Biểu tượng “rơm rạ”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần vạn giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 69 - 71)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.3 Biểu tượng trong thơ Trần Vạn Giã

3.1.3.5 Biểu tượng “rơm rạ”

Sinh ra và gắn liền tuổi thơ mình với Tu Bông, Vạn Giã – vùng đất ven biển khô cằn, đầy nắng và gió, nơi người dân quanh năm lam lũ với mảnh vườn, thửa ruộng để mưu sinh, nên lớn lên, dù trải qua bao thăng trầm của cuộc đời, nhưng Trần Vạn Giã vẫn luôn hướng về quê nhà, mang hơi ấm của đất, của tình đời, tình người nơi quê nhà vào thơ. Ai đã từng đọc, quan tâm đến thơ Trần Vạn Giã đều dễ dàng nhận thấy rằng, thơ ông có nhiều bài hay, đặc biệt là những bài thơ, những tứ thơ viết về quê nhà của mình. Những điều mà nhà thơ Trần Vạn Giã gọi là rơm rạ, là chuyện nhà quê ấy, đó chính là những mảnh hồn quê lấp lánh làm cho thơ ông gây được ấn tượng với người đọc. Biểu tượng “rơm rạ” xuất hiện 24 lần trong 13 tập thơ. Ở bài thơ “Nhà quê, tôi là nhà quê” ông viết: “Tôi là đất của quê nhà/Là than nướng những trái cà dái dê/ Dạ thưa cứ khen và chê/

Vẫn tôi: con của nhà quê suốt đời”. Thậm chí ông còn có cả một tập thơ lấy tên

sinh ra, nuôi mình lớn lên, mà có lẽ Trần Vạn Giã luôn tự hào về điều đó. Vì vậy, những việc như “đói phải ăn củ nầng”, dùng “vỏ bầu đựng nước”, “mo

cau gói nắm cơm”, “mót lượm từng bông lúa rơi trong mùa gặt”,… tất cả được

ông lãng mạn hóa, thi vị hóa, nâng niu tạo thành những câu thơ lay động long người. Không trăn trở, than thở mà Trần Vạn Giã luôn tìm thấy trong cảnh làng quê nghèo khó ấy bao tình nghĩa, bao nét đẹp.

Viết về quê hương mỗi nhà thơ có một cách riêng. Trần Vạn Giã không đề cập đến những vấn đề cao siêu mà chọn những chi tiết, những hình ảnh quen thuộc, giản đơn, dung dị, có khi chỉ là ngọn cỏ ven đường, là chiếc nón cời của mẹ, là hàng cau, nương đồi, là mùi bả mía, mùi rơm rạ trên con đường lồi lõm vết chân trâu…Cả đến khi viết về tình yêu, những câu thơ của anh cũng ngọt ngào theo những tình tiết đậm nét chân quê:

Theo em theo những cánh cò

Theo em cũng bởi tiếng hò khoan đưa Rơm khô phơi đất đồng trưa

Đời anh bùn rạ nắng mưa đã nhiều

(Dư hương ngày cũ)

Trong một đoạn thơ, Trần Vạn Giã đã dùng biểu tượng “rơm rạ” với hai nghĩa cụ thể và trừu tượng. “Rơm khô” chính là được dùng với nghĩa cụ thể, “đời anh bùn rạ” được dùng với nghĩa trừu tượng. Đó là một cách kết hợp độc đáo, tạo cho thơ những ý nghĩa khác nhau. Trở lại chuyện Trần Vạn Giã nói thơ mình toàn rơm rạ. Đúng vậy, từ câu nói của ông, tôi thử tìm và thấy thơ ông quả là có nhiều rơm rạ thật. Sau đây là một vài câu trong số rất nhiều câu thơ của ông:

Khói rơm bay khắp đồng làng Xa xa bóng núi vắt ngang trời chiều.

(Còn về)

Xin làm mây trắng lang thang Xin làm khói rạ đồng làng chiều nay.

"Lửa rơm" thể hiện sự vội vàng, thoáng qua:

Đi qua bão tố sáng nay Lửa rơm ai đốt khói bay lên rừng

(Ru, 12, tr. 68)

Học làm những ngọn khói rơm Cứ bay lên tận những chòm mây cao.

(Tôi và Đất Sét năm 1976, 12, tr. 52) Quê hương là đề tài rất đáng chú ý trong thơ Trần Vạn Giã. Dù là rơm rạ hay cỏ cây, khói bếp, thậm chí là tiếng mối kêu cọt kẹt trên cột nhà… đều góp phần làm cho thơ ông thêm sâu sắc khi hướng về quê hương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trần vạn giã từ góc nhìn tư duy nghệ thuật (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)