Trước 1975: Cái tôi thường trực với nỗi đau trên quê hương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần vạn giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 47 - 49)

5. Cấu trúc luận văn

2.2 Cái tôi trữ tình trong thơ Trần Vạn Giã

2.2.2.1 Trước 1975: Cái tôi thường trực với nỗi đau trên quê hương

Những ẩn ức, bi lụy, bất lực trước thực tại, thể hiện nỗi đau khi chứng kiến cảnh chiến tranh phân li, con người bị đọa đày (Phần 2 – tập “Hồn chữ”). Chứng kiến nỗi đau của mỗi gia đình, của làng xóm trong thời chiến nhà thơ thêm sự day dứt, dồn nén thật nhiều trên những trang thơ. “Đi trong rừng biểu ngữ”, “Miên ca

hòa bình” bộc lộ đời tư, nhà thơ đặt ra những câu hỏi “Cuộc đời mình sẽ đi về đâu? Số phận mình sẽ ra sao?”.

Đó là thời chinh chiến, quê hương chịu nhiều thương đau. Ở miền Nam Việt Nam, mọi thanh niên đều bị buộc phải cầm súng. Thơ nói đến sự khổ đau, u hận của nhà thơ và tha nhân do bị đẩy vào cuộc chiến và thơ cũng được dùng để trình bày sự tang tóc trên quê hương. Thơ được đăng trên tạp chí Trình bày (số 35 - 37, 15-2- 1972), sau đó được lại trong tập thơ Gió đưa khói bếp lên trời (2004):

Bom rơi núi nát rừng tan Khác chi cảnh ở đất làng của ta

Đêm nay pháo dội tầm xa

Nản lòng buông súng, nhớ nhà đào binh ….

Mỹ xua vào cuộc chiến tranh Tôi không làm chốt qua ranh cuộc cờ.

(Vào cuộc chiến tranh buồn, 9, tr. 29)

Sự tan hoang chết chóc trên quê hương khói lửa đã đi vào thơ. Thơ không thể từ chối việc miêu tả, trình bày thực trạng trên quê hương. Thơ phải nói lên tiếng nói về sự thương khổ của quê hương. Số phận con người không thể tách rời khỏi số phận của quê hương. Nhà thơ đã viết về chính nỗi đau của mình và cảm nhận được sự khốc liệt của hoàn cảnh:

Ngồi nhai từng miếng cơm tù Tường cao ngàn kiếp tối mù nhân sinh

Quanh tôi rận chí tanh rình Trong tôi ngày tháng cực hình chưa qua

Nhớ em và nhớ quê xa

Cơm khô trộn bắp nắm cà còn không.

(Cơm tù, 9, tr. 37)

đớn mà còn làm người ta cảm thấy bế tắc, cuồng dư. Sự cuồng dư này có thể xem như một phản ứng, một chấn thương tâm lý. Có thể thấy hình ảnh một nhà thơ trẻ bất cần đời, coi thường công danh, xem đời là hư huyền, muốn tìm về tịch liêu, Lão Trang, tôn giáo, thiền định để có phương tiện giải thoát:

Lạy trời tôi luộc cọng rau Bu quanh đời sống chỗ ngồi mai sau

Thì ra công tướng khanh hầu

Thoảng như mây khói trên đồi tịch dương.

(Thoảng như mây khói trên đồi tịch dương, 17, tr. 11) Thơ do vậy, là ký ức, là suy niệm, là thân phận của người chứng kiến trong thời khói lửa, đau khổ, lưu ly. Do đó trước năm 1975, Trần Vạn Giã và những nhà thơ cùng chí hướng không nói đến sự ngọt ngào của tình yêu, vẻ đẹp của ánh trăng hiền hay sự rạng rỡ của ánh bình minh. Thơ chỉ còn và cần phải day dứt về số phận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần vạn giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)