Biểu tượng “cát”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần vạn giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 64)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.3 Biểu tượng trong thơ Trần Vạn Giã

3.1.3.2 Biểu tượng “cát”

Cát cũng là một biểu tượng đặc sắc và ý nghĩa trong thơ Trần Vạn Giã. Với tần suất xuất hiện là 64 lần trong 11 tập thơ. Cát trong thơ ông không phải là hạt cát, bụi cát hay đơn giản là cồn cát mà chính là đời cát. Cách gọi này tạo nên hiệu quả nghệ thuật khá bất ngờ. Đọc thơ Trần Vạn Giã, ta có liên tưởng đời cát chính là nhắc đến những con người nhỏ bé, lặng lẽ, vô danh kiên trì, bền bỉ cùng năm tháng để bồi đắp nên những đồi cát trắng tinh, làm nên sức vóc của thiên nhiên, của vùng

đất. Biểu tượng này còn khiến ta liên tưởng đến phẩm chất trung kiên, cần cù, chịu khó của người dân miền Trung.

Cát làng nóng bỏng dấu chân Bao nhiêu gian khổ dành phần mẹ ta

Chuyện xưa… thời cũ quê nhà Cát thành cổ tích đi qua đời Người.

(Cổ tích cát của Mẹ, 13, tr. 16)

Những đồi cát vẫn trắng tinh Chỉ tôi với bóng lặng thinh trên đường

(Trầm khúc của nhà thơ Trần Vạn Giã, 12, tr. 63) Đôi khi cát được nhắc đến với nghĩa cụ thể, là cát được dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác:

Ở miền Trung dù xa em nhưng tôi biết được Vì bão cát nơi này theo nắng gió vô Nam

(Lên Thị Nghè tìm nhau, 16, tr. 80)

Riêng trong tập Lục bát nhà quê, biểu tượng “cát” xuất hiện 15 lần, trong đó có những bài biểu tượng “cát” còn xuất hiện ở cả tiêu đề bài thơ như “Cổ tích cát của Mẹ”, “Tận lòng nhớ cát và rau”… Biểu tượng “cát” được nhà thơ sử dụng linh hoạt trong các bài thơ với các nét nghĩa và các cách biểu đạt khác nhau:

Cọng rau trên cát úa màu Cát bay vào những nỗi đau làm người

(Tận lòng nhớ cát và rau, 18, tr. 13)

“Cát” vẫn cứ theo suốt suốt trên hành trình cuộc đời nhà thơ, sinh ra ở đâu thì đến hết đời mang theo những đặc điểm của quê hương: “Cát và rau bám truân chuyên nhiều đời”, “Vô tư cát vẫn suốt đời với tôi” (Tận lòng nhớ cát và rau, 19, tr. 13).

Một số bài thơ khác của Trần Vạn Giã nhắc tới “cát bụi” với ý nghĩa trừu tượng, nhà thơ chiêm nghiêm và khát quát lẽ đời:

Cũng là cát bụi mà thôi

Chuyện đời xuống cho lên voi lẽ thường

(Bình tâm không có gì nghiêm trọng phải không thơ, 18, tr. 24) 3.1.3.3 Biểu tượng “khói”

“Khói” là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca Cách Mạng, dưới ngòi bút của các nhà thơ, hình ảnh ấy cũng muôn hình, muôn vẻ. “Khói” cũng là một biểu tượng đặc sắc trong thơ Trần Vạn Giã, khảo sát trên 11 tập thơ thì “khói” lặp lại 105 lần và cũng xuất hầu hết ở tất cả các tập thơ. Tuy nhiên, biểu tượng “khói” thường được nhắc đến trong thơ ca là khói lửa, còn trong thơ Trần Vạn Giã đó là khói của bếp để chỉ những bữa cơm gia đình đầm ấm, những tình cảm yêu thương mà nhà thơ dành tặng con người và quê hương mình. Nhà thơ trân trọng tất cả những thứ dù là nhỏ nhặt trên mảnh đất quê hương, điều này lý giải vì sao những tập thơ của ông thường được gọi tên một cách giản dị, thân tình như “Gió đưa khói bếp lên trời” hay “Trầm tư với lá”.

“Khói” là một mùi vị quen thuộc của chiến tranh, là thứ bốc ra từ nòng sung chiến đấu, những cuộc chạy loạn điêu đứng vì khói, cháy xóm làng. Đôi khi, nó gợi về những mảnh quá khứ vụn vỡ, đớn đau cho thân phận con người:

Thời của xa xưa những mảnh đời khói sương không suôn sẻ Đã gắn số phận mặt đất bật lên tên xóm, tên làng

Tên của họ hàng, dòng tộc…

(Đám mây bay qua làng buổi sang, 16, tr. 41) “Khói” diễn đạt theo lối trừu tượng, chạm được vào cảm xúc con người, khiến người ta mong ước được trở về với thời gian đã mất để nhắc mình lưu lại những “xót xa” của cuộc đời:

Chiều nay khói chạm vai gầy Thời gian ơi đã vơi đầy xót xa

Thì ra trong cõi người ta Ví như ngọn khói bay qua cuộc đời

(Khói chiều, 10, tr. 71)

Đây chính là những triết lý đã được nhà thơ chiêm nghiệm và thực chứng. Nhận ra rằng, con người và vạn vật rồi cũng chỉ như “ngọn khói bay qua cuộc đời”,

chỉ đơn giản thế thôi mà người ta cũng phải đi hết một hành trình mới nhận ra được những điều đơn giản như thế!

Thơ Trần Vạn Giã có những cách diễn đạt độc đáo được thêu dệt bởi những ngôn từ mộc mạc như thế này:

Sự đời vô hạng. Hợp và tan

Thôi về chi lửa rạ đồng khô đã tàn Những sợi khói

Vắt ngang nỗi nhớ.

(Bên dòng sông Vàm Cỏ đông, 15, tr. 99) Đôi khi “khói” là cụ thể, chính là khói bếp thân thương, gợi cảm giác ấm cúng và tình cảm gia đình sau nhiều ngày xa cách, khiến cho người xa quê thường trực nỗi nhớ xóm làng:

Về tìm khói bếp nhà quê Thèm cơm cháy trong hông nồi đất

(Chuyện từ bếp lửa, 9, tr. 88) Hay :

Khói cơm chiều tỏa bời bời Nội ngồi vo gạo trùng khơi gió mùa

Thương Tu Bông ngọn gió lùa Ru con nhớ bát canh chua quê mình.

(Là bằng ca dao, 8, tr. 17)

Trần Vạn Giã luôn dành cho quê hương một vị trí danh dự, ông nhạy cảm với từng ngọn rau, tấc đất nơi mình sinh ra, nhà thơ mang hết tâm tư của mình vào thơ. Thơ Trần Vạn Giã có những sự chuyển mạch và đứt đoạn có dụng ý nghệ thuật, “khói” không còn còn cụ thể nữa mà chuyển thành “sương khói” cuộc đời:

Dẫu biết đời ta là sương khói Mang tâm tư thương cảm một quê nhà

(Uống rượu một mình – Tình yêu đẹp như bài thơ, [16])

Ở đâu đó trong tâm hồn nhà thơ, khói hôm nay không còn thương đau nhưng không phải là đã quên đi sự mất mát. Biểu tượng “khói” là một biểu tượng độc đáo

vào trong đó tất cả những cảm xúc dào dạt, chân thành. Chính điều này đã trở thành nguồn mạch, nuôi dưỡng những trang thơ của Trần Vạn Giã.

3.1.3.4 Biểu tượng “lửa”

“Lửa” là một biểu tượng được sử dụng với ba ý nghĩa, thứ nhất là tượng trưng cho sự hủy diệt, thứ hai là tượng trưng cho sức sống (trong tim), thứ ba là tượng trưng cho năng lượng. Biểu tượng “lửa” trở đi trở lại rất nhiều lần trong thơ Trần Vạn Giã, là biểu tượng rực rỡ cho ý chí kiên cường, niềm tin sức mạnh chiến đấu, sự hy vọng và tình yêu, lý tưởng của nhân dân trong cuộc chống Mỹ trường kỳ. Xuất hiện 85 lần trong 11 tập thơ, biểu tượng “lửa” chính là một biểu tượng đặc sắc trong thơ ông.

Lửa trong thơ Trần Vạn Giã gắn với sự hủy diệt, những cuộc chạy loạn “đổ xuống tàn tro xóm làng”, “cánh đồng cỏ cháy”, “trăm căn nhà cháy bên sông”… Đó là ngon lửa của giặc thù, thiêu dụi làng quê từ những căn nhà cho đến những cánh đồng bát ngát. Nhân dân điêu đứng, lầm than, bà bế cháu nheo nhóc chạy qua những quãng đồng, bên kia lửa vẫn cháy.

“Lửa” còn là ngọn lửa của sức sống và niềm hy vọng “lửa hạ” , niềm tin “như mặt trời có lửa hạ ngày mai”, tin tưởng vào những điều kỳ diệu sẽ đến.

Bao giờ ấm bếp lửa hồng

Nhìn em chở lúa sang sông tình người.

(Bao giờ, 14, tr. 29)

Đôi khi, “lửa” gợi sự mỏng manh, thưa thớt, cũng là những buồn đau ám ảnh trong cuộc đời:

Đêm cô độc cuối miền hư ảo Ai cùng ta thắp ánh lửa cuối cùng Những xác lá bến hoàng hôn trôi nổi.

(Bóng hoàng hôn, 17, tr. 45)

“Lửa” cũng là sự chiêm nghiệm những triết lý nhân gian, là sự quan sát, đúc kết của chính nhà thơ:

Sau khi miệng đắng tiếng cười Ngồi nhìn lửa thử vàng mười ai ơi.

(Một mình, 12, tr. 74) Hay:

Tối đèn tắt lửa dụm dành chất quê Cái thời củi ướt cơm khê Mà tình quê vẫn tình quê no tròn.

(Nhớ ơi nồi đất bắp rang, 13, tr. 45)

Qua đây, ta thừa nhận rằng, nhà thơ có những sự rung cảm đặc biệt với những điều bình dị, tưởng chừng như chẳng là gì trong cuộc sống. Đâu cứ phải tùng, trúc, cúc, mai mới có ý thơ hay; đâu cứ phải cây đa, bến nước con đò, khách bộ hành mới gợi được chất nhà quê. Với Trần Vạn Giã, chất quê nhà cứ mộc mạc cùng năm tháng, trải qua thăng trầm, biến cố của lịch sử, thời gian nhưng nhiều giá trị văn hóa vẫn được bảo toàn, nhà thơ tìm ra những điểm tích cực để không bị xa lánh sự đời là thế!

3.1.3.5 Biểu tượng “rơm rạ”

Sinh ra và gắn liền tuổi thơ mình với Tu Bông, Vạn Giã – vùng đất ven biển khô cằn, đầy nắng và gió, nơi người dân quanh năm lam lũ với mảnh vườn, thửa ruộng để mưu sinh, nên lớn lên, dù trải qua bao thăng trầm của cuộc đời, nhưng Trần Vạn Giã vẫn luôn hướng về quê nhà, mang hơi ấm của đất, của tình đời, tình người nơi quê nhà vào thơ. Ai đã từng đọc, quan tâm đến thơ Trần Vạn Giã đều dễ dàng nhận thấy rằng, thơ ông có nhiều bài hay, đặc biệt là những bài thơ, những tứ thơ viết về quê nhà của mình. Những điều mà nhà thơ Trần Vạn Giã gọi là rơm rạ, là chuyện nhà quê ấy, đó chính là những mảnh hồn quê lấp lánh làm cho thơ ông gây được ấn tượng với người đọc. Biểu tượng “rơm rạ” xuất hiện 24 lần trong 13 tập thơ. Ở bài thơ “Nhà quê, tôi là nhà quê” ông viết: “Tôi là đất của quê nhà/Là than nướng những trái cà dái dê/ Dạ thưa cứ khen và chê/

Vẫn tôi: con của nhà quê suốt đời”. Thậm chí ông còn có cả một tập thơ lấy tên

sinh ra, nuôi mình lớn lên, mà có lẽ Trần Vạn Giã luôn tự hào về điều đó. Vì vậy, những việc như “đói phải ăn củ nầng”, dùng “vỏ bầu đựng nước”, “mo

cau gói nắm cơm”, “mót lượm từng bông lúa rơi trong mùa gặt”,… tất cả được

ông lãng mạn hóa, thi vị hóa, nâng niu tạo thành những câu thơ lay động long người. Không trăn trở, than thở mà Trần Vạn Giã luôn tìm thấy trong cảnh làng quê nghèo khó ấy bao tình nghĩa, bao nét đẹp.

Viết về quê hương mỗi nhà thơ có một cách riêng. Trần Vạn Giã không đề cập đến những vấn đề cao siêu mà chọn những chi tiết, những hình ảnh quen thuộc, giản đơn, dung dị, có khi chỉ là ngọn cỏ ven đường, là chiếc nón cời của mẹ, là hàng cau, nương đồi, là mùi bả mía, mùi rơm rạ trên con đường lồi lõm vết chân trâu…Cả đến khi viết về tình yêu, những câu thơ của anh cũng ngọt ngào theo những tình tiết đậm nét chân quê:

Theo em theo những cánh cò

Theo em cũng bởi tiếng hò khoan đưa Rơm khô phơi đất đồng trưa

Đời anh bùn rạ nắng mưa đã nhiều

(Dư hương ngày cũ)

Trong một đoạn thơ, Trần Vạn Giã đã dùng biểu tượng “rơm rạ” với hai nghĩa cụ thể và trừu tượng. “Rơm khô” chính là được dùng với nghĩa cụ thể, “đời anh bùn rạ” được dùng với nghĩa trừu tượng. Đó là một cách kết hợp độc đáo, tạo cho thơ những ý nghĩa khác nhau. Trở lại chuyện Trần Vạn Giã nói thơ mình toàn rơm rạ. Đúng vậy, từ câu nói của ông, tôi thử tìm và thấy thơ ông quả là có nhiều rơm rạ thật. Sau đây là một vài câu trong số rất nhiều câu thơ của ông:

Khói rơm bay khắp đồng làng Xa xa bóng núi vắt ngang trời chiều.

(Còn về)

Xin làm mây trắng lang thang Xin làm khói rạ đồng làng chiều nay.

"Lửa rơm" thể hiện sự vội vàng, thoáng qua:

Đi qua bão tố sáng nay Lửa rơm ai đốt khói bay lên rừng

(Ru, 12, tr. 68)

Học làm những ngọn khói rơm Cứ bay lên tận những chòm mây cao.

(Tôi và Đất Sét năm 1976, 12, tr. 52) Quê hương là đề tài rất đáng chú ý trong thơ Trần Vạn Giã. Dù là rơm rạ hay cỏ cây, khói bếp, thậm chí là tiếng mối kêu cọt kẹt trên cột nhà… đều góp phần làm cho thơ ông thêm sâu sắc khi hướng về quê hương.

3.2 Ngôn ngữ

3.2.1 Ngôn ngữ trong tư duy thơ

Ngôn ngữ ỏ vậ , là phương tiệ . Ngôn ngữ gắ ới hoạt động lời nói, hoạt độ ời. Ngôn ngữ chính là hiệ . Vì vậy, ngôn ngữ thơ đối với nhà thơ vừa có ý nghĩa phương tiện vừa có ý nghĩa mục đích. Trong văn học, ngôn ngữ

ệu để ợng, thông qua hình tượng để phả ệ ời số . Thông qua ngôn ngữ ợ ện, văn học có thể khắc hoạ đượ ời, phả ỳ một phương diệ ời sống hiệ . Tư duy thơ được biểu đạt bằng ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ thơ là một loại hình ngôn ngữ đặc biệt. Ngôn ngữ là một trong những đặc điểm quan trọng thể hiện bản lĩnh nghệ thuậ ạ ; là phương tiện quan trọng bộc lộ ữ tình.

3.2.2 Ngôn ngữ thơ mộc mạc, chân thành

Dù được sáng tác theo thể thơ tự do hay lục bát thì ngôn ngữ thơ Trần Vạn Giã vẫn rất giản dị, dễ gần. Những câu thơ của ông mang hơi thở đời sống, thật thà, chất phác, không cầu kỳ, hoa mỹ như cũng đạt được những sự tinh tế nhất định. Trong số 11 tập thơ đã xuất bản, thì chỉ có 2 tập Lục bát nhà quêLục Bát Trần Vạn Giã

thể thơ tự do cho phép nhà thơ tự do lựa chọn từ ngữ trong thơ. Vốn từ ngữ trong thơ ông là từ ngữ của đời thường, gần gũi với đời sống của nhân dân. Có thể nói ngôn ngữ này là ngôn ngữ được chắt lọc từ cuộc sống lam lũ, nghèo đói và thực tế trải nghiệm của nhà thơ.

Trần Vạn Giã luôn hướng đến diễn đạt thơ một cách tự nhiên, ông đến với thể thơ tự do như một lẽ tất nhiên để trải lòng, để giãi bày những ẩn ức của cuộc đời. Thơ tự do cho phép nhà tơ tự viết theo mạch cảm xúc tuôn trào, mạch thơ có thể liên tục hoặc ngắ ối vần và nhịp linh hoạt, tùy thuộc vào mạch cảm xúc và đối tượng miêu tả ả năng diễn tả những trạng

ồn con người, phả ộc sống rộ ể .

Tuy nhiên, cũng có lúc ngôn ngữ thơ trở hóm hỉnh, mỉa mai cho thân phận mình và cuộc đời. Đi qua nhiều cung bậc cảm xúc, tất cả những tình cảm của nhà thơ được truyền tải một cách tinh tế bằng một ngôn từ tự nhiên nhưng cũng không kém phần ấn tượng.

Chỗ này ăn bắp đánh Tây Chỗ này gác giặc trên cây chưng bồi

Bảy năm Mỹ chiếm ruộng đồi Còn bao lâu nữa thu hồi rẫy nương.

(Lời tự tình của mẹ)

Thơ bày tỏ cảm xúc và tâm trạng của mình. Ngôn ngữ thơ biểu hiện được nhiều khía cạnh gần gũi với cuộc sống. Chính cách thể hiện mộc mạc, trong sáng đã thể hiện được một cái tôi rất riêng của cá nhân người sáng tác.

Thơ Trần Vạn Giã hướng tới những ngôn ngữ gần gũi hơn, thân thuộc như chính hơi thở hàng ngày. Nhà thơ sử dụng những ngôn ngữ bình dị, chất phác, và đặc biệt là ngôn ngữ thơ xoáy sâu hiện thực. Không phải là những viên châu ngọc mà là những hiện thực trần trụi, thô nhám, dữ dội và ác liệt trong cuộc sống chiến tranh. Tất cả nhằm diễn tả một cách cụ thể, trực tiếp nhất với những vấn đề của đời sống. Ngôn ngữ thơ ông bỏ qua những cách điệu để trở về với những lời

nói thông thường. Chính vì thế mà cảm hứng thơ càng trở nên mãnh liệt, sôi nổi và sâu sắc hơn:

Trưa há hốc tàn xiêu niềm quạnh quẽ Con chó vàng bụng đói mắt buồn thiu Chị bồng em mòn tay vai áo rách

Nhìn nồi khoai ngồi khóc buổi cơm chiều

(Trưa ở trại trập trung)

Ở mỗi nhà thơ trẻ lúc bấy giờ đều có những lựa chọn ngôn ngữ, hình ảnh khác nhau, thích hợp cho thơ của mình. Với Trần Vạn Giã bằng các thể thơ truyền thống như lục bát, tứ tuyệt nhà thơ đã dung những ngôn từ hết sức bình dị như: “bữa cơm chiều”, “đồng lúa”, “bờ tre”, “mái tranh”, “luống cà”, “mái tranh”,…

Về trên đồng lúa tháng ba Con trâu, cái cuốc, bóng đa đầu làng

(Hoạt cảnh sau ngày ra tù) Ruộng đồng bát ngát

Ngô khoai tốt hạt

Dòng sông tắm gội phù sa Núi non tram nguồn gỗ quý

(Bài ca đất nước)

Đó là ngôn ngữ thơ mộc mạc, chân quê đầy nghĩa ân tình. Nhà thơ luôn dành cho người dân mình những tình cảm thương mến, bằng cách gọi tên những những miền đất như “Tu Bông, Phan Rang”; gọi tên những người “anh, chị, bà, cháu, mẹ”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần vạn giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 64)