Ngôn ngữ thơ giàu sự chiêm nghiệm – triết lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần vạn giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 73 - 83)

5. Cấu trúc luận văn

3.2 Ngôn ngữ

3.2.3 Ngôn ngữ thơ giàu sự chiêm nghiệm – triết lý

Nếu như ngôn ngữ thơ mộc mạc, chân quê mang lại cho thơ Trần Vạn Giã sự gần gũi, chân thành thì ngôn ngữ chiêm nghiệm – triết lý lại phản ánh tư duy thơ giàu chất suy tưởng, khả năng khái quát hiện thực một cách tinh tế của tác giả. Ngôn ngữ chiêm nghiệm – triết lý ghi lại dấu ấn của một nhà thơ, một con người có ý thức và trách nhiệm trong sáng tạo nghệ thuật.

Sinh ra từ một làng quê đói nghèo, chứng kiến những sự thực trần trụi diễn ra trên quê hương, bản thân nhà thơ không tránh khỏi những mặc cảm và đau xót. Trần Vạn Giã đã bộc bạch những tâm sự, suy ngẫm và chiêm nghiện của mình một cách nghiêm túc vào trong thơ, từ những suy nghĩ hết sức đời thường, cho đến những triết lý được đúc kết bằng cuộc đời một con người:

Cỏ lùng vẫn cỏ lùng thôi Giật mình nhớ gió xa xôi thuở nào Khiêm nhường dưới những ánh sao Bóng người trinh nữ hiện vào trong thơ

(Chiêm nghiệm dụ ngôn cỏ lùng, 18, tr. 42)

Nhiều lúc nhà thơ ngẫm thấy những sự đổi thay trong cuộc đời cũng giống như chiếc lá bay bên đường:

Thời gian bao cuộc đổi thay Ví như những chiếc lá bay bên đường

Biết rằng một nắng hai sương Miếng cơm manh áo đời thường cũng qua

(Tiễn đưa, 10, tr. 39)

Những vần thơ lục bát của Trần Vạn Giã trữ tình, sâu lắng, là những chiêm nghiệm sâu sắc về con người và cuộc đời. Nguyên Chủ tịch hội nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên đã viết trên Báo Văn hóa Thể thao: “Anh làm thơ lục bát như níu giữ hồn xưa về nâng đỡ mình trong những tháng năm lên rừng kiếm sống và để sống. Nhịp sáu tám cho anh phổ vào đó những tâm tình, những suy tư chiêm nghiệm từ chính thân phận mình để ngấm ra những lẽ đời cay đắng và thanh thản. “Thương chính mình nhưng không nỡ khóc. Nghiến rang mà đi tới. Cọ xát không phải để chai lì mà để sinh tồn cùng cây cỏ, nhân gian”. Lục bát Trần Vạn Giã, một người thơ ở

Nha Trang, chân chất mà gợi được nỗi niềm”. Nhà thơ nhận ra triết lý của cuộc đời

và tự hát ru mình :

Giật mình trong ngọn gió cay Thương câu thơ dại thương ngày khờ qua

Bon chen chi thói người ta Cũng là cát bụi, cũng là trắng tay

Tôi ru tôi còn bao ngày Giật mình bóng ngả đen dày lối ra

(Tôi ru tôi, 12, tr. 46)

Có những triết lý đơn giản như vậy mà người ta cũng phải đi hết một đời mới nhận ra. Nhà thơ coi đời cát cũng như đời người, gió có thổi cát đến nhiều nơi, có khi tan biến lúc nào không hay. Đời người cũng vậy, trải muôn vàn đắng cay, nghiệt ngã để có được hạnh phúc, nhưng cuối cùng con người cũng không tránh khỏi kiếp “cát bụi”.

Tiểu kết:

Biểu tượng làm nên nét đặc sắc cho mỗi nhà thơ, đó chính là phong cách thơ mà mỗi người đã lựa chọn khi đặt bút sáng tác, cũng là phần quan trọng trong thế giới nghệ thuật của tác giả. Quan niệm nghệ thuậ , thời đại sẽ chi phố

ọn này hay biểu tượ ểu tượng cũng thay đổi. Biểu tượng trong thơ Trần Vạn Giã thường rất giản dị, mộc mạc, chân quê. Chính những biểu tượng giản dị ấy lại mang lại nhiều sức mạnh gợi chứa và biểu đạt những giá trị sâu sắc của thơ. Những biểu tượng trong thơ ông bắt nguồn từ thực tế cuộc sống và cái nhìn của nhà thơ với cuộc đời. Khai thác biểu tượng dưới nhiều góc độ tiếp cận mới mẻ khiến cho thơ ông đạt được những giá trị tư tưởng và nghệ thuật.

Ngôn ngữ thơ Trần Vạn Giã mộc mạc, chân quê đầy nghĩa ân tình. Nhà thơ luôn dành cho người dân mình những tình cảm thương mến, thể hiện tình yêu thiết tha với gia đình và quê hương. Ngôn ngữ thơ còn bộc bạch những tâm sự, suy ngẫm và chiêm nghiệm của nhà thơ về cuộc đời. Vì thế, ngôn ngữ chiêm nghiệm – triết lý cũng xuất hiện trong thơ ông. Đó là những triết lý sâu lắng được đúc kết bằng cả cuộc đời nhà thơ.

KẾT LUẬN

1. Trần Vạn Giã là nhà thơ của hai thời kỳ trước và sau năm 1975. Tư duy thơ ông trước và sau năm 1975 có sự khác nhau.Trước năm 1975, thơ thường trực với nỗi đau trên quê hương, phản ánh hiện thực và nói đến những nỗi đau của con người. Sau năm 1975, thơ cùng quê hương trên con đường xây dựng hạnh phúc, mở rộng chủ đề và phạm vi phản ánh. Hai thời kỳ sáng tác này không đối lập mà có sự thống nhất và có tính nối tiếp liền mạch.

2. Trần Vạn Giã xây dựng một hệ thống biểu tượng phong phú và đa dạng. Đồng thời, tư duy thơ cũng vận động theo hướng dân tộc hóa, nhà thơ lựa chọn những con đường riêng nhưng vẫn có sự tiếp thu, lĩnh hội tinh hoa của bậc đàn anh đi trước. Thơ ông hòa vào mạch chảy dân tộc tạo nên một màu sắc văn học không thể trộn lẫn. Chính lối diễn đạt phong phú đã làm cho thơ trở nên mới lạ, nhà thơ đã tự hình thành cho mình một phong cách riêng.

3. Ngôn ngữ thơ mộc mạc, chân tình dễ đi vào lòng người. Cũng có lúc ngôn ngữ thơ lại giàu tính chiêm nghiệm – triết lý khiến cho thơ trở nên sâu sắc và giá trị hơn. Ngôn ngữ thơ thể hiện nhiều sự trăn trở về quê hương và thân phận con người. Nhà thơ đứng về phía nhân dân để thấu hiểu và đồng cảm, thơ ông bình dị mà sâu sắc, dù trước hay sau năm 1975 thơ cũng thể hiện một cái tôi trữ tình giàu cảm xúc và đậm chất chân quê.

4. Thơ Trần Vạn Giã đề cao cái tôi cá nhân gắn bó với hiện thực đời sống. Nhà thơ, có ý thức phát triển độc lập nhưng vẫn hòa vào mạch chảy của văn học dân tộc. Theo sát hành trình nghệ thuật của ông, chúng ta thấy rằng thành công quan trọng nhất trong sự nghiệp thơ ca của nhà thơ đó là tinh thần giác ngộ và hòa mình vào dòng chảy thơ ca Việt Nam hiện đại. Tìm hiểu về tư duy thơ Trần Vạn Giã giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử đấu tranh miền Nam cũng như thơ ca yêu nước chống Mỹ miền Nam 1945 – 1975; đặc biệt thấy được vai trò quan trọng của nhà thơ trong cuộc xây dựng thơ ca dân tộc ngày một hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Arixtot (1964), Nghệ thuật thơ ca, NXB Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội. 2. M. Arnaudov (1978), Tâm lý học sáng tạo văn học, NXB Văn hóa, Hà Nội. 3. Jean Cohen (1998), Thơ và nghiên cứu thơ, Đỗ Lai Thúy dịch, Tạp chí văn

học nước ngoài.

4. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Phạm Vĩnh Cư (chủ biên) dịch, NXB Đà Nẵng.

5. Hà Minh Đức chủ biên (1993), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 6. Lê Khánh Mai (2008), Trầm khúc của nhà thơ Trần Vạn Giã, in trong tập Lục

bát nhà quê, NXB Văn Nghệ, TP. Hồ Chí Minh.

7. Trần Vạn Giã (1971), Miên ca hòa bình, tập thơ, NXB Nhân Sinh, TP. Sài Gòn.

8. Trần Vạn Giã (1996), Tình yêu đẹp như bài thơ, tập thơ, NXB Hội nhà văn, Khánh Hòa.

9. Trần Vạn Giã (2004), Gió đưa khói bếp lên trời, tập thơ, NXB Hội Văn học nghệ thuật, Khánh Hòa.

10. Trần Vạn Giã (2006), Trầm tư với lá, tập thơ, NXB Hội Nhà văn, TP. Hồ Chí Minh.

11. Trần Thị Giao Thủy (2008), Trần Vạn Giã trả lời phỏng vấn Tôi đứng giữa đôi

bờ thực hư, in trong tập Lục bát nhà quê, NXB Văn Nghệ, TP. Hồ Chí Minh.

12. Trần Vạn Giã (2007), Lục bát Trần Vạn Giã, tập thơ, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

13. Trần Vạn Giã (2008), Lục bát nhà quê, tập thơ, NXB Văn Nghệ, TP. Hồ Chí Minh.

14. Trần Vạn Giã (2009), Đi trong rừng biểu ngữ, tập thơ, NXB Văn Nghệ, TP. Hồ Chí Minh.

15. Trần Vạn Giã (2013), Mạch nguồn thơ vẫn chảy trong lòng xứ sở, tập thơ, NXB Hội nhà văn, TP. Hồ Chí Minh.

16. Trần Vạn Giã (2015), Gió cuối ngày tháng chạp, tập thơ, NXB Hội nhà văn, TP. Hồ Chí Minh.

17. Trần Vạn Giã (2016), Hồn chữ (2016), tập thơ, NXB Hội nhà văn, TP. Hồ Chí Minh.

18. Trần Vạn Giã (2017), Dòng sông không chịu nỗi buồn, tập thơ, NXB Hội nhà văn, TP. Hồ Chí Minh.

19. Vũ Hạnh, Nguyễn Ngọc Phan (2008), Văn học thời kỳ 1945 – 1975 ở Thành

phố Hồ Chí Minh, NXB Văn hóa, TP. Hồ Chí Minh.

20. Nguyễn Văn Hoa – Nguyễn Ngọc Thiện (1997), Tuyển tập thơ và văn xuôi

(Việt Nam & Nước ngoài), NXB Văn học, TP. Hồ Chí Minh.

21. Phong Lê, Vũ Tuấn Anh, Tất Thắng, Vân Thanh, Thạch Phương (1979), Văn

học Việt Nam chống Mỹ cứu nước, NXB Khoa học xã hội Hà Nội.

22. Mang Viên Long (2007), Lục bát Trần Vạn Giã, in trong tập Lục bát nhà quê, NXB Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh.

23. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

24. Lê Văn Nghĩa (2015), “Hữu Đạo và những vần thơ cháy bỏng”, Báo Tuổi trẻ

online, website: http://tuoitre.vn/huu-dao-va-nhung-van-tho-chay-bong-

740690.htm

25. Hồ Hữu Nhựt (1984), Phong trào đấu tranh chống Mỹ của giáo thức, Học sinh, Sinh viên Sài Gòn, NXB TP Hồ Chí Minh.

26. Huỳnh Như Phương (2009), Hoa trên triền núi, in trong tập Đi trong rừng biểu ngữ, NXB Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh.

27. Huỳnh Như Phương (2010), Thức tỉnh và hy vọng, Tạp chí Kiến thức ngày nay, (số Tất niên Canh Dần), tr.25 – 31.

28. Vũ Quần Phương (2016), Lột xác và tìm lại, Tạp chí Thơ Hội nhà văn Việt Nam, (số 10), tr.39 – 45.

29. Võ Quê (2007), Thả thơ theo ngọn gió bay, in trong tập Lục bát nhà quê, NXB Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh.

30. Trần Hữu Tá (2000), Nhìn lại một chặng đường văn học, NXB TP Hồ Chí Minh.

31. Hoài Thanh, Hoài Chân (1994), Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội. 32. Nguyễn Bá Thành (2012), Giáo trình Tư duy thơ hiện đại Việt Nam, NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội.

33. Nguyễn Bá Thành (2015), Toàn cảnh thơ Việt Nam 1945 – 1975, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

34. Hoàn Trung Thông (1979), Thơ ca kháng chiến chống Mỹ, NXB Hồ Chí Minh.

35. Đào Thị Thảo (2014), Thơ trẻ chống Mỹ dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật, Luận văn Thạc sĩ Văn học, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.

36. Lê Văn Thiện (2015), Trần Vạn Giã và thơ, in trong tập Gió cuối ngày tháng Chạp, NXB Hội nhà văn, tr 5 – 10.

37. Phùng Tiết (2007), Quê hương và thân phận con người trong thơ Trần Vạn Giã, Tạp chí Nha Trang, (số 139), website:

http://phungtiet.vnweblogs.com/a20868/doc-tho-tran-van-gia.html

38. Nguyễn Văn Tuấn (2006), Tinh thần dân tộc và ý thức cách tân của một số

nhà thơ trẻ Sài Gòn trước năm 1975, Nghiên cứu khoa học cấp trường, ĐH

Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM.

39. Hoàng Nhật Tuyên (2017), Rơm rạ trong thơ Trần Vạn Giã, Tạp chí Nha

Trang Hội Văn học nghệ thuật Khánh Hòa, (số 258), tr.70 – 73.

40. Tần Hoài Dạ Vũ, Nguyễn Đông Nhật (2017), Phác họa Chân dung một thế hệ, NXB Đà Nẵng.

Lê Thị Oanh - tác giả luận văn phỏng vấn nhà thơ Trần Vạn Giã “Quan niệm về thơ”.

PV: Nhà thơ quan niệm như thế nào về thơ ạ?

Nhà thơ Trần Vạn Giã: Từ ngàn xưa thân phận con người nhà thơ chân chính thường phải gánh nặng những bi đát vì họ đã nhắn nhủ với xã hội rằng phải trỗi dậy bằng tính hiện thực trong tâm hồn trước và sau khi sáng tạo để đem thơ đi tìm đời sống công chính, tránh cái ác và nung nấu chân, thiện, mỹ của hồn thơ đầy tính nhân bản để phục vụ con người. Làm một câu thơ hay quả thật là khó, “thơ ở khắp mọi nơi, trừ những nhà thơ tồi” Paul Claudel nói rất đúng. Và thơ tôi viết để làm gì? Quan niệm như thế nào?

Xin thưa, Ở từng thời kỳ, thời đại khác nhau, ở mỗi nhà thơ khác nhau đều có quan niệm thơ khác nhau. Thời trung đại trong văn học Việt Nam, nhìn ở góc độ chính thống, thơ là để tỏ chí, ngôn chí, thuật hoài, còn ở phía ngoại biên, bàng thống, thơ để tiêu dao, thù tạc, như một thú chơi. Ở các nhà thơ như Nguyễn Du, thơ là để thương yêu, bênh vực con người, trình bày nỗi thống khổ của nó. Thơ đối với Tản Đà được xem như một thú chơi.

PV: Vậy thì quan niệm thơ của chú có điểm giống và khác những nhà thơ trước đó như thế nào?

Nhà thơ Trần Vạn Giã: Quan niệm thơ của tôi có khi gặp gỡ, có khi khác với quan niệm thơ của các thi sĩ tiền bối. Giống nhau bởi cuộc đời tôi và họ có khi có những nét giống nhau còn khác nhau là bởi thời đại đã khác nhau. Tôi làm thơ cho tôi và để in các tạp chí từ trước năm 1975. Đó là thời chinh chiến, quê hương ly tan. Ở miền Nam Việt Nam, mọi thanh niên đều bị buộc phải cầm súng. Thơ do đó phải nói được sự khổ đau, u hận của tôi và tha nhân do bị đẩy vào cuộc chiến và phải được dùng để trình bày sự tang tóc trên quê hương.

PV: Nhà thơ có thể chia sẻ thêm về những chủ đề mà thơ chú đã nhắc tới trước năm 1975?

chỉ làm cho con người đau đớn mà còn làm bế tắc, cuồng dư. Sự cuồng dư này có thể xem như một phản ứng, một chấn thương tâm lý. Vì vậy, thơ tôi còn phải đề cập đến những vấn đề ấy. Ở mảng thơ này, có thể thấy hình ảnh một nhà thơ trẻ bất cần đời, coi thường công danh, xem đời là hư huyền, muốn tìm về tịch liêu, Lão Trang, tôn giáo, thiền định để có phương tiện giải thoát:

Thì ra công tướng khanh hầu

Thoảng như mây khói trên đồi tịch dương

(Rút từ tập Hồn chữ).

PV: Được biết là nhà thơ là người sống và chứng kiến những cảnh ngộ đau thương thời đó. Vậy những điều này đã được phản ánh trong thơ như thế nào?

Nhà thơ Trần Vạn Giã: Thơ là ký ức, là suy niệm, là thân phận của người chứng kiến trong thời khói lửa, đau khổ, lưu ly. Do đó trước năm 1975, thơ tôi và những nhà thơ cùng chí hướng với tôi không nói đến sự ngọt ngào của tình yêu, vẻ đẹp của ánh trăng hiền hay sự rạng rỡ của ánh bình minh. Thơ chỉ còn và cần phải day dứt về số phận của quê hương, của nhân sinh và của cuộc đời đau khổ của chính mình.

PV: Sau năm 1975, đất nước đã bước sang một trang khác, thơ lúc này đề cập đến những vấn đề gì ạ?

Nhà thơ Trần Vạn Giã: Sau năm 1975, đất nước đã khác, đã có hòa bình và không còn chia cắt. Thơ tôi vẫn đồng hành cùng đất nước, quê hương trên con đường tìm kiếm hạnh phúc. Tuy nhiên, thơ không được quên những chủ đề muôn thuở. Đó có thể là sự kém may mắn, sự bất hạnh của con người, sự dối trá... Do vậy, thơ cũng cần mang giá trị nhân đạo, mang tiếng nói yêu thương con người. Đặc biệt, thơ tôi sau năm 1975 đã nói đến một chủ đề bất tử khác của thi ca, đó là tình yêu:

Theo em theo những cánh cò Theo em cũng bởi tiếng hò khoan đưa

Rơm khô phơi đất đồng trưa Đời anh bùn rạ nắng mưa đã nhiều

PV: Vậy thơ có còn đề cập và thể hiện cái riêng tư hay thân phận cá nhân nữa không ạ?

Nhà thơ Trần Vạn Giã: thơ tôi và thơ nói chung phải là sự biểu hiện cái riêng tư, nội tâm, thân phận cá nhân. Thơ cũng cần nói tiếng nói nâng đỡ, chia sẻ với tha nhân, cuộc đời. Thơ không phải và không thể là phương tiện để chơi. Thơ phải mang giá trị tư tưởng và nghệ thuật. Thơ được dùng để trình bày cảm xúc của tâm trước vật hay đó là sự thể hiện rung động của nhà thơ trước hiện thực, con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần vạn giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 73 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)