1 Song, mây 1000 – 2000 tấn Bán, sử dụng
2 Lá nón 1.200.000 lá Bán
3 Đót 300 – 500 tấn Bán
4 Tre nứa 500 – 1000 tấn Sử dụng, bán
Việc khai thác quá mức đã làm các lâm sản này suy giảm nhanh chóng, đặc biệt đối với các lâm sản có giá trị kinh tế cao. Thu hái lâm sản ngồi gỗ là hoạt động có nhiều thành phần tham gia nhất từ trẻ em, phụ nữ và nam giới. Hoạt động thu hái các loại lâm sản này diễn ra quanh năm.
Hiện nay, hoạt động khai thác lâm sản phụ trong vùng chưa được kiểm soát chặt chẽ. Khai thác quá mức không những làm suy kiệt tài nguyên rừng mà quan trọng hơn là làm mất đi sinh cảnh sống và gây nhiễu loạn đối với một số loài động vật đang bị đe doạ ở mức toàn cầu như quần thể các lồi Trĩ sao, Gà lơi lam mào trắng, các loài Gà so.
4.2.1.4. Xâm lấn đất rừng để canh tác
Canh tác du canh là tập quán canh tác lâu đời của cộng đồng người bản xứ trong vùng, phá rừng làm nương rẫy là một trong những nguyên nhân chính làm diện tích rừng trong vùng bị suy giảm. Hiện nay, canh tác du canh cịn rất phổ biến, thường mỗi hộ gia đình có từ 2-4 mảnh nương, sau 1-2 vụ canh tác tới khi đất bị bạc màu thì họ lại chuyển qua mảnh khác.
Hiện tượng xâm lấn đất rừng để canh tác còn khá phổ biến, tuy nhiên diện tích xâm lấn vào trong Khu bảo tồn chỉ trên phạm vi nhỏ đối với các thôn bản nằm gần phân khu phục hồi sinh thái. Đối tượng xâm phạm là rừng non và nương rẫy cũ. Hầu hết các vụ xâm lấn xảy ra ở xã Tà Long và xã Húc Nghì.
Bảng 4.4: Diện tích đất bị xâm lấn và số hộ xâm lấnNăm Diện tích xâm lấn Số hộ xâm lấn