Thơ cùng quê hương trên con đường xây dựng hạnh phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần vạn giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 33 - 37)

5. Cấu trúc luận văn

2.1 Cảm hứng chủ đạo

2.1.1.2 Thơ cùng quê hương trên con đường xây dựng hạnh phúc

Chủ đề về gia đình, quê hương, đất nước luôn là một nội dung xuyên suốt quá trình sáng tác của thơ Trần Vạn Giã. Có thể là xuất phát sự đồng điệu, thấu hiểu sâu sắc con người và được chứng kiến từng sự thay đổi dù là nhỏ nhất quê hương mình sống, chất rơm rạ trong nhà thơ không cần lửa mà vẫn bùng cháy đến lạ. Nhà thơ đã từng nói vui với nhà phê bình văn nghệ Hoàng Nhật Tuyên: “Ông đọc cho vui, chứ

thơ tôi toàn chuyện rơm rạ, chuyện nhà quê… không à!”. Đọc thơ của Trần Vạn

Giã thấy ông dành nhiều tâm huyết với chủ đề quê hương, đất nước. Những tứ thơ mộc mạc, chân quê, đó chính là những mảnh hồn quê lấp lánh làm cho thơ ông gây được nhiều ấn tượng với người đọc.

Trần Vạn Giã sinh ra trong một vùng đất ven biển khô cằn, nơi đầy nắng gió (Tu Bông, Vạn Giã, Khánh Hòa). Người dân ở đây quanh năm lam lũ với mảnh vườn, cực khổ từng ngày để mưu sinh. Ông đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc đời. Tận sâu trong con người nhà thơ luôn chất chứa bao tâm sự về con người và cuộc sống xung quanh. Với nhà thơ, quê hương chính là hơi thở, mang hơi ấm của tình người, tình đời. Ấn tượng về quê hương, về con người được gửi vào những trang thơ của ông:

Mẹ tôi như bóng cau gầy Nhớ con đứa ở nơi này nơi kia Đứng nhìn Đèo Cả, Đá Bia Rừng cao, biển rộng không chia cách làng

Ngậm ngùi trong gió Tu Bông Khăn tang tiễn mẹ trắng đồng chiều nay

(Mẹ tôi như bóng cau gầy, 16, tr.18) Sinh ra và lớn lên trong một vùng quê nghèo khó, Trần Vạn Giã chưa bao giờ giấu giếm điều này. Ở bài thơ “Nhà quê, tôi là nhà quê” ông viết: “Tôi là đất của quê nhà/ Là than nướng những trái cà dái dê/ Dạ thưa cứ khen và chê/

Vẫn tôi: con của nhà quê suốt đời” [13, tr. 32]. Đọc những câu thơ mộc mạc,

gần gũi này ta thấy rõ chất chân quê của nhà thơ, ông đặt cả một tập thơ của mình là “Lục bát nhà quê”. Nỗi trăn trở về một vùng quê khó nhọc, lam lũ cứ trở đi trở lại trong thơ ông. Vì vậy, những việc như “đói phải ăn củ nầng”,

dùng “vỏ bầu đựng nước”, “mo cau gói nắm cơm”, “mót lượm từng bông lúa

rơi trong mùa gặt”,… tất cả những điều dù nhỏ nhặt nhặt nhất cũng được nhà

thơ nâng niu, trân trọng đưa vào thơ, giản dị mà lay động lòng người. Trần Vạn Giã luôn tìm thấy trong cảnh làng quê nghèo khó ấy bao tình nghĩa, bao nét đẹp. Từ những lời ăn tiếng nói, từ câu hát ru con sau bờ tre, tới cách ứng xử hay phong tục, tập quán… đều được ông chọn lọc đưa vào thơ, tạo cho người đọc có sự liên tưởng đa chiều khi tiếp cận. Cũng có lúc Trần Vạn Giã viết về tâm trạng buồn, nhưng đó là tâm trạng buồn gắn liền với cảnh sống rất đáng yêu của người dân quê:

Đũa tre tôi gõ gáo dừa Gõ vào cái đói cơm chưa kịp vần

Cát ơi, tôi xóa dấu chân Cho buồn theo nắng ngoài sân vào thềm.

Hoàng Nhật Tuyên đã khằng định chất “nhà quê” của nhà thơ Trần Vạn Giã

Đúng vậy, từ câu nói của anh, tôi thử tìm và thấy thơ anh quả là có nhiều rơm rạ

thật”. Đây là một vài câu trong số rất nhiều câu thơ của ông:

Khói rơm bay khắp đồng làng Xa xa bóng núi vắt ngang trời chiều

(Con về, 18, tr. 46)

Đi qua bão tố sáng nay

Lửa rơm ai đốt khói bay lên rừng

(Ru, 12, tr. 68)

Học làm những ngọn khói rơm Cứ bay lên tận những chòm mây cao

(Tôi và Đất Sét năm 1976, 13, tr. 52) Quê hương là đề tài rất đáng chú ý trong thơ Trần Vạn Giã. Dù là rơm rạ hay cỏ cây, khói bếp, thậm chí là tiếng mối kêu cọt kẹt trên cột nhà… đều góp phần làm cho thơ ông thêm thơ khi hướng về quê hương, về nguồn cội như ông tự tâm sự trong bài thơ Với cỏ bên đường:

Về ngồi dưới bóng dừa cao

Ngồi nghe hồn của ca dao êm đềm Ai ơi máu chảy về tim Thơ tôi dẫn dã đi tìm nguồn xưa

(Với cỏ bên đường, 13, tr. 52)

Nói về đề tài quê hương đất nước, người đọc ấn tượng nhiều hơn cả đó chính là những bài thơ ông viết về quê mình. Cũng chính ở đó, nhà thơ Trần Vạn Giã một lòng hướng về cội nguồn quê hương, về phía nhân dân trên con đường xây dựng hạnh phúc. Cũng có lúc thơ ca ngợi quê hương đất nước, con người, tình yêu:

Đây vùng oanh tạc tự do Từ cao đổ xuống tàn tro xóm làng

Bà già tay xách nách mang Bước đi mấy bước gặp tràng đại liên.

Đồng bào tay dắt tay bồng trốn bom Ruộng đồng thiếu hạt thóc thơm Đêm nghe tiếng khóc trên chòm sao thưa.

(Chuyện vùng bất an, 9, tr.32)

Hùynh Như Phương đã nhận xét “Nhiều bài thơ khác của Trần Vạn Giã viết trong giai đoạn này cũng thiên về giọng tự sự, chất tạo hình rõ hơn chất biểu cảm,

đúng hơn là cảm xúc nén lại, ẩn giấu sau bức tranh xã hội” [26, tr.12]. Trần Vạn

Giã là một tác giả trẻ, ngay khi mới bước vào con đường văn chương, đã bị săn đuổi gắt gao vì tinh thần phản kháng. Ông tham gia phong trào phản chiến, đòi hòa bình, chống “đôn quân bắt lính”, nhiều lần bị nhà cầm quyền giam giữ nhưng bản thân ông nhận thức sâu sắc nỗi đau của một dân tộc chịu nhiều nỗi đau thương. Dù trong hoàn cảnh tù đày, con người ấy vẫn làm thơ để trải lòng và một tấm lòng luôn hướng về quê hương, đó là nỗi thống khổ không từ nào kể xiết:

Những đòn roi điện bầm da Trẻ già còng hết chẳng tha người nào

Mấy tăng tứ trụ lộn nhào Người tù chính trị đã trào máu tươi.

(Trong tù, 14, tr. 23)

Đó là cái tôi có một sự nhạy cảm với chiến tranh, từ gốc rạ rơm đồng quê, thơ Trần Vạn Giã có lúc mang giọng phẫn uất, có lúc trầm buồn như một cơn gió thoảng qua mà cũng khiến lòng man mác:

Rưng rưng mùa cau cũ Lưng đầy vai mang áo rách đồng chiêm

Mẹ xé vội khăn tang Trong cơn gió tháng tư se nhịp buồn góa phụ

Mà những trận mưa bom vẫn rơi…

Hình ảnh người góa phụ “xé vội chiếc khăn tang” trong bài thơ thể hiện sự nhọc nhằn của kiếp người, nó hiện hiện lên sừng sững, không mang tầm vóc sử thi mà thể hiện sự bản lĩnh, sức chịu đựng nỗi đau của con người. Một người đàn bà vò

võ nuôi con một mình, chôn chặt nỗi đau mất chồng để cứng cỏi gánh chịu những tai ương, bất hạnh đang đè trên đầu mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần vạn giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 33 - 37)