà còn làm bế tắc, cuồng dư. Sự cuồng dư này có thể xem như một phản ứng, một chấn thương tâm lý. Hình ảnh một nhà thơ trẻ bất cần đời, coi thường công danh, xem đời là hư huyền, muốn tìm về tịch liêu:

Lạy trời tôi luộc cọng rau Bu quanh đời sống chỗ ngồi mai sau

Thì ra công tướng khanh hầu Thoảng như mây khói trên đồi tịch dương

(Thoảng như mây khói trên đồi tịch dương, 17, tr. 11). Thơ là ký ức, là suy niệm, là thân phận của người chứng kiến trong thời khói lửa, đau khổ, lưu ly. Do đó trước năm 1975, thơ Trần Vạn Giã và những nhà thơ cùng chí hướng không nói đến sự ngọt ngào của tình yêu, vẻ đẹp của ánh trăng hiền

hay sự rạng rỡ của ánh bình minh. . “Thơ chỉ còn và cần phải day dứt về số phận của quê hương, của nhân sinh và của cuộc đời đau khổ của chính mình. Thơ không rời xa số phận quê hương và con người là thế”(41, tr. 1).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần vạn giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)