Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 34 - 36)

3.1 .Điều kiện tự nhiên

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.2.1. Dân số, dân tộc

Vùng đệm của Khu bảo tồn ĐaKrơng có 4.144 hộ; 23.172 khẩu, phân bố trong 10 xã. Số nhân khẩu trong một hộ khá cao, bình quân 6 người/hộ (xem phụ biểu 04). Mật độ dân số trung bình trong khu vực 27,6 người/km2, song sự phân bố dân cư rất không đồng đều theo địa bàn từng xã. Tại các xã gần thị trấn, ven đường quốc lộ hay các đường dân sinh lớn thì dân số thường tập trung khá đơng đúc, ngược lại ở vùng cao, vùng xa, dân cư thường rất thưa thớt. Tỷ lệ tăng dân số trung bình trong giai đoạn 2002 - 2005 là 1,89%; tuy có giảm dần trong những năm gần đây, nhưng tỉ lệ vẫn còn cao.

Trong vùng có 3 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Vân Kiều chiếm đại đa số (42,9%), dân tộc Kinh (28,6%) và dân tộc Pa Kô (28,5%). Hầu hết đồng bào dân tộc vẫn sống dựa vào nương rẫy là chính, diện tích đất

canh tác rất ít, đời sống của đồng bào các dân tộc nhìn chung cịn khá nghèo nàn và lạc hậu.

3.2.2. Lao động và sự phân bố lao động trong khu vực

Tồn khu vực có 15.220 lao động, chiếm 45% dân số, trong đó nam có 7.552 lao động (chiếm 49,6%), nữ có 7.668 lao động (chiếm 50,4%). Lao động tập trung chủ yếu ở khối sản xuất nông nghiệp (chiếm 93%), đây là nguồn lao động dồi dào có thể huy động vào việc sản xuất lâm nghiệp, xây dựng Khu bảo tồn và phát triển lâm nghiệp xã hội.

3.2.3. Các hoạt động kinh tế trong khu vực- Sản xuất Nông nghiệp: - Sản xuất Nơng nghiệp:

+ Trồng trọt: Diện tích đất đai dành cho sản xuất nơng nghiệp là 5.624 ha chiếm có 4,6% tổng diện tích tự nhiên. Các lồi cây trồng chính là lúa và các cây hoa màu như Ngô, Khoai, Sắn, Lạc,… Do phương thức quảng canh vẫn là chủ yếu, năng suất cây trồng hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết, chưa chủ động được tưới tiêu và đầu tư phân bón thấp nên năng suất cây trồng thấp và khơng ổn định. Do đó bình quân lương thực đầu người chỉ khoảng 18,5 kg/người/tháng. Vì vậy, số hộ đói nghèo của 10 xã vùng đệm lên tới 2.488 hộ (theo tiêu chí mới) chiếm 60% số hộ; số hộ trung bình và khá 1.656 hộ (chiếm 40%).

+ Chăn ni: Tổng đàn gia cầm, gia súc tồn huyện có 5.282 con trâu; 4.011 con bò, 10.893 con lợn, 59 con ngựa, 3.465 con dê và: 53.140 con gia cầm (Theo niên giám thống kê 2005).

- Sản xuất Lâm nghiệp

Trong khu vực hiện nay có Lâm trường Hướng Hóa với 38 cán bộ cơng nhân viên làm công tác sản xuất lâm nghiệp. Ngồi ra, cịn có Hạt kiểm lâm huyện ĐaKrơng đóng tại thị trấn Krơngklang với 20 cán bộ nhân viên kiểm lâm.

3.2.5. Cơ sở hạ tầng

Hiện có 2 đường quốc lộ đi qua địa bàn đã được hoàn thành, chất lượng tốt là Quốc lộ số 9 từ km 31 đến km 56 và đường Hồ Chí Minh từ cầu ĐaKrông đến km 72 theo hướng đi Tây Nguyên. Các tuyến đường nội huyện đã được thi công, bảo vệ chống sạt lở. Tuy nhiên, các tuyến đường liên thôn, đường lâm nghiệp,... còn chưa được sữa chữa hoặc xuống cấp nghiệm trọng. Phần lớn chỉ đi lại được trong mùa khô, cịn mùa mưa thì việc đi lại giữa các thơn, xã gặp nhiều khó khăn.

3.2.6. Y tế, giáo dục

Hệ thống y tế của huyện còn gặp rất nhiều khó khăn. Đến nay tồn huyện đã có 1 trung tâm y tế, 2 phòng khám khu vực, 14 trạm y tế và 82 giường bệnh; Đội ngũ cán bộ y tế gồm có: 106 cán bộ trong đó có 12 bác sĩ, 32 y sĩ, 26 y tá, 25 nữ hộ sinh, 5 cán bộ dược, (Niên giám thống kê 2005). Các phòng khám và các trạm y tế đều là những nhà bán kiên cố, trang thiết bị còn nghèo nàn. Đội ngũ y bác sĩ đều thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong vùng.

Hệ thống giáo dục cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu giáo viên, trường, lớp. Ngành học mầm non có 72 lớp, 84 giáo viên và 1.414 cháu; Ngành học phổ thơng có 23 trường, 377 lớp, 485 giáo viên và 8.148 học sinh (Niên giám thống kê 2005).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)