Cái tôi đằm thắm, chân thành trong tình yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần vạn giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 51 - 54)

5. Cấu trúc luận văn

2.2 Cái tôi trữ tình trong thơ Trần Vạn Giã

2.2.2.3 Cái tôi đằm thắm, chân thành trong tình yêu

Đó là cái tôi nhớ nhung người yêu ở phương xa mà ngày cũng như đêm đều tha thiết, mòn mỏi đến chung thủy. Cả đến khi viết về tình yêu, những câu thơ của ông cũng ngọt ngào theo những tình tiết đậm nét chân quê. Đó là tình yêu sinh ra trong bom đạn, căm thù nhưng vẫn xiết bao yêu thương, nồng cháy, không vị kỉ mà vẫn thiết tha đến nao lòng, để rồi phải trải qua bao nhiêu đau khổ, đắng cay của cuộc đời “anh vẫn đang chờ”…

Anh đang chờ

Em mang tin về mùa gặt mới

Dù đứng bên bờ trường giang hay băng qua cánh đồng cỏ cháy Hay đứng trên đô – thị miền Nam

Ta vẫn nung đều nhịp tim đi tới Chiều nay cuối trời quê hương Lòng trải xanh niềm hy vọng Sao em chưa về

Ngồi bên nhau đun lửa tình người

(Đang chờ, 14, tr. 55 - 56)

Với 11 tập thơ được xuất bản và những địa danh của sông, suối, núi đồi, ruộng đồng… hầu hết trong các tập thơ của ông đều có hình bóng quê nhà mình. Đâu chỉ có thế, với giọng thơ đầy cảm xúc, nhà thơ đã đưa người đọc đến với quê nhà của mình bằng những hình ảnh dung dị nhưng khó quên. Bữa cơm chiều, giản dị, mộc mạc đến ấm lòng. Đó là bữa cơm đoàn tụ, là hạnh phúc trong đời nhà thơ. “Chiếc đũa so le” gợi nên sự thiếu thốn lớn về vật chất, nhà thơ lấy đó để nhắc nhở mình không được quên những đắng cay, khổ cực trong đời. Ông nhìn thẳng vào cái nghèo, cái đói đó và ghi lại bằng những “câu thơ thành sẹo trên da thịt mình”:

Bên em ngồi xới cơm chiều Đũa so le xới bao điều đã qua

Mà thương lưỡi đắng trái cà Câu thơ thành sẹo trên da thịt mình

Quả thực, nếu không có sự gắn bó xương máu, không yêu thắm thiết thì không thể viết ra những vần thơ đầy yêu thương, ấm áp tình người như thế. Trần Vạn Giã đến với thơ như một lẽ tự nhiên, như một cái duyên gắn chặt ông với cuộc đời và rất nhiều trái tim khác cần đồng cảm khác. Trải qua những năm tháng đói no cùng người dân quê mình, Trần Vạn Giã hòa mình vào bức tranh hiện thực muôn màu. Cùng người dân chiến đấu với mưa to, bão lũ; cùng chia sẻ niềm vui, hiểu từng nụ cười của đám con trẻ dưới mái nhà lá dừa xiêu vẹo mỗi khi tết đến, xuân về… Để rồi từ đó, ông viết nên những trang thơ dạt dào cảm xúc, lay động lòng người, như một cách để nhà thơ trang trải những tâm sự thầm kín:

Em ngồi thổi bếp cơm chiều Có trong ngọn khói dặt dìu đời nhau

Về đâu ngọn khói về đâu Lá mùa thu đã vàng màu thời gian

(Thơ trong khói bếp, 10, tr. 56)

Đây là một trong số các bài thơ được in trong tập “Trầm tư với lá” thể hiện sự chiêm nghiệm, suy ngẫm của nhà thơ về cuộc đời. Bốn câu thơ để lại một khoảng trống về thời gian, nhà thơ khao khát tìm về khói bếp, tìm về những hình ảnh quen thuộc, nơi ta đã “dặt dìu”. Từng chi tiết nhỏ của làng quê cũng được đưa vào thơ ông, chiếc quạt mo mẹ thao thức quạt cho con những trưa nắng hè, tay mẹ đung đưa và hát lời ca dao. Để rồi, suốt đời con mang theo chiếc quạt ấy để không bao giờ được quên cái nghèo, cái đói trên quê hương mình:

Mẹ nghèo có cái quạt mo Suốt đời mẹ vẫn cứ lo cái nghèo

Tuổi thơ con đã mang theo

Hoa cau rụng xuống cái nghèo tháng năm Quạt mo, quạt chỗ con nằm

Quạt bên phía mẹ thì thầm ca dao

Với chủ đề quê hương, gia đình, Trần Vạn Giã luôn viết bằng sự chân thành, mộc mạc. Dù là nói về người thân, bạn bè hay những hồi ức mênh mông, sự chiêm nghiệm trước cuộc đời… nhà thơ vẫn luôn diễn đạt bằng cả sự trìu mến, yêu thương và sự tha thiết. Rất dễ tìm thấy những bài thơ, những đoạn thơ viết về quê hương có sự sâu lắng: Cột tre, mối gặm tiếng cười / Áo tơi khóc gió tháng mười, tháng giêng

(Tận lòng nhớ cát và rau, 13, tr. 18). Mảnh đất quê hương đã chẳng thể nguyên vẹn

vì đi đâu cũng thấy dấu vết của quân thù. Đó là nỗi đau như cứa, hằn sâu vào da thịt con người:

Cọng rau trên cát úa nhàu Cát bay vào những nỗi đau làm người

Chỗ này ăn bắp đánh tây

Chỗ này gác giặc trên cây chưng – bồi Bảy năm Mỹ chiếm ngọn đồi Còn bao lâu nữa thu hồi rẫy nương

(Lời tự tình của mẹ, 9, tr. 33)

Trước năm 1975, thơ Trần Vạn Giã phần nhiều mang tính phản chiến, lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở miền Nam cũng như nói về thân phận, về sự chìm nổi, về nỗi đau tinh thần của con người trong chiến tranh. Nhưng sau năm 1975, thơ ông mở rộng đề tài, mở rộng phạm vi nhận thức hiện thực. Viết về quê hương, đất nước mỗi nhà thơ lại khai thác theo một cách khác nhau, Trần Vạn Giã không đề cập đến những vấn đề cao siêu, xa vời mà chọn những chi tiết, những hình ảnh quen thuộc, giản đơn, dung dị, có khi chỉ là ngọn cỏ ven đường, nương đồi, là mùi bả mía, mùi rơm rạ trên con đường lồi lõm vết chân trâu là chiếc nón cời của mẹ, là hàng cau…

Con đi và đến nơi nơi

Cứ nghe gió cát ngàn khơi quê mình Mái chèo đọng nước lung linh Có con đò mẹ nặng tình núi sông

Bao mùa gió xuống mênh mông Gió từ Đại Lãnh, Tu Bông thổi vào

Đong đưa lời mẹ ca dao

Củ khoai chiu chắt ngọt ngào năm xưa

(Thưa mẹ con về, 8, tr. 7)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần vạn giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)