Giải pháp về quản lý và bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 80 - 84)

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.1.Giải pháp về quản lý và bảo vệ rừng

4.4. Đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng

4.4.1.Giải pháp về quản lý và bảo vệ rừng

Để nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng và kiểm soát ngặn chặn các mối đe doạ tới tài nguyên rừng, đặc biệt là đối với các giá trị ĐDSH có ý nghĩa bảo tồn mang tính tồn cầu đang bị đe doạ như mục tiêu của kế hoạch quản lý đã xác định, từ các kết quả nghiên cứu đề tài đề xuất một số các giải pháp cho Khu BTTN ĐaKrông như sau:

* Tăng cường năng lực cho ban quản lý Khu bảo tồn

- Đào tạo, tập huấn chuyên môn về thi hành pháp luật, lý thuyết và thực hành nghiệp vụ tuần tra kiểm soát cần được thực hiện và cập nhật thường xuyên hằng năm tại Khu bảo tồn bởi các cơ quan chuyên môn của Trung ương, của tỉnh và các phịng chun mơn nghiệp vụ của Chi cục kiểm lâm tỉnh.

- Đào tạo kỹ năng lập kế hoạch và giám sát đánh giá các hoạt động quản lý bảo tồn bằng cách gửi cán bộ tham gia các lớp tập huấn được tổ chức nơi khác hoặc mời các chuyên gia về tập huấn tại địa phương.

- Đào tạo lý thuyết và thực hành kỹ năng giao tiếp làm việc với cộng đồng, các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức bằng cách gửi các cán bộ tham gia các lớp đào tạo tập huấn ngắn hạn tại các trường Đại học Huế hoặc Đại học Quốc gia Hà Nội,...

- Đào tạo lý thuyết và thực hành kỹ năng điều tra ĐDSH, theo dõi đánh giá các hệ sinh thái, quản lý và cứu hộ động vật hoang dã bằng cách gửi cán bộ tham gia các khoá học ngắn hạn hoặc tham gia các hoạt động điều tra, nghiên cứu của các chuyên gia, nhà khoa học của Đại học Huế hoặc Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Đại học Lâm nghiệp,...

- Tổ chức cho cán bộ Khu bảo tồn tham quan học hỏi kinh nghiệm tại các VQG và Khu bảo tồn khác trong nước và quốc tế.

- Tuyển dụng hoặc hợp đồng bổ sung đội ngũ cán bộ đã được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho Khu bảo tồn phù hợp theo quy định Nghị định 119/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm và Quyết định 186/2006/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế quản lý rừng

- Xây dựng trụ sở Ban quản lý, các trạm bảo vệ, cung cấp trang thiết bị, phương tiện thiết yếu phục vụ hoạt động nghiên cứu, tuần tra kiểm soát.

* Tăng cường kiểm soát các hoạt động khai thác gỗ và săn bắt động vật hoang dã.

- Tăng cường kiểm soát hoạt động săn bắt và khai thác gỗ bằng cách chốt chặn, kiểm tra chặt chẽ các cửa rừng, các trục giao thơng; kiểm sốt người vào rừng.

- Tuyên truyền và thuyết phục các đối tượng khai thác gỗ, thợ săn, người buôn bán ký cam kết không khai thác và buôn bán lâm sản, động vật hoang dã.

- Phối hợp với chính quyền địa phương và ban ngành thi hành pháp luật tổ chức tuần tra truy quét và xử lý các vi phạm của các đối tượng săn bắt động vật hoang dã và khai thác gỗ trái phép.

* Xây dựng hệ thống cột mốc ranh giới và biển báo trên thực địa

- Tổ chức hội thảo và xác định ranh giới giữa Khu bảo tồn và vùng đệm với các thành phần tham gia bao gồm: Ban quản lý Khu BTTN, chính quyền địa phương các huyện, xã tiếp giáp với Khu bảo tồn, các ban ngành của địa phương liên quan như: Nội chính, Nơng nghiệp, Kiểm lâm, Tài ngun mơi trường,...

- Đóng hệ thống cột mốc ranh giới trên thực địa giữa Khu bảo tồn và vùng đệm bằng các cột mốc bê tông tại các nơi tiếp giáp với các khu dân cư

- Thiết lập hệ thống biển báo hiệu tại các trục đường vào rừng. - Tổ chức tuần tra bảo vệ hệ thống cột mốc ranh giới.

* Giáo dục về bảo tồn và nâng cao nhận thức

- Xây dựng chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức về pháp luật, chính sách của nhà nước, tầm quan trọng và giá trị của rừng, đa dạng sinh học cho lãnh đạo chính quyền địa phương, cộng đồng người dân và học sinh trong vùng.

- Tổ chức các buổi hội thảo, họp dân để tuyên truyền về pháp luật, chính sách của Nhà nước, tầm quan trọng và giá trị của rừng, đa dạng sinh học cho lãnh đạo chính quyền và cộng đồng, người dân địa phương.

- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về bảo tồn, đa dạng sinh học cho cán bộ chủ chốt của xã và thôn bản.

- Đưa các hoạt động giáo dục môi trường trong trường học; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và xây dựng các câu lạc bộ xanh hoạt động tình nguyện về mơi trường, đa dạng sinh học và bảo vệ rừng.

- Xây dựng các chương trình Video, truyền thanh tuyên truyền, giáo dục về mơi trường và đa dạng sinh học trình chiếu tại các sinh hoạt cộng đồng và các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương.

- In ấn và cấp phát các loại lịch tuyên truyền, áp phích, tờ rơi cho chính quyền địa phương và người dân.

* Tăng cường mối quan hệ hợp tác với chính quyền địa phương, đơn vị và các ban ngành thi hành luật pháp

- Xây dựng kế hoạch và ký kết thoả thuận hợp tác quản lý bảo vệ rừng và đa dạng sinh học với chính quyền địa phương của 10 xã vùng đệm; Ban quản lý rừng phòng hộ sơng Thạch Hãn, Hướng Hố; các trường học trên địa bàn huyện; các ban, ngành Kiểm lâm, công an, quân đội huyện ĐaKrông, các đồn biên phòng và các tổ chức xã hội ở địa phương.

- Tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch hợp tác và định kỳ giao ban đánh giá và điều chỉnh các hoạt động hợp tác.

* Thu hút cộng đồng địa phương tham gia lập kế hoạch và triển khai các hoạt động quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học,

- Nghiên cứu xây dựng mơ hình quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng.

- Khuyến khích và vận động người dân tham gia lập kế hoạch và thực hiện hoạt động hằng năm của Khu bảo tồn như tham gia bảo vệ rừng, tuyên truyền vận động, các hoạt động du lịch sinh thái, các hoạt động phát triển vùng đệm, bảo tồn và phát triển các kiến thức bản địa,...

- Xây dựng các hội về quản lý bảo vệ rừng (động vật, lâm sản ngồi gỗ).

* Kiểm sốt hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ

- Nghiên cứu đánh giá tiềm năng lâm sản ngoài gỗ tại Khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông.

- Quy hoạch vùng và loại lâm sản được khai thác lâm sản ngoài gỗ trong Khu bảo tồn.

- Nghiên cứu gây trồng và phát triển các lồi lâm sản ngồi gỗ có giá trị hoặc có trữ lượng thấp.

- Hướng dẫn cho người dân về kỹ thuật khai thác, bảo quản và chế biến lâm sản ngoài gỗ.

- Phát triển thị trường lâm sản ngoài gỗ.

* Điều tra và quản lý hệ thống giá trị ĐDSH và cảnh quan

- Tiếp tục điều tra cơ bản về đa dạng sinh học của Khu bảo tồn.

- Nghiên cứu phân bố, đặc điểm sinh thái và tình trạng các sinh cảnh và quần thể các lồi động thực vật quan trọng như gà lơi lam mào trắng, bị tót,

- Lập hệ thống tuyến và ơ tiêu chuẩn để theo dõi, giám sát, đánh giá về đa dạng sinh học trong Khu bản tồn theo hướng định vị lâu dài.

- Lập kế hoạch và thực hiện hoạt động quản lý phù hợp cho các sinh cảnh và loài quan trọng.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học cho Khu bảo tồn.

- Điều tra và khai thác các cảnh quan thiên nhiên về rừng, thác nước, hang động,... trong Khu bảo tồn.

* Kiểm soát hoạt động xâm canh

- Quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy ổn định cho người dân. - Kiểm tra kiểm soát canh tác du canh trong mùa làm rẫy.

- Tuyên truyền, thuyết phục người dân ký cam kết không xâm lấn đất rừng Khu bảo tồn.

* Phòng cháy chữa cháy rừng

- Xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng của Khu bảo tồn. - Trang bị phương tiện, dụng cụ phục vụ cho phòng cháy chữa cháy rừng.

- Tuyên truyền vận động nhân dân về thực hiện các biện pháp phịng cháy chữa cháy rừng.

- Ký cam kết khơng đốt tạo đồng cỏ chăn nuôi, thu nhặt phế liệu. - Hướng dẫn kỹ thuật đốt rẫy cho người dân địa phương.

- Tập huấn kỹ thuật PCCC rừng cho cán bộ và dân địa phương.

- Xây dựng các tổ đội quần chúng tham gia phòng cháy chữa cháy rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 80 - 84)