Biểu tượng “lửa”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần vạn giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 68 - 69)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.3 Biểu tượng trong thơ Trần Vạn Giã

3.1.3.4 Biểu tượng “lửa”

“Lửa” là một biểu tượng được sử dụng với ba ý nghĩa, thứ nhất là tượng trưng cho sự hủy diệt, thứ hai là tượng trưng cho sức sống (trong tim), thứ ba là tượng trưng cho năng lượng. Biểu tượng “lửa” trở đi trở lại rất nhiều lần trong thơ Trần Vạn Giã, là biểu tượng rực rỡ cho ý chí kiên cường, niềm tin sức mạnh chiến đấu, sự hy vọng và tình yêu, lý tưởng của nhân dân trong cuộc chống Mỹ trường kỳ. Xuất hiện 85 lần trong 11 tập thơ, biểu tượng “lửa” chính là một biểu tượng đặc sắc trong thơ ông.

Lửa trong thơ Trần Vạn Giã gắn với sự hủy diệt, những cuộc chạy loạn “đổ xuống tàn tro xóm làng”, “cánh đồng cỏ cháy”, “trăm căn nhà cháy bên sông”… Đó là ngon lửa của giặc thù, thiêu dụi làng quê từ những căn nhà cho đến những cánh đồng bát ngát. Nhân dân điêu đứng, lầm than, bà bế cháu nheo nhóc chạy qua những quãng đồng, bên kia lửa vẫn cháy.

“Lửa” còn là ngọn lửa của sức sống và niềm hy vọng “lửa hạ” , niềm tin “như mặt trời có lửa hạ ngày mai”, tin tưởng vào những điều kỳ diệu sẽ đến.

Bao giờ ấm bếp lửa hồng

Nhìn em chở lúa sang sông tình người.

(Bao giờ, 14, tr. 29)

Đôi khi, “lửa” gợi sự mỏng manh, thưa thớt, cũng là những buồn đau ám ảnh trong cuộc đời:

Đêm cô độc cuối miền hư ảo Ai cùng ta thắp ánh lửa cuối cùng Những xác lá bến hoàng hôn trôi nổi.

(Bóng hoàng hôn, 17, tr. 45)

“Lửa” cũng là sự chiêm nghiệm những triết lý nhân gian, là sự quan sát, đúc kết của chính nhà thơ:

Sau khi miệng đắng tiếng cười Ngồi nhìn lửa thử vàng mười ai ơi.

(Một mình, 12, tr. 74) Hay:

Tối đèn tắt lửa dụm dành chất quê Cái thời củi ướt cơm khê Mà tình quê vẫn tình quê no tròn.

(Nhớ ơi nồi đất bắp rang, 13, tr. 45)

Qua đây, ta thừa nhận rằng, nhà thơ có những sự rung cảm đặc biệt với những điều bình dị, tưởng chừng như chẳng là gì trong cuộc sống. Đâu cứ phải tùng, trúc, cúc, mai mới có ý thơ hay; đâu cứ phải cây đa, bến nước con đò, khách bộ hành mới gợi được chất nhà quê. Với Trần Vạn Giã, chất quê nhà cứ mộc mạc cùng năm tháng, trải qua thăng trầm, biến cố của lịch sử, thời gian nhưng nhiều giá trị văn hóa vẫn được bảo toàn, nhà thơ tìm ra những điểm tích cực để không bị xa lánh sự đời là thế!

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần vạn giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)