Ngôn ngữ thơ mộc mạc, chân thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần vạn giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 71 - 73)

5. Cấu trúc luận văn

3.2 Ngôn ngữ

3.2.2 Ngôn ngữ thơ mộc mạc, chân thành

Dù được sáng tác theo thể thơ tự do hay lục bát thì ngôn ngữ thơ Trần Vạn Giã vẫn rất giản dị, dễ gần. Những câu thơ của ông mang hơi thở đời sống, thật thà, chất phác, không cầu kỳ, hoa mỹ như cũng đạt được những sự tinh tế nhất định. Trong số 11 tập thơ đã xuất bản, thì chỉ có 2 tập Lục bát nhà quêLục Bát Trần Vạn Giã

thể thơ tự do cho phép nhà thơ tự do lựa chọn từ ngữ trong thơ. Vốn từ ngữ trong thơ ông là từ ngữ của đời thường, gần gũi với đời sống của nhân dân. Có thể nói ngôn ngữ này là ngôn ngữ được chắt lọc từ cuộc sống lam lũ, nghèo đói và thực tế trải nghiệm của nhà thơ.

Trần Vạn Giã luôn hướng đến diễn đạt thơ một cách tự nhiên, ông đến với thể thơ tự do như một lẽ tất nhiên để trải lòng, để giãi bày những ẩn ức của cuộc đời. Thơ tự do cho phép nhà tơ tự viết theo mạch cảm xúc tuôn trào, mạch thơ có thể liên tục hoặc ngắ ối vần và nhịp linh hoạt, tùy thuộc vào mạch cảm xúc và đối tượng miêu tả ả năng diễn tả những trạng

ồn con người, phả ộc sống rộ ể .

Tuy nhiên, cũng có lúc ngôn ngữ thơ trở hóm hỉnh, mỉa mai cho thân phận mình và cuộc đời. Đi qua nhiều cung bậc cảm xúc, tất cả những tình cảm của nhà thơ được truyền tải một cách tinh tế bằng một ngôn từ tự nhiên nhưng cũng không kém phần ấn tượng.

Chỗ này ăn bắp đánh Tây Chỗ này gác giặc trên cây chưng bồi

Bảy năm Mỹ chiếm ruộng đồi Còn bao lâu nữa thu hồi rẫy nương.

(Lời tự tình của mẹ)

Thơ bày tỏ cảm xúc và tâm trạng của mình. Ngôn ngữ thơ biểu hiện được nhiều khía cạnh gần gũi với cuộc sống. Chính cách thể hiện mộc mạc, trong sáng đã thể hiện được một cái tôi rất riêng của cá nhân người sáng tác.

Thơ Trần Vạn Giã hướng tới những ngôn ngữ gần gũi hơn, thân thuộc như chính hơi thở hàng ngày. Nhà thơ sử dụng những ngôn ngữ bình dị, chất phác, và đặc biệt là ngôn ngữ thơ xoáy sâu hiện thực. Không phải là những viên châu ngọc mà là những hiện thực trần trụi, thô nhám, dữ dội và ác liệt trong cuộc sống chiến tranh. Tất cả nhằm diễn tả một cách cụ thể, trực tiếp nhất với những vấn đề của đời sống. Ngôn ngữ thơ ông bỏ qua những cách điệu để trở về với những lời

nói thông thường. Chính vì thế mà cảm hứng thơ càng trở nên mãnh liệt, sôi nổi và sâu sắc hơn:

Trưa há hốc tàn xiêu niềm quạnh quẽ Con chó vàng bụng đói mắt buồn thiu Chị bồng em mòn tay vai áo rách

Nhìn nồi khoai ngồi khóc buổi cơm chiều

(Trưa ở trại trập trung)

Ở mỗi nhà thơ trẻ lúc bấy giờ đều có những lựa chọn ngôn ngữ, hình ảnh khác nhau, thích hợp cho thơ của mình. Với Trần Vạn Giã bằng các thể thơ truyền thống như lục bát, tứ tuyệt nhà thơ đã dung những ngôn từ hết sức bình dị như: “bữa cơm chiều”, “đồng lúa”, “bờ tre”, “mái tranh”, “luống cà”, “mái tranh”,…

Về trên đồng lúa tháng ba Con trâu, cái cuốc, bóng đa đầu làng

(Hoạt cảnh sau ngày ra tù) Ruộng đồng bát ngát

Ngô khoai tốt hạt

Dòng sông tắm gội phù sa Núi non tram nguồn gỗ quý

(Bài ca đất nước)

Đó là ngôn ngữ thơ mộc mạc, chân quê đầy nghĩa ân tình. Nhà thơ luôn dành cho người dân mình những tình cảm thương mến, bằng cách gọi tên những những miền đất như “Tu Bông, Phan Rang”; gọi tên những người “anh, chị, bà, cháu, mẹ” thể hiện được sự thiết tha với gia đình và quê hương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần vạn giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)