Các giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 67 - 71)

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Bước đầu đánh giá hiệu quả các giải pháp đã áp dụng trong quản lý bảo

4.3.1. Các giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng

bảo vệ rừng ở Khu BTTN ĐaKrông

4.3.1. Các giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyênrừng rừng

Để đáp ứng mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là một số mẫu điển hình của hệ sinh thái rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh vùng đồi núi thấp Bắc Trường Sơn của Việt Nam, trong những năm qua Khu BTTN đã áp dụng nhiều giải pháp để thực hiện quản lý bảo vệ rừng và đa dạng sinh học. Các giải pháp đã được áp dụng đó là:

- Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý.

- Kiểm soát các hoạt động khai thác gỗ và săn bắt động vật rừng. - Giáo dục về bảo tồn và nâng cao nhận thức.

- Đầu tư trang thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng. - Kiểm soát hoạt động xâm canh.

- Phòng cháy chữa cháy rừng.

4.3.1.1. Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý

Ban quản lý Khu BTTN mới được thành lập, nên còn thiếu cán bộ, nguồn cán bộ hiện nay của Khu BTTN chủ yếu được chuyển từ lực lượng Kiểm lâm sang và một số cán bộ trẻ mới ra trường. Cán bộ biên chế chỉ quen thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng đơn giản, thiếu kinh nghiệm hoặc chưa tham gia hoạt động quản lý bảo tồn. Mặt khác, do nguồn kinh phí hoạt động hạn hẹp, trang thiết bị thiếu nên hiệu quả hoạt động của cán bộ quản lý chưa cao. Năng lực cán bộ trong việc xây dựng kế hoạch quản lý bảo tồn cũng cịn nhiều hạn chế, chưa có hệ thống theo dõi, giám sát đánh giá đối với giá trị bảo tồn quan trọng như: các sinh cảnh, các lồi động thực vật có giá trị mang tính tồn cầu trong phạm vi Khu bảo tồn.

Mơi trường (CRES), tổ chức Birdlife International, tổ chức SNV Việt Nam,... Ban quản lý Khu bảo tồn đã gửi một số cán bộ tham gia các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn, tham quan học tập tại các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn bạn, tham gia các hoạt động điều tra, nghiên cứu trên địa bàn. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý dần được nâng cao và bước đầu đáp ứng được một số hoạt động của Khu bảo tồn.

4.3.1.2. Kiểm soát hoạt động khai thác gỗ và săn bắt động vật hoang dã

Cơng tác kiểm sốt các hoạt động khai thác gỗ và săn bắt động vật hoang dã được Ban quản lý Khu bảo tồn quan tâm nhiều nhất. Đây là hoạt động thường xuyên của công tác quản lý bảo vệ rừng. Ba trạm kiểm lâm khu vực cùng với đội kiểm lâm cơ động đã bố trí lực lượng kiểm tra, kiểm soát các phương tiện vận chuyển qua lại trong Khu bảo tồn nhằm ngăn chặn các hoạt động mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép. Số lượng các vụ vi phạm có giảm nhưng vẫn cịn xảy ra. Cơng tác tuần tra, kiểm soát các hoạt động trong rừng như tổ chức truy quét người dân vào rừng khai thác lâm sản trái phép, chưng cất dầu Re, bẫy bắt động vật hoang dã,... Tuy nhiên, do đời sống người dân cịn thấp, lao động dư thừa, thiếu cơng ăn việc làm, thiếu kỹ thuật thâm canh nên đời sống người dân địa phương còn phụ thuộc vào rừng. Mặt khác, do địa bàn rộng, địa hình hiểm trở, lực lượng cán bộ thiếu nên việc kiểm soát các hoạt động khai thác gỗ và săn bắt động vật hoang dã gặp khơng ít khó khăn. Trong những năm qua, mặc dù cơng tác quản lý bảo vệ đã tích cực thực hiện và đã đạt được một số kết quả quan trọng nhưng rừng vẫn còn bị xâm hại, hiện tượng người dân vào rừng khai thác, săn bắt vẫn còn xảy ra, việc quản lý lượng người vào rừng gặp rất nhiều khó khăn.

4.3.1.3. Giáo dục về bảo tồn và nâng cao nhận thức

Công tác giáo dục về bảo tồn và nâng cao nhận thức cho người dân đã được Ban quản lý Khu BTTN phối hợp với chính quyền địa phương và các trường phổ thông trung học cơ sở thực hiện bằng các hình thức như tổ chức

họp dân ký cam kết bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã, xây dựng hương ước bảo vệ rừng, vận động tham gia bảo vệ rừng, đóng biển cấm tam giác ở các tuyến đường vào tiểu khu, cấp phát tờ lịch truyên truyền, tổ chức thi tìm hiểu về cơng tác bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH ở 6 trường THCS,... nhằm nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH. Qua các hoạt động đó, nhận thức của người dân và chính quyền địa phương về các giá trị kinh tế, xã hội, môi trường và đa dạng sinh học cũng như mục tiêu quản lý của Khu bảo tồn dần được nâng lên. Tuy nhiên, công tác giáo dục về bảo tồn và nâng cao nhận thức chưa được thực hiện thường xuyên và chưa rộng khắp tồn bộ các vùng dân cư do kinh phí hoạt động chưa đáp ứng được. Mặt khác, một bộ phận lớn người dân mặc dù đã được tuyên truyền, giáo dục, hiểu được các quy định của pháp luật và giá trị của công tác bảo tồn và đa dạng sinh học nhưng họ vẫn chưa thay đổi được hành vi, họ vẫn lén lút vào rừng khai thác lâm sản trái phép, chưa thu hút được chính quyền và người dân tham gia tích cực vào hoạt động bảo tồn. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do từ khi Khu bảo tồn được thành lập tới nay người dân vùng đệm chưa có lợi ích kinh tế nào thơng qua hoạt động bảo tồn và vẫn chưa có các nguồn thu nhập thay thế khác.

4.3.1.4. Đầu tư trang thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng

Dự án đầu tư cho Khu bảo tồn đã được xây dựng và phê duyệt với tổng kinh phí là 14.100 triệu đồng, tuy nhiên kinh phí được cấp chưa đầy đủ so với dự án đã được phê duyệt, đến nay kinh phí chỉ được cấp khoảng 2.000 triệu đồng bao gồm các hạng mục: 1 nhà Hạt kiểm lâm, 2 nhà trạm kiểm lâm, 1 nhà du lịch sinh thái, hệ thống điện nước, đường giao thông nội bộ, và một số phương tiện, thiết bị thiết yếu khác. Kinh phí hoạt động hiện nay là vốn sự nghiệp kinh tế của Kiểm lâm do tỉnh cấp chủ yếu để trả lương và một số hoạt động nhỏ khác. Trụ sở văn phòng của Ban quản lý vẫn chưa có, trang thiết bị,

bảo vệ rừng, nghiên cứu khoa học và sinh hoạt của cán bộ, công chức của Khu bảo tồn, đặc biệt đối với phương tiện đi lại và hệ thống thông tin liên lạc. Việc đóng mốc giới trên thực địa đến nay chưa thực hiện được, chủ yếu phân biệt ranh giới trên thực địa theo các đặc điểm tự nhiên của địa hình như: sơng, suối, dơng núi, đường quốc lộ,...

4.3.1.5. Kiểm soát hoạt động xâm canh

Việc kiểm soát các hoạt động xâm canh được Ban quản lý Khu bảo tồn quan tâm thực hiện. Hoạt động xâm canh vẫn cịn xảy ra nhưng đã giảm.

Bảng 4.14: Diện tích đất bị xâm lấn vào Khu bảo tồn qua các năm

2003 2004 2005 2006

Diện tích xâm lấn 3,6 ha 2,1 ha 1,7 ha 1,8 ha Cán bộ của Khu bảo tồn thường xuyên bám sát địa bàn, kịp thời phát hiện, tuyên truyền, vận động bà con dân tộc hạn chế canh tác nương rẫy. Nguyên nhân của việc xâm canh do người dân vùng đệm tiếp giáp với Khu bảo tồn thiếu đất canh tác nông nghiệp, tập quán canh tác nương rẫy và do hệ thống ranh giới Khu bảo tồn chưa đóng mốc trên thực địa và hầu hết nhân dân trong vùng chưa nhận biết được ranh giới của Khu bảo tồn.

4.3.1.6. Phòng cháy chữa cháy rừng

Cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng được thực hiện rất tốt. Hằng năm, Ban quản lý đều xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng. Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy được thành lập và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên của ban chỉ huy; mùa nắng nóng dễ xảy ra cháy rừng đã phân công cán bộ trực phòng cháy rừng 24/24 giờ tại Ban quản lý và 3 trạm kiểm lâm. Mua sắm dụng cụ phòng cháy, chữa cháy; tổ chức diễn tập chữa cháy rừng; tuyên truyền vận động nhân dân về công tác phịng cháy chữa cháy rừng. Đến nay, khơng có vụ cháy rừng xảy ra trong Khu bảo tồn, chỉ có một số vụ cháy nhưng ở ngoài vùng đệm giáp Khu bảo tồn. Nguyên nhân dẫn tới cháy rừng chủ yếu là đốt để tạo đồng cỏ chăn nuôi, dùng lửa bắt ong, làm rẫy và thu nhặt phế

liệu. Phân khu phục hồi sinh thái có diện tích đất trống lớn với sự tác động thường xuyên của cộng đồng địa phương, vì vậy đây là nơi có tiềm năng cháy rừng cao. Cháy rừng gây cản trở quá trình tái sinh tự nhiên, quá trình phục hồi rừng, tuy nhiên cháy rừng ít gây ảnh hưởng tới giá trị đa dạng sinh học trong vùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)