Sau năm 1975: Thơ gần gũi với tha nhân, với cuộc đời, giãi bày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần vạn giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 26 - 29)

5. Cấu trúc luận văn

1.2 Quá trình sáng tác và quan niệm thơ của Trần Vạn Giã

1.2.3.2 Sau năm 1975: Thơ gần gũi với tha nhân, với cuộc đời, giãi bày

những uẩn khúc bên trong của con người.

Sau năm 1975, thơ Trần Vạn Giã đồng hành cùng đất nước, quê hương trên con đường tìm kiếm hạnh phúc. Tuy nhiên, thơ không được quên những chủ đề muôn thuở. Đó có thể là sự kém may mắn, sự bất hạnh, dối trá của con người... Do vậy, thơ cũng cần mang giá trị nhân đạo, mang tiếng nói yêu thương con người. Đặc biệt, thơ ông sau năm 1975 đã nói đến một chủ đề bất tử khác của thi ca, đó là tình yêu. Tình yêu của thơ Trần Vạn Giã thường đau khổ, ly tan, gắn liền với tự sự về cuộc đời riêng và thân phận quê hương:

Trăng nghiêng nghiêng xuống lời thề Chiến tranh biết có ngày về hay không

Bây giờ tìm lại nguồn sông : Em - Câu hát cũ phiêu bồng nơi đâu

Bây giờ tóc bạc mái đầu

Theo dòng năm tháng dãi dầu biết bao Biết thương từ những ánh sao Để dư hương cũ rơi vào trong thơ.

(Dư hương ngày cũ, 9, tr. 80)

Dẫu vậy, cuộc đời nhà thơ, suy tư của nhà thơ, những hoạn nạn trong đời ông, cái nghèo, sự phân biệt đối xử, những mặc cảm số phận của cá nhân nhà thơ vẫn luôn là những vấn đề luôn được đề cập. Không phải chỉ có ca ngợi, tán tụng cao siêu mới là thơ hay về quê hương, đất nước. Hình ảnh đất nước trong Trần Vạn Giã có khi chỉ là ngọn cỏ ven đường, là chiếc nón cời của mẹ, là hàng cau, nương đồi, là mùi bã mía... Người ta yêu quý quê hương mình có thể chỉ bằng những điều dung dị như vậy. Khác với hình ảnh và giọng điệu thơ về quê

hương trong thơ Trần Vạn Giã trước 1975; hình ảnh, giọng điệu trong thơ ông sau 1975 tươi tắn, đẹp đẽ, có gam màu sáng hơn, dù không phải không có những tình tự u buồn.

Cũng sau 1975, thơ Trần Vạn Giã đề cập đến mọi vấn đề trong cuộc sống và cuộc đời con người. Trong khổ đau đời mình và để tìm kiếm nguồn thi liệu mới, thơ ông tìm đến tôn giáo. Kinh Thánh và tôn giáo giúp nhà thơ biết san sẻ, yêu thương tha nhân hơn. Đặc biệt các chuyện kể, các điển tích trong Kinh Thánh đã làm cho thơ Trần Vạn Giã thêm hàm súc. Thi ca gần gũi với tôn giáo. Đó là bởi chúng có chung tiếng nói thương yêu, mỹ hóa con người, giúp cho con người thêm thánh thiện. Thi ca và tôn giáo là những ngôi đền thiêng của nhân loại.

Tiểu kết:

Tư duy thơ chính là phương thức nhận thức và biểu lộ tình cảm của con người. Nó là sự biểu hiện của cái tôi trữ tình, cái tôi cảm xúc, cái tôi đang tư duy. Cái tôi trữ tình trong thơ Trần Vạn Giã chịu sự chi phối của bối cảnh lịch sử và phương pháp tư duy của thời đại. Là một nhà thơ sống và sáng tác hai giai đoạn trước và sau năm 1975 nên ở mỗi chặng đường thơ Trần Vạn Giã để lại những dấu ấn khác nhau. Trước năm 1975, nhà thơ sống những tháng ngày dằn vặt, chứng kiến sự chia li, tang tóc trên mảnh đất quê hương nên thơ ông giai đoạn này khó tránh khỏi sự bi lụy, yếm thế. Sau năm 1975, thơ Trần Vạn Giã đồng hành cùng quê hương, đất nước trên con đường kiếm tìm hạnh phúc. Ông không quên quan tâm đến những cảnh đời bất hạnh, kém may mắn hay sự dối trá của con người.

Thơ Trần Vạn Giã là sự biểu hiện cái riêng tư, nội tâm, thân phận cá nhân. Thơ chính là tiếng nói nâng đỡ, chia sẻ với tha nhân, cuộc đời. Và nói gì thì nói, số phận của quê hương, đất nước không thể vắng mặt trong thơ Trần Vạn Giã. Thơ ông cũng mang giá trị tư tưởng và nghệ thuật, trình bày những cảm xúc chân thật, thể hiện rung động của nhà thơ trước hiện thực, con người, tha nhân. Vì vậy thơ thể hiện cảm xúc chân thực và nói được những rung cảm tinh tế của cõi lòng về quê hương, nhân sinh và đặc biệt là về thế giới bên trong đầy uẩn khúc của nhà thơ.

Chƣơng 2: CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ TRẦN VẠN GIÃ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần vạn giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)