Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 43 - 44)

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội đến

4.1.2. ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế

4.1.2.1. ảnh hưởng của hạ tầng cơ sở kinh tế xã hội:

- Mặc dù làm nông nghiệp và trồng lúa lâu đời, nhưng đồng bào vẫn chưa biết thâm canh cây lúa bằng thuỷ lợi và bón phân, chỉ quen phát nương làm rẫy, lúa nước chỉ có 762,8 ha chiếm 13,5 % đất nông nghiệp. Đất sản xuất nông nghiệp thiếu, năng suất cây trồng lại thấp, dẫn đến sự thiếu đói thường xun.

- Cơng tác chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp tiến hành vẫn còn chậm. - Đường giao thơng vận tải ngồi 2 trục đường quốc lộ 9 & HCM thì các đường liên thơn, liên xã cịn ít, chất lượng đường xấu, chỉ đi lại được trong mùa khô.

4.1.2.2.ảnh hưởng của đầu tư và thu nhập:

Cơ sở hạ tầng trong vùng kém phát triển, đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội cịn ít. Bên cạnh chương trình 135 và chương trình 661 của Nhà nước, trong các năm qua, khu vực vùng đệm của Khu BTTN ĐaKrơng cịn có các dự án hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và nước ngoài như: Dự án xố đói giảm nghèo của ADB, Chương trình phát triển nơng thôn của Phần Lan, Dự án JBIC,... Các dự án này đã góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trong vùng, xố đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập và cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân. Tuy nhiên hiệu quả của các dự án chưa đồng đều và chưa bền vững.

Mức sống người dân vẫn cịn thấp, chưa ổn định và ít được cải thiện, tỉ lệ hộ nghèo còn cao (60%), hầu hết người dân đều phụ thuộc vào rừng. Theo điều tra có 83% hộ dân có các hoạt động tạo thu nhập từ rừng. Các nhu cầu thiết yếu của người dân đều được lấy từ rừng như vật liệu làm nhà, gia dụng, chất đốt, thực phẩm, rau rừng, dược liệu,... Điều này đã gây sức ép lớn đến công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trong Khu bảo tồn.

4.1.2.3.ảnh hưởng của thị trường:

Hoạt động kinh tế của người dân trong vùng còn theo kiểu tự cung tự cấp, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, lưu thơng hàng hố cịn gặp nhiều khó khăn và chi phí cao ảnh hưởng đến mức sống và sinh hoạt của người dân trong vùng. Thu nhập bình quân đầu người thấp, bình quân lương thực 18,5 kg/người/tháng. Kinh tế hộ nghèo, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, ngành nghề và dịch vụ chưa phát triển. Một số mặt hàng nông sản người dân sản xuất được như: sắn, chuối, cá, lâm sản phụ, .... khó tiêu thụ và giá bán thấp.

Dịch vụ thương nghiệp chủ yếu là hàng tiêu dùng thiết yếu nhưng mới tập trung ở thị trấn và vùng thấp, còn vùng cao xa thì những mặt hàng thiết yếu vẫn cịn khan hiếm chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 43 - 44)