Cái tôi giản dị, mộc mạc, chân thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần vạn giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 56 - 61)

5. Cấu trúc luận văn

2.2 Cái tôi trữ tình trong thơ Trần Vạn Giã

2.2.2.5 Cái tôi giản dị, mộc mạc, chân thành

Với những tập thơ lục bát sau này, Trần Vạn Giã được thể hiện hết tình yêu của mình với con người, quê hương và với dân tộc. Lục bát Trần Vạn Giã cho ta thấy được cả điệu hồn quê hương, xứ sở, đó là những bài thơ ca ngợi tinh thần dân tộc, cả những bài đối thoại, chiêm nghiệm của chính nhà thơ.

“Thơ lục bát dễ làm nhưng khó hay!”. Bùi Chí Vinh có viết lời giới thiệu về

tập thơ Lục bát Trần Vạn Giã như sau: “Thơ lục bát nước ta nhiều lắm. Lục bát đã biến thành truyền khẩu, thành giai thoại dân gian, thành hò vè, ca dao xưng tụng hoặc châm biếm lẫn nhau. Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du thuộc lòng lục bát bác học và truyện Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu thuộc dạng bình dân phổ cập. Thơ lục bát cũng như kiếm pháp võ lâm, rất dễ làm, dễ thuộc nhưng để dễ hay thì đếm trên đầu ngón tay… Vì vậy một thi sỹ muốn múa “lục bát” đọ kiếm với tiền nhân phải tự

lượng sức mình, phải có lá gan… liều mạng”.[12, tr. 7] Ông cũng nhận định rằng,

Trần Vạn Giã chính là người có lá gan liều mạng, và muốn tiếp lời những dòng “sáu tám” của Huy Cận, Nguyễn Bính, Bùi Giáng,…

Cuộc đời của nhà thơ cũng ba chìm bảy nổi với nước non, Trần Vạn Giã luôn mang một khát vọng lớn lao mênh mang. Những vần thơ lục bát của ông đã giãi bày tự nhiên nhưng cảm xúc chân thành, bình dị. Có khi là sự đúc kết những trải nghiệm, bài học rút ra từ cuộc đời và thân phận nhà thơ. Đó là những rung động tinh tế, có sự chắt lọc và tìm tòi trên con đường phát hiện ra những “cái mới” về con người và cuộc sống xung quanh. Cũng có khi là những vần thơ tự trào, tác giả dành tặng cho riêng mình:

Vẫn là cánh sắn là giang Vẫn rau tên gọi “tập tàng” nấu canh

Vẫn tình như thủa tóc xanh Vẫn chai rượu quí để dành bạn thơ (…)

(Ở Đất Sét nửa đêm thức giấc nhớ bạn thơ, 12, tr. 9)

Bài thơ chỉ vỏn vẹn có 12 câu mà điệp khúc “vẫn” gây ấn tượng sâu sắc. Như thể hiện một phần tính cách của nhà thơ, “vẫn” là sự mãi mãi, không có gì thay đổi – từ cảnh vật cho tới tình cảm của con người, cũng có những ẩn kín mà nhà thơ giấu cho riêng mình. Trần Vạn Giã là người luôn có sự tìm tòi, học hỏi và sáng tạo nên thơ ông có những sự cách tân riêng. Ngôn từ và tứ thơ đạt sự phong phú và tinh tế, trong bài thơ :

Cõng câu lục bát rong chơi Giang hồ tứ chiếng một thời trải qua

Cụng ly với những đại ca

Xâm mình với những giặc già ham vui Lỡ chơi nên thí mạng cùi

Đạp qua thế sự ngược xuôi dòng đời (…)

(Ở núi làm thơ gửi người chịu chơi, 12, tr. 16) Đọc thơ ta thấy cái đằm thắm, tự nhiên; không có chút khoa trương, gắng gượng “làm mới” thơ. Cuộc đời xuôi ngược, bao nhiêu đắng cay, gian khổ đã từng trải qua, khi về nhà cũng phải biết hưởng thụ và “ham vui”; nhiều khi cũng phải “chịu chơi” cho bằng bạn bằng bè. Đó là những câu lục bát vui tươi, ý tứ mà cũng vô cùng sâu sắc; câu thơ cuối như một sự thả trôi dòng đời, hướng con người với cuộc sống ngay trước mắt. Hình ảnh người lao động hiện lên trong thờ ông với cuộc

sống mưu sinh vất vả, người đợi đò trong “Đoản khúc đợi đò ngang” – hiu hắt, cô độc, vò võ một mình với “sương khuya gió lạnh”:

Đêm nay gió thổi bờ sông

Một người ngồi dưới đèn chong đợi đò Lùm cây chao động cánh cò

Sương khuya gió lạnh: ơi đò ở đâu? [12, tr. 47] Hoặc cũng có lúc thật bi tráng:

Một đời là gió quê hương

Là tôi đất những dọc đường ngược xuôi Đôi khi là cỏ ngậm ngùi

Vỗ tay mà khóc vỗ đùi mà khinh

Những vấn nạn to tát của đời sống, những tư tưởng cao siêu qua “Lục Bát” Trần Vạn Giã cũng hóa đơn giản, cũng nhẹ nhàng len vào hồn người, để lại những dấu ấn khắc khoải sâu đậm:

Chúng sinh trên mặt đất này Kính lạy Chúa, Phật có cay đắng lòng

Cong lưng mà gánh với gồng Vàng thau lẫn lộn chơi ngông chọc trời

… Hận đời xâm cái dao găm Ta tin bạn chẳng đâm nhầm câu thơ

Từ ngàn xưa đến bây giờ

Đồng tiền vàng đã làm khờ thế gian

(Ký ức tìm vàng năm 1979, 12, tr. 29) Đó là những trải nghiệm có thực chứng, là những cảm xúc chân thật bình dị mà không hề khô khan. Nhà thơ một lần nữa khẳng định chân lý sống “khinh bả phù vinh”. Đôi khi là những cuộc gặp mặt bạn cũ, nhà thơ nâng niu và ghi lại:

Bạn văn râu tóc phong sương Dắt câu thơ dạo phố phường với ta

Lên đây hai đứa không nhà Lạc câu thơ ở sân ga Sài Gòn

Giá như trái đất không tròn Sá gì nước chảy đá mòn. Phải không?

Đã từng chin núi mười sông

Đã từng lận đận lên “ông” xuống “thằng”.

(Đối diện với Mặc Tuyển ở Sài Gòn, 12, tr . 37) Bên cạnh những bài thơ “trần trụi mà quyết liệt”, lục bát Trần Vạn Giã còn mang nhiều âm sắc êm đềm, man mác; làm xuyến xao lòng người từ những cảm nhận rất mới mà ta có thể gặp bất kỳ ở đâu đó trong cuộc sống:

Thế là ngày tháng qua mau Trúc vàng đứng ở ngõ sau thêm vàng

Ngoài trời đang nhuốm thu sang Hiu hiu gió thổi hồn làng trang thơ”.

(Hồn làng, 12, tr. 48)

Bài thơ “Chiêm bao gặp Đỗ Phủ đi chợ bán thơ” được xếp bào cuối tập thơ lại là một bài thơ tiêu biểu nhất cho Lục Bát Trần Vạn Giã. Có mùi vị ngậm ngùi, đắng cay, chua xót nhưng không hề bi lụy. Ngược lại, đã vang lên lời ca khái trí tin tưởng ở thi ca, ở cuộc sống ngàn đời vẫn được trân trọng, yêu quý:

Nhà thơ đi chợ bán thơ Để tìm hạt gạo trong tờ tiền rơi

Ngâm thơ mà đắng từng lời Rao thơ mà đắng trong thời hàn vi

Hồn thơ xuôi ngược sá gì Vương triều sụp đổ danh sĩ còn

Bán thơ mua gạo nuôi con

Chuyện xưa Đỗ Phủ vẫn còn chiêm bao. [12, tr. 76]

Lục Bát Trần Vạn Giã có cái mong manh, dễ vỡ; cũng có cái chắc nịch bền vững, có cái trong trẻo thơ mộng, và tất nhiên – cũng có cái khô cằn, thô kệch; nghĩa là mọi thứ hiện hữu trên đời này đều có thể xuất hiện trong thơ ông dù chỉ là một khoảnh khắc hay từng phút, từng giây. Tất cả những ghi nhận ấy, xúc cảm ấy, đều được nhà thơ phô bày chân thực.

Tiểu kết:

Cảm hứng chủ đạo trong Trần Vạn Giã đó là cảm hứng về quê hương, đất nước. Trong đó, cảm hứng về gia đình, quê hương, đất nước luôn là một nội dung xuyên suốt quá trình sáng tác của nhà thơ Trần Vạn Giã. Xuất phát sự đồng điệu, thấu hiểu sâu sắc con người và được chứng kiến từng sự thay đổi trên quê hương, nhà thơ có những cảm xúc dạt dào, chân thành khi viết về quê hương, con người. Tình yêu trong thơ Trần Vạn Giã được thể hiện rất mộc mạc và tinh tế với đủ các cung bậc cảm xúc. Đó là những rung cảm của nhà thơ với cuộc đời và con người nên có nhiều chủ đề đa dạng như tình yêu gia đình, tình yêu quê hương, tình yêu nam nữ và có khi đó là tình cảm bạn bè. Ông dành nhiều tâm huyết và thời gian để viết về những trăn trở trên mảnh đất quê hương. Đọc thơ ông, ta thấy được sự chân thành, mộc mạc và thẳng thắn; điều này khiến cho thơ dễ đi vào lòng người và tạo một ấn tượng sâu đậm trong thơ.

Đối với phong trào thơ mới, sự thể hiện cái tôi trữ tình chiếm lĩnh hàng đầu, cái tôi ấy giãi bày mọi tâm tư và sẵn sàng đối thoại với độc giả. Bất cứ tứ thơ trữ tình nào cũng dựa trên sự rung động của chủ thể trữ tình, để từ đó thơ mang thân phận và những cá tính riêng. Trước 1975, thơ Trần Vạn Giã thường trực với nỗi đau trên quê hương. Thơ phản ánh hiện thực và là tiếng nói về sự thương khổ con người. Số phận con người không thể tách rời khỏi số phận của quê hương. Nhà thơ đã viết về chính nỗi đau của mình và cảm nhận được sự khốc liệt của hoàn cảnh. Sau năm 1975, thơ Trần Vạn Giã cùng quê hương trên con đường tìm kiếm hạnh phúc. Thơ tích cực đề cập đến mọi vấn đề trong cuộc sống, cuộc đời. Thơ không chỉ mang giá trị nhân đạo, mang tiếng nói yêu thương con người mà còn phản ánh những số phận kém may mắn, sự bất hạnh và dối trá của con người. Hình ảnh, giọng điệu trong thơ ông sau 1975 tươi tắn, đẹp đẽ hơn, nhưng vẫn có những tâm sự u buồn.

Nhìn chung, thơ của Trần Vạn Giã là sự biểu hiện cái riêng tư, nội tâm, thân phận cá nhân. Thơ chính là tiếng nói tiếng nói nâng đỡ, chia sẻ với tha nhân, cuộc đời. Ông đề cao những cảm xúc chân thực, viết thơ là để thể hiện những rung cảm tinh tế của cõi lòng về quê hương nhân sinh và đặc biệt là về thế giới đầy uẩn khúc bên trong của con người.

Chƣơng 3: BIỂU TƢỢNG VÀ NGÔN NGỮ TRONG THƠ TRẦN VẠN GIÃ

3.1 Biểu tƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần vạn giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)