Thực trạng về quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở Khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 58 - 61)

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng quản lý tài nguyên rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên

4.2.3. Thực trạng về quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở Khu

Khu BTTN ĐaKrông

4.2.3.1. Thực trạng về quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng

Công tác bảo vệ rừng trong các năm qua được chú trọng nhiều nhất. Nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng được phân theo khu vực cho 3 trạm kiểm lâm:

- Trạm Kiểm lâm Hải Phúc gồm 6 cán bộ phụ trách 14 tiểu khu rừng của 2 xã Ba Lòng và Hải phúc;

- Trạm kiểm lâm Tà Long gồm 4 cán bộ phụ trách 10 tiểu khu rừng thuộc 3 xã ĐaKrông, Ba Nang, Tà Long và xã Húc Nghì;

- Trạm kiểm lâm Hồng Thuỷ gồm 6 cán bộ phụ trách 11 tiểu khu rừng thuộc xã A Bung và 3 tiểu khu của xã Húc Nghì;

- Đội kiểm lâm cơ động phụ trách 6 tiểu khu rừng của xã Triệu Nguyên. Nhiệm vụ của các trạm kiểm lâm là thường xuyên tuần tra kiểm soát các hoạt động, các hành vi vi phạm lâm luật liên quan đến địa bàn phụ trách, đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm hại đến rừng và đa dạng sinh học như khai thác gỗ, săn bắt động vật rừng, phá rừng làm nương rẫy,… Trong các năm qua, các vụ vi phạm lâm luật trong Khu bảo tồn như sau.

Bảng 4.5: Thống kê các vụ vi phạm trong các năm 2003-2006

TT Nội dung ĐVT Năm Tổngcộng

2003 2004 2005 2006 1 Số vụ vi phạm vụ 84 29 26 32 171 2 Lâm sản bị tịch thu a) Gỗ quy tròn m3 98,3 74,4 40,7 85,2 298,6 b) Động vật và sản phẩm động vật hoang dã Kg 45,0 42,0 56,0 20,0 163,0 c) Dầu Re lít 9,0 15,0 50,0 146,0 220,0 d) Lâm sản khác kg 900 18,4 918,4

Trong thời gian qua, Ban quản lý Khu BTTN đã chú trọng công tác truyên truyền phổ biến Pháp luật trong cộng đồng dân cư, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số sống trong và ven Khu BTTN, với nhiều hình thức có hiệu quả như: Thơng qua các cuộc họp thôn, bản để lồng ghép ký cam kết bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã, vận động tham gia bảo vệ rừng, xây dựng hương ước bảo vệ rừng,... nhằm nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về cơng tác bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH ở 6 trường THCS. Ngồi ra, cịn tổ chức đóng biển cấm tam giác ở các tuyến đường vào tiểu khu, cấp phát tờ lịch truyên truyền cho cộng đồng dân cư vùng đệm Khu BTTN. Kết quả công tác tuyên truyền vận động đã thực hiện như sau:

Bảng 4.6: Kết quả hoạt động tuyên truyền vận động

TT Nội dung Đơn vị tính Số lượng

1 Họp thôn, bản để tuyên truyền vận động Thôn, bản Lượt người 31 3.462 2 Ký cam kết Hộ 1.332

3 Xây dựng quy ước, hương ước Thôn, bản 31 4 Cấp phát lịch, áp phích tuyên truyền Tờ 4.600 5 Thi tìm hiểu về bảo vệ rừng trong

trường học Trường Học sinh 12 3.600 6 Biển cấm Cái 345

Cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng: Ban quản lý Khu bảo tồn đã xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng cho Khu bảo tồn. Phương án đã đề ra các khu vực trọng điểm cháy, phân công các trạm bảo vệ rừng phụ trách từng khu vực cụ thể, đề ra các biện pháp chữa cháy và phối hợp với các lực lượng và nhân dân trên địa bàn; thành lập ban chỉ huy phịng cháy chữa cháy rừng, phân cơng cụ thể trách nhiệm của từng thành viên; vào mùa nắng nóng,

tổ chức 4 điểm trực và phân công cán bộ trực PCCCR 24/24 giờ trong ngày, xây dựng hồ chứa nước PCCCR, bảng quy ước bảo vệ rừng, chòi canh lửa rừng và km đường ranh cản lửa. Kết quả 4 năm Khu BTTN chưa để xảy ra cháy rừng, ý thức bảo vệ rừng của người dân được nâng lên.

Bảng 4.7: Các cơng trình phục vụ phịng cháy chữa cháy rừng

TT Nội dung Đơn vị tính Khối lượng

1 Hồ chứa nước Cái 1

2 Bảng quy ước bảo vệ rừng Cái 4

3 Chòi canh lửa rừng Cái 1

4 Đường ranh cản lửa km 10,5

4.2.3.2. Thực trạng về phát triển tài nguyên rừng:

Trong những năm qua, việc phát triển rừng trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt chỉ được thực hiện theo hướng diễn thế tự nhiên (khoanh nuôi bảo vệ không tác động). Đối với phân khu phục hồi sinh thái việc phát triển rừng chủ yếu cũng theo hướng diễn thế tự nhiên. Tuy nhiên, ở phân khu phục hồi sinh thái I, tại các tiểu khu như 827, 833, 847, 859 hiện trạng rừng là đất trống Ia, Ib có áp dụng biện pháp trồng rừng các loài cây bản địa như Sao đen, Muồng đen, Sến trung,…theo các nguồn vốn của dự án JBIC và 661.

Bảng 4.8: Kết quả thực hiện dự án JBIC

TT Nội dung Khối lượng (ha) Tổngcộng

2003 2004 2005 2006

1 Trồng rừng 579,3 225,5 249,9 1054,7

2 Bảo vệ rừng 3000,0 3000,0 3000,0

Bảng 4.9. Kết quả thực hiện dự án 661

TT Nội dung Khối lượng (ha) Tổngcộng

2003 2004 2005 2006

1 Trồng rừng 0 80,0 0 100,0 180,0

2 Bảo vệ rừng 4.795,7 3.358,2 4.663,0 5.747,8 3 Khoanh nuôi tái sinh 599,2 469,2 120,0 120,0

Để phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tốt hơn, sau khi thành lập, Ban quản lý Khu BTTN đã phối hợp với các tổ chức, trường đại học, các viện, trung tâm nghiên cứu như: Tổ chức Birdlife International năm 2000, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES) - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2004 và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)