Thơ phê phán hiện thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần vạn giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 37 - 40)

5. Cấu trúc luận văn

2.1 Cảm hứng chủ đạo

2.1.1.3 Thơ phê phán hiện thực

Trong công trình Toàn cảnh thơ Việt Nam 1945 - 1975, tác giả Nguyễn Bá Thành đã khẳng định “Cảm hứng phê phán hiện thực như là một cảm hứng chủ đạo

trong thơ đô thị miền Nam” [33, tr.298]. Xu hướng chủ yếu của thơ miền Nam dưới

chế độ Sài Gòn vẫn là phê phán thực trạng xã hội chiến tranh loạn ly, bế tắc và buồn đau. Hình ảnh quê hương đất nước như một “cõi nhiễu nhương”, thậm chí còn là xứ địa ngục, vũng lầy của mọi sứ khổ đau và bất hạnh. Trần Vạn Giã không phải là một nhà thơ chống Cộng, ông cũng không thể hòa mình với cái chính thể mục ruỗng, bù nhìn như vậy. Như nhiều nhà thơ khác, thơ ông khó tránh khỏi sự quẩn quanh, bế tắc và những day dứt thường trực. Bao trùm lên làng xóm, là những không khí ảm đảm và quạnh hiu:

Trưa há hốc tàn xiêu mền quạnh quẽ Con chó vàng bụng đói mắt buồn thiu

Chị bồng em mòn tay vai áo rách

Nhìn nồi khoai ngồi khóc buổi cơm chiều.

( Trưa ở trại tập trung, 14, tr. 27) Đó là cảnh đói khổ của những gia đình nheo nhóc, đọc thơ mới thấy được sự đồng cảm và thấu hiểu đến lạ kỳ của nhà thơ. Cái đói, cái nghèo phủ kín những trang thơ, con người khô cạn sức lực để nói chuyện ân tình. Đôi khi họ cũng buông xuôi, phó mặc số phận và tìm đến một sự giải thoát nhất định:

Trưa nghèo hết gạo nấu cơm Nhìn nhau không nói nuốt đờm mấy hôm

Rong mình trong ngọn mưa thơm Chúng tôi ôm trọn một chòm mây bay.

(Trưa nghèo, 14, tr. 9)

Bữa trưa nghèo hiện lên thật đau xót, hoàn cảnh thiếu thốn, cái nghèo đói bao trùm lên cả bốn câu thơ. Nhà thơ dùng từ rất đời thực đó là “nuốt đờm”, đã tạo nên

Qua những tháng năm, thăng trầm cùng cuộc sống quê hương, từ mốc năm 2000, Trần Vạn Giã lại lần lượt xuất bản những tập thơ hoàn toàn theo thể thơ lục bát. Năm 2006, trong lời tựa cho tập thơ lục bát Trầm tư với lá của ông, nhà thơ, dịch giả Đào Xuân Quý viết rằng: “Trần Vạn Giã đã đi vào một con đường quá gay go, nguy hiểm đối với người làm thơ xưa nay…Gay go, nguy hiểm vì rất dễ sa vào

chỗ đơn điệu, dễ biến thành vè, dễ làm người đọc chán”. [10, tr. 5] Nhưng Trần Vạn

Giã đã tránh được tất cả những điều đó và gây được ấn tượng tốt nhờ có những câu thơ chân thật, có nghĩa, có tình. Đọc Hồn Chữ được viết cách đây hơn 50 năm, người đọc có thể bổ sung thêm rằng chính âm điệu “lục bát”, chất nhà quê đã làm giàu thêm hồn thơ Trần Vạn Giã.

Võ Chân Cửu đã từng nhận xét trong bài viết về Lục bát Trần Vạn Giã (tháng 12 – 2016) “Với thơ, giờ đây “hình thức” xem ra không còn là cái quyết định như nhiều người lầm tưởng. Cũng chính nhờ vậy, nên thơ Việt từ đó lại bắt đầu một giai đoạn phong phú mới. Và thể thơ lục bát, qua cơ hội này cũng đã chứng tỏ sự kỳ diệu của những âm điệu, ngôn ngữ mới. Vào năm 1963, chàng trai Trần Vạn Giã, lúc này vừa tròn 18 tuổi, từ nghiệp văn chương, đã có những vần thơ diễn tả những

khổ nhọc từ việc “lang chạ” với vần điệu”:

Một ngày đốt những bài thơ Đun trong khói ngọn đèn mờ vô vi Mê rừng chán đoạn cổ thi

Bỏ quê trôi dạt ta đi lên ngàn Đời này có hợp có tan

Nên thơ ta cháy dịu dàng trong mơ.

(Đốt thơ, 17, tr. 21)

Hai câu cuối trong bài thơ cho thấy sự nhận chân của tác giả về những giá trị cuộc đời. Chưa phải là tuyệt tác, nhưng đây là một bài thơ tuyệt vời trong thời kỳ ấy. Ở một bài tiếp đó, ông đã cảm ơn “mây bạc”, một loại vật chất mà nhiều người có thể cho là phù phiếm, nhưng người đang theo đuổi hồn thơ thì lại là những hình tượng…vô giá.

Tôi rơi vào cõi tuyệt cùng Nghe từ thiên cổ về chung mối sầu

Hôm nay cho đến ngàn sau Biết còn sóng vỗ bên cầu đưa trăng

Lạnh hồn lạnh cả chiếu chăn Ngờ đâu mặt đất có thằng người tôi

Hôm nay vò gạo hết rồi Dế đùn bếp đất cái nồi chèo queo

Cám ơn mây bạc đang theo Dìu tôi lơ lửng cuối đèo nhân sinh.

“Thấu thị” cõi nhân sinh

(Cám ơn mây bạc, 17, tr. 23)

Cùng phê phán hiện thực, cùng tìm về quê hương để khơi gợi tinh thần quật khởi đấu tranh, thơ của Trần Quang Long đi sâu vào chất trữ tình, khiến cho người đọc cảm nhận được sự đau đớn, quằn quại của đất nước.

Làng thôn ta chắc đã tan tành cả Từng tấn bom tuôn cháy nát lòng

(Tiếng hát người tù – Trần Quang Long)

Dòng Hương, không phải đây dòng máu Núi Ngự, xương người chất ngất phơi

(Huế ơi – Trần Quang long)

. Còn thơ cuả Trần Vạn Giã lại đi sâu vào hiện thực, một hiện thực trần trụi đến buốt nhói:

Sáng ngày lính trói dẫn ra

Bịt bùng cô – nét giống ma hốt hồn Tôi nhìn ba xác chưa chôn

Kề bên roi điện mấy bồn xa bông

Vào thời điểm sau biến động 1963 ở Miền Nam, cuộc chiến ngày càng lan rộng, một số trí thức, giáo sư đại học từ phương Tây trở về đã ra sức truyền bá chủ nghĩa “Hiện sinh”, khiến tâm trí của người dân, nhất là tầng lớp thanh niên có học ngày càng bị nhiễu loạn. Những từ ngữ Hán Việt mang tính triết học như “dấn thân”, “thân phận” đang trở nên thời thượng trong ngôn ngữ văn chương,. Vậy mà câu thơ Trần Vạn Giả lại khá “nôm na”. Những từ ngữ dân giã, như “vo gạo”, “chèo queo”…được ông dùng đúng chỗ, nên bài thơ vẫn có được sức sống riêng, truyền được những nguồn cảm hứng đặc biệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần vạn giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)