Cái tôi một lòng hướng về tinh thần dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần vạn giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 54 - 56)

5. Cấu trúc luận văn

2.2 Cái tôi trữ tình trong thơ Trần Vạn Giã

2.2.2.4 Cái tôi một lòng hướng về tinh thần dân tộc

Tinh thần dân tộc ở các nhà thơ, nhà văn nói chung có thể thấy rõ nhất đó là tấm lòng thiết tha yêu nước, có thái độ căm phẫn trước kẻ thù. Sinh ra trong “ánh hỏa châu thay thế ánh trăng vàng, tiếng đại bác lấn át tiếng ru con”, khi đi học “họ

không biết gì ngoài những điều mà bộ thông tin muốn cho họ nghe”[20, tr. 45]. Tuổi

trẻ ở miền Nam lớn lên trong hoàn cảnh quê hương đang từng ngày héo hon vì bom đạn, tận mắt nhìn thấy những cảnh đời bất hạnh. Nhận ra bộ mặt gian xảo của Mỹ - Ngụy, trong họ có một sự thức tỉnh mạnh mẽ, tạo thành một làn sóng chống Mỹ đầy quật khởi của thành thị miền Nam nói chung.

Đó là cảnh bà bồng cháu khòm lưng chạy loạn, để trốn những trái bom nổ chậm giữa những tháng ngày cơ cực, vừa chạy vừa uất hận, còn gì đau hơn khi chứng kiến “tình cảnh người về”:

Niềm đau xót còn gì tôi hỏi lại Nhành cây khô mang chật tuổi ưu tư

Dấu chân đi cũng bắt đầu mục nát Mùa tai ương đè nặng bả vai người.

(Tình cảnh người về, 7, tr. 4)

Bên cạnh những cảnh oanh tạc của máy bay, cảnh điêu tàn của xóm làng, Trần Vạn Giã vẫn nhìn thấy ở quê hương một góc trời tươi đẹp khiến con người không thể không rung động, không thể không yêu thương:

Yêu làm sao con ao nương sắn Thương làm sao bờ giậu luống khoai Mái chùa xưa ươm hồi chuông tín mộ Tóc em về trải rộng chuyến đò ngang.

Tự sâu trong ý thức của Trần Vạn Giã, con người và cả dân tộc sẽ không bao giờ chịu khuất phục dưới đạn súng của kẻ thù, vượt lên trên tất cả đó là sự đoàn kết, sự trỗi dậy, đứng lên từ đau thương. Nhà thơ đã dựng lại tượng đài lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước như một khát khao và niềm tin không bao giờ vụt tắt, với những khẩu hiệu thơ dõng dạc, đường hoàng. Chính vì vậy, lớp trẻ miền Nam có tinh thần hành động, nhập cuộc và suy nghĩ tích cực hơn về thắng lợi:

Thơ Việt Nam Như đoàn quân xung kích

Nhằm đích mà đi Thẳng đường mà tiến

Bài ca ra trận Ta đi trong lớp đạn thù

Kiên gan vững chí tiếp thu hòa bình.

(Bài ca đất nước, 14, tr. 68) Hay:

Kẻ thù muốn dân ta

Làm những bóng ma trên vùng thành thị.

(Bản sơ khảo nơi tôi đã sống, 9, tr. 44) Ở khắp nơi cuộc nổi dậy đang tưng bừng, rộn rã từ nông thông đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi , tất cả đã tạo nên một ngọn lửa căm thù giặc sâu sắc, có sức mạnh thiêu cháy quân thù:

Lửa nổi lên Huế, Sài Gòn, Đà Nẵng

Lửa đốt tham tàn giặc cướp nước qua đây.

(Lửa đốt) Ta đứng lên và hát bài ca

Phá xiềng nô lệ

Đường ta đi xáp mặt bạo quyền Chúng ta hãy

Nhen lửa bên nhau mừng giải phóng

Thôi thúc ngọn cờ và máu của an hem quyết tử

Có tiếng gọi hòa bình thất thanh trong màn đêm dày đặc.

(Tin mùa gió mới)

Sống giữa những cuộc đời chung, hòa vào khúc ca hùng tráng của bản hợp xướng đấu tranh đòi tự do. Nhanh chóng vượt qua sự bi lụy, yếm thế, nhà thơ có một sự chuyển mình rõ rệt, cùng với các nhà thơ trẻ khác, Trần Vạn Giã đã góp vào tiếng nói dân tộc những vần thơ lay động lòng người :

Niềm vui tuyệt đỉnh, ru lời… Là ru hạnh phúc đời đời chúng ta Nhà quê – Cơm nắm với cà

Thuyền quyên bóng lượn – Ý tà tà bay Vơn vai xới luống ruộng cày

Ơi em – Nở rộ một ngày hồng ân.

(Ơi em, hòa bình, 14, tr. 24)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần vạn giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)