Thực trạng về khai thác, sử dụng rừng và đất rừng ở Khu BTTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 61 - 67)

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng quản lý tài nguyên rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên

4.2.4. Thực trạng về khai thác, sử dụng rừng và đất rừng ở Khu BTTN

chung của Khu bảo tồn cũng như các nghiên cứu chun đề về bị tót, chim, các lồi thuộc bộ gà, linh trưởng, lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu,…

4.2.4. Thực trạng về khai thác, sử dụng rừng và đất rừng ở Khu BTTNĐaKrông ĐaKrông

Khu BTTN Đakrông được chia ra thành ba phân khu gồm (1) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; (2) Phân khu phục hồi sinh thái; và (3) Phân khu hành chính dịch vụ. Để đảm bảo mục tiêu quản lý dài hạn Khu bảo tồn, mỗi phân khu này có một phương thức quản lý riêng.

4.2.4.1. Đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

Khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích là 23.590 ha chiếm 62,67% diện tích Khu bảo tồn. Kiểu rừng chính là rừng lá rộng thường xanh vùng đất thấp. Phương thức quản lý đối với phân khu này là bảo vệ trọn vẹn rừng và tài nguyên rừng của phân khu. Do vậy, hoạt động quản lý của phân khu này là từng bước và tiến tới cấm nghiêm ngặt các hoạt động gây tác động xấu tới các sinh cảnh và các lồi động thực vật q hiếm có ý nghĩa quan trọng đối với

Bảng 4.10: Phương thức quản lý đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặtCác hoạt động Hình thức quản lý Các hoạt động Hình thức quản lý

1. Khai thác gỗ Cấm nghiêm ngặt

2. Săn bẫy bắt Cấm nghiêm ngặt

3. Khai thác dầu re Cấm nghiêm ngặt

4. Thu hái lá nón Cấm nghiêm ngặt

5. Khai thác song mây Cấm nghiêm ngặt

6. Lấy mật ong Cấm nghiêm ngặt

7. Đốt than Cấm nghiêm ngặt

8. Lấy củi Cấm nghiêm ngặt

9. Khai thác cây cảnh Cấm nghiêm ngặt

10. Khai thác thuỷ sản Cấm nghiêm ngặt

11. Canh tác nương rẫy Cấm nghiêm ngặt

12. Sử dụng lửa Cấm nghiêm ngặt

13. Chăn thả gia súc Cấm nghiêm ngặt

14. Đốt rừng tạo đồng cỏ chăn nuôi Cấm nghiêm ngặt

15. Lấy măng Cấm nghiêm ngặt

16. Thu nhặt phế liệu Cấm nghiêm ngặt

17. Làm đường Cấm nghiêm ngặt

18. Khai thác đá và các tài nguyên thiên

nhiên khác Cấm nghiêm ngặt

19. Các cơng trình xây dựng Cấm nghiêm ngặt

Hoạt động quản lý của phân khu này tập trung vào:

- Bảo vệ trọn vẹn diện tích rừng vùng đất thấp hiện cịn trong phân khu. - Bảo vệ nghiêm ngặt đối với các sinh cảnh quan trọng và quần thể các loài động thực vật đặc hữu, có vùng phân bố hẹp và các lồi đang bị đe doạ ở mức toàn cầu, đặc biệt đối với quần thể Gà lôi lam mào trắng.

- Cấm nghiêm ngặt mọi hoạt động gây ảnh hưởng tới quần thể các loài động thực vật đang bị đe doạ ở mức toàn cầu.

- Phát huy chức năng phòng hộ đầu nguồn hạn chế xói mịn, rửa trơi, hạn hán, lũ lụt, đồng thời cung cấp nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu và bảo vệ các cơng trình cơ sở hạ tầng.

Trong thời gian qua đã xây dựng 45 ô định vị để theo dõi diễn biến tự nhiên của sinh thái rừng, diện tích mỗi ơ là 2000 m2, các ơ được đóng mốc cố định bằng bê tông. Các ô này được lập trên 5 tuyến xuyên qua các vùng đặc trưng của Khu bảo tồn.

- Tuyến 1: Từ Ba Lịng đi Động Ngơn qua đỉnh 385 bố trí 10 ơ. - Tuyến 2: Từ Triệu Ngun đi Động Chè bố trí 6 ơ

- Tuyến 3: Từ thơn Tà Lao đi đỉnh Ba Lê bố trí 7 ơ

- Tuyến 4: Từ Km 32 (đường HCM) đi Bản Cợp bố trí 7 ơ - Tuyến 5: Từ đèo Pake đi đỉnh A Pơng bố trí 15 ơ.

Các ơ này được bảo vệ chặt chẽ nhằm theo dõi các đặc trưng của rừng như: tổ thành, cấu trúc rừng, tăng trưởng rừng, tình hình tái sinh,…

Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ duy trì diễn thế tự nhiên của rừng, khơng cho phép trồng rừng hoặc thực hiện các biện pháp tác động lâm sinh khác. Tuy nhiên, một mặt do đời sống người dân cịn khó khăn phải dựa vào rừng, mặt khác do địa bàn rộng, phức tạp, lực lượng mỏng, khó kiểm sốt nên trong những năm qua người dân địa phương ngoài vùng vẫn thường xuyên vào rừng để thu hái lâm sản, bẫy bắt động vật. Các loại lâm sản được sử dụng chủ yếu là gỗ, củi, dược liệu, măng, rau rừng, một số loài thú, mật ong, cá, tre nứa, mây, lá nón, đót, thu nhặt phế liệu,…Kết quả điều tra cho thấy danh mục các loài lâm sản chủ yếu thường được người dân khai thác như sau:

Bảng 4.11: Các loại lâm sản thường được sử dụng

TT Loại sản phẩm Thời điểm khai

thác Mục đích sử dụng

1 Gỗ Quanh năm Làm nhà, một số ít bán

2 Củi Quanh năm Chất đốt

3 Tre nứa Quanh năm Làm nhà, đan lát, bán,…

4 Dược liệu Quanh năm Sử dụng, bán

5 Măng Tháng 10 - 12 ăn, bán

6 Rau rừng Quanh năm ăn

7 Mật ong Tháng 2-5 Sử dụng, bán 8 Mây Tháng 4-8 Sử dụng, bán 9 Lá nón Tháng 3- 10 Bán 10 Đót Tháng 1-3 Bán 11 Vỏ đay Tháng 4-8 Bán 12 Động vật rừng Quanh năm Bán, sử dụng 13 Cá Quanh năm Sử dụng, bán 14 Thu nhặt phế liệu Tháng 3-8 Bán

4.2.4.2. Đối với phân khu phục hồi sinh thái

Phân khu phục hồi sinh thái được quy hoạch với tổng diện tích là 13.409 ha, chiếm 35,62% diện tích Khu bảo tồn. Phân khu phục hồi sinh thái đã bị tác động mạnh chủ yếu do các hoạt động khai thác và chuyển đổi đất rừng thành đất canh tác nông nghiệp. Phương thức quản lý của phân khu này là khoanh nuôi bảo vệ và xúc tiến tái sinh. Sử dụng tài nguyên rừng bền vững cần được tiến hành nghiên cứu và triển khai đối với phân khu này. Để đạt được mục tiêu này, các hoạt động gây cản trở quá trình tái sinh tự nhiên phải được kiểm sốt ngăn chặn. Bên cạnh đó, các hoạt động xâm phạm đe doạ tới giá trị ĐDSH cũng cần có các giải pháp quản lý thích hợp.

Bảng 4.12: Phương thức quản lý đối với phân khu phục hồi sinh tháiCác hoạt động Hình thức quản lý, sử dụng Các hoạt động Hình thức quản lý, sử dụng

1. Khai thác gỗ Cấm nghiêm ngặt

2.Săn bẫy bắt Cấm nghiêm ngặt

3. Phá rừng làm nương rẫy Cấm nghiêm ngặt

4. Canh tác nông nghiệp Cấm nghiêm ngặt

5. Đốt rừng tạo đồng cỏ chăn nuôi Cấm nghiêm ngặt

6. Thu nhặt phế liệu Cấm nghiêm ngặt

7. Đốt rẫy Cấm nghiêm ngặt

8. Lấy mật ong Cấm nghiêm ngặt

9. Đánh bắt thuỷ sản Hạn chế và có quy định

10. Chăn thả gia súc Cấm nghiêm ngặt

11. Thu hái lá nón Hạn chế và có quy định

12. Khai thác song mây Hạn chế và có quy định 13. Khai thác cây cảnh Hạn chế và có quy định 14. Thu hái cây thuốc Hạn chế và có quy định

15. Làm đường Cấm nghiêm ngặt

16. Khai thác đá và các loại khoáng sản Cấm nghiêm ngặt 17. Xây dựng nhà và các cơng trình Cấm nghiêm ngặt

18. Đốt than Cấm nghiêm ngặt

19. Thu hái củi Hạn chế và có quy định

20. Hợp đồng khốn quản lý bảo vệ

rừng Khuyến khích và hỗ trợ

Trong phân khu phục hồi sinh thái phải tôn trọng diễn thế tự nhiên; việc phục hồi sinh thái rừng thực hiện chủ yếu bằng biện pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên, làm giàu rừng; trường hợp cần phải trồng rừng thì ưu tiên trồng cây bản địa của khu rừng đó. Trong năm 2006, thực hiện dự án 661, Ban quản lý Khu BTTN đã triển khai trồng rừng bằng cây bản địa Sao đen và khoán bảo vệ rừng cho người dân tham gia bảo vệ rừng, kết quả như sau:

Bảng 4.13: Kết quả thực hiện dự án 661 (Năm 2006)

TT Nội dung ĐVT Khối lượng

1 Trồng rừng ha 100

2 Khoán bảo vệ rừng ha 3000

3 Đường ranh cản lửa km 5

4.2.4.3. Đối với phân khu dịch vụ hành chính:

Trong phân khu dịch vụ hành chính có diện tích 641 ha, là khu vực để xây dựng các cơng trình làm việc và sinh hoạt của Ban quản lý, các cơ sở nghiên cứu thí nghiệm, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, được trồng rừng, cải tạo rừng và thực hiện các biện pháp lâm sinh nhằm nâng cao chất lượng rừng.

- Đến nay, trong phân khu dịch vụ hành chính đã thực hiện xây dựng trụ sở Trạm bảo vệ rừng Tà Long, trụ sở Hạt kiểm lâm.

- Xây dựng vườn thực vật 10,0 ha. Khu bảo tồn đã phối hợp với Viện Sinh thái, tài nguyên sinh vật điều tra, xác định danh lục và thực hiện đóng bảng tên cây cho 122 loài cây gỗ lớn và nhỡ trong vườn thực vật.

- Xây dựng khu khoanh nuôi tái sinh: 50 ha: thực hiện luỗng phát dây leo, cây bụi và lập các 11 ô để theo dõi tăng trưởng của lâm phần.

- Quy hoạch tuyến và các điểm du lịch sinh thái: bao gồm nhà nghỉ, tuyến leo núi xem cảnh quan rừng và hang động dài 5 km; tuyến thăm hang động và chèo thuyền dài 4 km.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 61 - 67)