Giải pháp về xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 87 - 90)

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng

4.4.4. Giải pháp về xã hội

* Nâng cao nhận thức, kiến thức của người dân

- Nâng cao nhận thức cho người dân về hiểu biết pháp luật, chính sách của Nhà nước, các giá trị khác nhau của rừng và đa dạng sinh học.

- Nâng cao nhận thức của người dân, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội khác về trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia quản lý rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Nâng cao kỹ năng của người dân về kỹ thuật canh tác, thâm canh và phát triển kinh tế.

- Nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn và phát triển kiến thức bản địa.

- Tăng cường khuyến nông khuyến lâm, xây dựng các mơ hình sản xuất.

*Nâng cao năng lực cán bộ địa phương

- Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức khoa học cho cán bộ cấp xã, thôn bản, nhất là đối với cán bộ làm công tác khoa học kỹ thuật.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và quản lý xã hội cho cán bộ địa phương cấp xã.

* Quy hoạch sử dụng đất, quản lý tài nguyên rừng

- Thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất cấp thơn, xã có sự tham gia của người dân cho các thôn xã thuộc vùng đệm Khu bảo tồn.

- Thực hiện cơ chế quản lý rừng dựa vào cộng đồng.

- Thực hiện giao quyền sử dụng đất nông lâm nghiệp cho người dân. - Quản lý, hướng dẫn, giám sát người dân sử dụng rừng và đất đúng quy hoạch và hiệu quả kinh tế cao.

*Tiếp tục triển khai và thực hiện các chính sách đối với địa phương và người dân

- Tiếp tục triển khai các chính sách về giao đất giao rừng.

- Bổ sung, hồn thiện các chính sách về quyền hưởng lợi đối với người nhận đất nhận rừng.

- Bổ sung, hồn thiện các chính sách về hỗ trợ vốn, đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển kinh tế.

- Bổ sung, hoàn thiện các chính sách về giáo dục, y tế, văn hố, tín ngưỡng đối với người dân.

- Xây dựng chính sách thu hút nhân tài và người có tri thức, chuyên môn cao về công tác tại địa phương; chính sách ưu tiên đào tạo và sử dụng cán bộ là người địa phương.

- Xây dựng chính sách thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư khai thác tiềm năng và phát triển kinh tế địa phương.

* Củng cố và hoàn thiện các tổ chức cộng đồng, hương ước liên quan đến quản lý rừng

- Xây dựng và vận động các tổ chức xã hội tại thôn bản tham gia tuyên truyền, vận động; tham gia quản lý bảo vệ rừng.

- Xây dựng và giám sát thực hiện các hương ước, quy ước của thơn bản có liên quan đến quản lý, bảo vệ rừng.

- Củng cố và phát triển các phong tục tập qn có tác động tốt đến cơng tác quản lý bảo vệ rừng như: rừng ma, rừng cấm, thờ cúng một số loài động vật quý.

* Chính sách dân số và phân bố lại dân cư

- Tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tích cực chính sách dân số, kế hoạch hố gia đình nhằm giảm dần tốc độ gia tăng dân số.

- Di dời và bố trí lại đất ở và đất canh tác của một số cụm dân cư tiếp giáp và ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý bảo vệ của Khu bảo tồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 87 - 90)