Biểu tượng “gió”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần vạn giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 62 - 64)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.3 Biểu tượng trong thơ Trần Vạn Giã

3.1.3.1 Biểu tượng “gió”

“Gió” là một biểu tượng đặc sắc trong thơ Trần Vạn Giã. Khảo sát trên 11 tập thơ đã xuất bản của ông, “gió” xuất hiện tới 234 lần, điều đặc biệt hơn là “gió” xuất hiện ở tất cả các tập thơ. Trong đó, hình ảnh này xuất hiện nhiều nhất ở tập thơ “Mạch nguồn thơ vẫn chảy trong lòng xứ sở” ( 58 lần); “Gió cuối ngày tháng chạp” (32 lần); “Dòng sông không chịu nỗi buồn” (31 lần); “Tình yêu đẹp như bài thơ” (28 lần); “Gió đưa khói bếp lên trời” (19 lần). Nó như một biểu tượng sâu sắc cho hồn thơ Trần Vạn Giã, điều này lý giải vì sao nhiều tập thơ ông lấy tên biểu tượng này để khái quát cho nội dung, tư tưởng của cả một hành trình sáng tác. Gió trong thơ Trần Vạn Giã không chỉ là những ngọn gió nhẹ, mà là những ngọn gió mong manh từng thổi bao đời cát đã bay trên đồi. Nhà thơ muốn nói đến dải đất duyên hải

miền Trung, nơi có những cơn gió cuốn từng đợt cát trắng lóa thủy tinh, bay nhẹ nhàng như làn mây mỏng và bồi lên thành gò, thành đồi trải như vô tận.

Gió mong manh, nhẹ nhàng; chỉ là sự thoảng qua vì thế có thể tan biến bất cứ lúc nào, nhà thơ dùng biểu đạt những cảm xúc tinh tế:

Đêm tắt vì sao gió cát mịt mờ

Đã bao nhiêu đống rác có xác người.

(Bài sơ thảo nơi tôi đã sốngTrường ca, 9, tr. 48) Với tâm thế một người xa quê trở về, nhà thơ luôn khao khát lần tìm quá khứ. Ngọn gió may và những đồi cát trắng tinh đã giúp ông mở những ngăn ô kỷ niệm:

Hình như trong gió có lời Ru tôi tìm lại một thời cỏ no”

Lời ru nhắc về một thời cỏ non, thời thanh xuân tươi đẹp của đời người, mà mỗi khi nhớ đến tâm hồn lại không khỏi xao động. Đồng thời, nhà thơ trở về quê hương cũng mang trong mình tâm trạng cô đơn và nỗi buồn dịu ngọt. Phải là một người yêu quê hương, gắn bó với quê hương sâu nặng đến mức nào mới có được sự chiêm nghiệm sâu sắc đến thế!

Tuy nhiên, biểu tượng “gió” trong thơ Trần Vạn Giã còn để gợi tả những cảm giác khác, đó là cảm giác nao nao đến lạnh người, trong đêm nó là tín hiệu của sự chết chóc trong xóm làng. “Gió” trong thơ ông có những ý vị riêng, đôi khi nó còn có thể nhận biết và được tác giả gọi bằng cái tên quen thuộc “Gió Tu Bông”, đi xa là nhớ: “ Nhớ gió Tu Bông/ Và ca dao rót vào mênh mông/ Muốn sống được làm người/ Đồng bào ơi” (Bài sơ thảo nơi tôi đã sống, Trường ca, 9, tr. 49). Ta còn phát hiện ra những cách diễn đạt vô cùng mới mẻ nữa:

Gió bấc vô tư lành mạnh thổi qua Trang thơ mỏng ướt nhòe ly rượu gạo.

(Nhà thơ không nuôi nổi nhà nghèo, 16, tr. 86) Hay:

Nam non gió lạnh mông mênh Gió không nối được hai bên bến bờ

Đó là những phút rối bời của nhà thơ, người ta vẫn thường nói “lời gió bay”; nhà thơ cũng dung ý thơ đó là diễn tả cảm xúc của con người. “Gió” nhiều khi như một lời dự đoán về những chuyện đã và đang, sắp xảy ra, trong nhiều trang thơ ta bắt gặp những câu thơ như “Gió chiều nay”, “Năm Căn gió thổi mù trời”, “Heo may gió thổi ven bờ”, “Gió heo may như đầu tháng Chạp”, “Gió chiều thổi ngược bờ sông” và sau đó là nhà thơ kể chuyện đời. Trần Vạn Giã khai thác triệt tính hiệu quả của biểu tượng gió khiến cho ý thơ vừa mới lạ lại vừa đạt được những sự rung cảm tinh tế:

Anh như ngọn cỏ ven đường Ngã theo ngọn gió vô thường thế thôi.

(Tình khúc bên sông, 16, tr. 44)

Đó chính là sự vô thường trong cuộc sống. Đôi khi, “gió” chẳng là cái gì cả, cũng chỉ là một thứ bình thường trong tự nhiên, vậy mà con người lại nhìn thấy hình bóng mình trong đó. Cũng có lúc, nhà thơ gọi “gió” bằng cả tiếng tiếng lòng của mình:

Hay là tôi trở về nhà gọi gió

Để thổi qua thơ một chút hương thừa.

(Không thoát khỏi đàn bà, 18, tr. 108) Biểu tượng “gió” có sức gợi chứa nhiều nội dung, nó biểu tượng cho hồn thơ Trần Vạn Giã. Sinh ra ở Tu Bông đầy nắng gió, có lẽ đã từ lâu hình ảnh ấy ăn sâu vào tiềm thức của nhà thơ, để mỗi khi cầm bút và viết, điều gợi ra trong đầu nhà thơ vẫn là quê hương mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần vạn giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 62 - 64)