Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Bước đầu đánh giá hiệu quả các giải pháp đã áp dụng trong quản lý bảo
4.3.4. Các giải pháp phát triển xã hội
- Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn: trong những năm qua bằng nguồn vốn của Nhà nước đã thực hiện cấp hỗ trợ các mặt hàng như: chăn màn, soong nồi, gạo, giống cây con,… và các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sản xuất khác cho các hộ gia đình thuộc vùng đặc biệt khó khăn ổn định đời sống và sản xuất.
- Bằng nguồn vốn ngân sách của tỉnh, thơng qua phịng NN&PTNT huyện và Công ty thương mại Quảng Trị đã thực hiện công tác trợ giá, trợ cước hàng hoá thiết yếu phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện. Các mặt hàng thiết yếu được hỗ trợ như: phân bón, muối I ốt, dầu thắp sáng, thuốc chữa bệnh, giống cây con,…
- Ngoài các chức danh được tuyển dụng để tăng cường cho UBND xã như Nơng nghiệp - Địa chính, Tài chính - Văn phịng, Tư pháp,…, huyện cịn tăng cường cho xã 1 chức danh cán bộ phục vụ công tác xố đói giảm nghèo ở các xã. Ngồi ra, Đồn TNCSHCM đã tổ chức các đội thanh niên trí thức trẻ tình nguyện giúp các xã đặc biệt khó khăn thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Bộ chỉ huy Biên phịng tỉnh và huyện đội ĐaKrơng cũng cử cán bộ tăng cường cho các xã vùng biên giới về an ninh quốc phịng.
- Thực hiện chính sách miễn giảm viện phí đối với đồng bào vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám chữa bệnh cho người nghèo, những năm qua các cơ sở y tế từ xã đến tỉnh đã khám chữa bệnh miễn phí cho tất cả các hộ nghèo của các xã đặc biệt khó khăn.
thơng tin cần thiết cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn. Ngoài các loại báo như Nhân dân, Quảng Trị, Cơng báo, Nơng nghiệp,... cịn có các tạp chí cung cấp các kiến thức phổ thông cần thiết cho sản xuất như: Kinh tế VAC, Khoa học và đời sống,...