Giải pháp về xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 87)

* Nâng cao nhận thức, kiến thức của người dân

- Nâng cao nhận thức cho người dân về hiểu biết pháp luật, chính sách của Nhà nước, các giá trị khác nhau của rừng và đa dạng sinh học.

- Nâng cao nhận thức của người dân, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội khác về trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia quản lý rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Nâng cao kỹ năng của người dân về kỹ thuật canh tác, thâm canh và phát triển kinh tế.

- Nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn và phát triển kiến thức bản địa.

- Tăng cường khuyến nông khuyến lâm, xây dựng các mô hình sản xuất.

*Nâng cao năng lực cán bộ địa phương

- Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức khoa học cho cán bộ cấp xã, thôn bản, nhất là đối với cán bộ làm công tác khoa học kỹ thuật.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và quản lý xã hội cho cán bộ địa phương cấp xã.

* Quy hoạch sử dụng đất, quản lý tài nguyên rừng

- Thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất cấp thôn, xã có sự tham gia của người dân cho các thôn xã thuộc vùng đệm Khu bảo tồn.

- Thực hiện cơ chế quản lý rừng dựa vào cộng đồng.

- Thực hiện giao quyền sử dụng đất nông lâm nghiệp cho người dân. - Quản lý, hướng dẫn, giám sát người dân sử dụng rừng và đất đúng quy hoạch và hiệu quả kinh tế cao.

*Tiếp tục triển khai và thực hiện các chính sách đối với địa phương và người dân

- Tiếp tục triển khai các chính sách về giao đất giao rừng.

- Bổ sung, hoàn thiện các chính sách về quyền hưởng lợi đối với người nhận đất nhận rừng.

- Bổ sung, hoàn thiện các chính sách về hỗ trợ vốn, đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển kinh tế.

- Bổ sung, hoàn thiện các chính sách về giáo dục, y tế, văn hoá, tín ngưỡng đối với người dân.

- Xây dựng chính sách thu hút nhân tài và người có tri thức, chuyên môn cao về công tác tại địa phương; chính sách ưu tiên đào tạo và sử dụng cán bộ là người địa phương.

- Xây dựng chính sách thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư khai thác tiềm năng và phát triển kinh tế địa phương.

* Củng cố và hoàn thiện các tổ chức cộng đồng, hương ước liên quan đến quản lý rừng

- Xây dựng và vận động các tổ chức xã hội tại thôn bản tham gia tuyên truyền, vận động; tham gia quản lý bảo vệ rừng.

- Xây dựng và giám sát thực hiện các hương ước, quy ước của thôn bản có liên quan đến quản lý, bảo vệ rừng.

- Củng cố và phát triển các phong tục tập quán có tác động tốt đến công tác quản lý bảo vệ rừng như: rừng ma, rừng cấm, thờ cúng một số loài động vật quý.

* Chính sách dân số và phân bố lại dân cư

- Tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tích cực chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm dần tốc độ gia tăng dân số.

- Di dời và bố trí lại đất ở và đất canh tác của một số cụm dân cư tiếp giáp và ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý bảo vệ của Khu bảo tồn.

Chương 5: Kết luận, tồn tại và kiến nghị 5.1. Kết luận

- Khu BTTN ĐaKrông có giá trị cao về đa dạng sinh học, đặc biệt có nhiều loài đặc hữu và quý hiếm, nhiều loài có trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới. Về thực vật đã thống kê được 1.175 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 528 chi, 130 họ, trong đó có 24 loài trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới; Về thú đã ghi nhận 67 loài Thú thuộc 10 bộ, 25 họ, trong đó có 20 loài được ghi trong sách đỏ Thế Giới (IUCN, 1996) và 16 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam (Anon, 1992); Về chim đã ghi nhận 193 loài, trong 16 bộ, và 37 họ, trong đó có 20 loài được ghi trong sách đỏ Thế Giới (Collar et al., 1994), 19 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam (Anon, 1992); Về ếch nhái và bò sát đã ghi nhận tổng số 49 loài, trong đó có 14 loài quý hiếm, đặc hữu có giá trị kinh tế cao;... Thảm thực vật rừng ở ĐaKrông có tỷ lệ che phủ cao, mang một ý nghĩa lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn đất, đặc biệt là nơi sinh sống và phát triển của nhiều loài sinh vật trong khu vực.

- Các yếu tố tự nhiên của Khu BTTN ĐaKrông có ảnh hưởng khá lớn đến công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học như: địa hình hiểm trở, địa bàn rộng, khí hậu khắc nghiệt một mặt dễ xác định được ranh giới tự nhiên ngoài thực địa, hạn chế một số tác động từ bên ngoài, quỹ đất tiềm năng lớn nhưng mặt khác cũng gây khó khăn trong công tác quản lý ranh giới, quản lý lượng người vào rừng, tuần tra kiểm soát, đấu tranh ngăn chặn các hoạt động xâm hại đến rừng và đa dạng sinh học, dễ xảy ra thiên tai, khó giám sát diễn biến rừng và đa dạng sinh học, thực hiện các hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học.

- Cơ sở hạ tầng kinh tế chưa phát triển, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn; các nguồn đầu tư cho phát triển còn thiếu; điều kiện thâm canh và kỹ thuật canh tác còn hạn chế, thị

trường hàng hoá chưa phát triển đã ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

- Các mối đe doạ chính đến Khu bảo tồn vẫn đang tiềm ẩn, bao gồm: i) Săn bắt động vật hoang dã; ii) Khai thác gỗ; iii) Khai thác lâm sản ngoài gỗ; iv) Xâm lấn đất rừng để canh tác; v) Cháy rừng.

- Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở Khu BTTN ĐaKrông trong những năm qua được thực hiện thường xuyên, trên nhiều lĩnh vực như: tổ chức bộ máy và xây dựng lực lượng, xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị; tuần tra kiểm soát, đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm hại đến rừng và đa dạng sinh học; công tác truyên truyền phổ biến Pháp luật trong cộng đồng dân cư; công tác phòng cháy chữa cháy rừng; các vụ vi phạm giảm dần, tài nguyên rừng được quản lý, bảo vệ và phát triển tốt hơn.

- Các giải pháp đã áp dụng được thực hiện trên nhiều lĩnh vực, phù hợp với quan điểm quản lý rừng bền vững như: tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý; kiểm soát các hoạt động khai thác gỗ và săn bắt động vật rừng; giáo dục về bảo tồn và nâng cao nhận thức; đầu tư trang thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng; kiểm soát hoạt động xâm canh; phòng cháy chữa cháy rừng. Các giải pháp được người dân và chính quyền địa phương chấp nhận và phối hợp thực hiện, tuy nhiên các giải pháp áp dụng chưa toàn diện, chưa đồng đều, hiệu quả các giải pháp chưa cao và thiếu tính bền vững.

- Những giải pháp về quản lý và bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học cho Khu BTTN ĐaKrông trong thời gian tới bao gồm: (1) Tăng cường năng lực cho Ban quản lý Khu BTTN ĐaKrông; (2) Kiểm soát các hoạt động khai thác gỗ và săn bắt động vật rừng; (3) Xây dựng hệ thống cột mốc ranh giới và biển báo trên thực địa; (4) Giáo dục về bảo tồn và nâng cao nhận thức; (5) Hợp tác với chính quyền địa phương, đơn vị và các ban ngành thi hành luật pháp; (6). Thu hút cộng đồng địa phương tham gia lập kế hoạch và triển khai

hoạt động khai thác lâm sản phi gỗ; (8) Điều tra hệ thống giá trị ĐDSH và cảnh quan; (9) Kiểm soát hoạt động xâm canh; (10) Phòng cháy chữa cháy rừng.

- Các giải pháp về khoa học và công nghệ bao gồm: (1) Nghiên cứu bảo tồn và phát triển các loài quý hiếm, đặc hữu và sinh vật ngoại lai xâm hại; (2) Nghiên cứu xác định tập đoàn cây trồng vật nuôi ở địa phương; (3) Nghiên cứu xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp; (4) Nghiên cứu chế biến các sản phẩm sau thu hoạch.

- Các giải pháp về kinh tế bao gồm; (1) Giải pháp về đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế; (2) Chuyển dịch và phát triển ngành nghề mới.

- Các giải pháp về xã hội bao gồm: (1) Nâng cao nhận thức, kiến thức của người dân; (2) Nâng cao năng lực cán bộ địa phương; (3) Quy hoạch sử dụng đất, quản lý tài nguyên rừng; (4) Hoàn thiện các chính sách đất đai đối với lâm nghiệp; (5) Củng cố hoàn thiện các tổ chức cộng đồng, hương ước liên quan đến quản lý rừng; (6) Chính sách dân số và phân bố lại dân cư.

5.2. Tồn tại

Mặc dù có nhiều cố gắng để đạt được những kết quả nhất định tuy nhiên đề tài vẫn còn một số tồn tại sau:

Quản lý rừng bền vững là một hoạt động phức tạp. Để xây dựng các giải pháp quản lý rừng bền vững cần áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có phương pháp nghiên cứu đa ngành. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và điều kiện thực hiện nên đề tài chỉ đi sâu phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thực trạng quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý ở Khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông theo phương pháp kế thừa tư liệu và đánh giá nhanh nông thôn và phương pháp chuyên gia là chủ yếu.

Các nghiên cứu, điều tra cơ bản chuyên sâu về đa dạng sinh học, sinh cảnh, cảnh quan, kiến thức bản địa chưa được thực hiện đầy đủ.

Tính định lượng của tư liệu sử dụng trong đề tài còn hạn chế nên việc đánh giá không thể tránh khỏi những thiếu sót, tồn tại ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Vì vậy, có những giải pháp được đề xuất trong luận văn chỉ mang tính định hướng.

5.3. Kiến nghị

Từ những tồn tại nêu trên, trong các nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi kiến nghị một số vấn đề sau:

1. Thực hiện các nghiên cứu, điều tra cơ bản chuyên sâu về đa dạng sinh học, sinh cảnh, cảnh quan, kiến thức bản địa tại Khu bảo tồn và vùng đệm.

2. Điều tra, phân tích, đánh giá cụ thể về kết quả các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, thị trường lâm sản, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý rừng.

3. Thử nghiệm các mô hình sản xuất để kiểm tra và đánh giá kết quả thông qua các chỉ tiêu định lượng.

4. Tiến hành nhưng nghiên cứu thực nghiệm để kiểm tra tính hợp lý của các đề xuất trong luận văn này.

Danh sách các bảng

TT Nội dung Trang

1.1: Diện tích rừng và đất chưa sử dụng toàn quốc năm 2004 ...11

3.1: Diện tích các thảm thực vật rừng Khu bảo tồn ĐaKrông...31

3.2: Thành phần thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông ...32

4.1: Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên của Khu BTTN ĐaKrông...37

4.2: Các mối đe doạ tới tài nguyên rừng Khu BTTN ...48

4.3: Sản lượng khai thác một số loại lâm sản ngoài gỗ chủ yếu ...53

4.4: Diện tích đất bị xâm lấn và số hộ xâm lấn ...54

4.5: Thống kê các vụ vi phạm trong các năm 2003-2006 ...57

4.6: Kết quả hoạt động tuyên truyền vận động ...58

4.7: Các công trình phục vụ phòng cháy chữa cháy rừng ...59

4.8: Kết quả thực hiện dự án JBIC...59

4.9. Kết quả thực hiện dự án 661...60

4.10: Phương thức quản lý đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt ...61

4.11: Các loại lâm sản thường được sử dụng...63

4.12: Phương thức quản lý đối với phân khu phục hồi sinh thái ...64

4.13: Kết quả thực hiện dự án 661 (Năm 2006)...65

4.14: Diện tích đất bị xâm lấn vào Khu bảo tồn qua các năm ...69

4.15: Chương trình 135 giai đoạn 1999-2005 ...72

4.16: Các dự án lồng ghép khác ...74

4.17: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức...77

Danh sách các hình TT Nội dung Trang 2.1: Sơ đồ các bước tiếp cận nghiên cứu ... 21

3.1: Bản đồ quy hoạch Khu BTTN ĐaKrông ... 27

4.1: Bẫy bắt động vật hoang dã ... 49

4.2: Khai thác gỗ trong Khu bảo tồn ... 51

4.3: Khai thác song mây... 52

4.4: Xâm lấn đất rừng làm rẫy... 54

Mục lục Lời Cảm ơn Danh sách các từ viết tắt Danh sách các bảng Danh sách các hình Mục lục Trang Đặt vấn đề ...1

Chương 1-Tổng quan vấn đề nghiên cứu...3

1.1. Khái niệm về quản lý rừng bền vững ... 3

1.2. Trên thế giới ... 5

1.3.ởViệt Nam ... 9

Chương II-Mục tiêu, đối tượng, giới hạn, nội dung và phương pháp nghiên cứu...19

2.1. Mục tiêu nghiên cứu... 19

2.1.1. Mục tiêu tổng quát ... 19

2.1.2. Mục tiêu cụ thể... 19

2.2. Đối tượng nghiên cứu... 19

2.3. Giới hạn nghiên cứu: ... 19

2.4. Nội dung nghiên cứu ... 20

2.5. Phương pháp nghiên cứu ... 20

2.5.1. Cách tiếp cận và quan điểm nghiên cứu của đề tài ... 20

2.5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ... 23

2.5.3. Phương pháp phân tích thông tin và xử lý số liệu ... 25

Chương 3 - điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ...27

3.1.Điều kiện tự nhiên ... 28

3.1.1. Vị trí địa lý ... 28

3.1.2. Địa hình địa mạo ... 28

3.1.3. Khí hậu ... 28 3.1.4. Thuỷ văn... 29 3.1.5. Địa chất ... 30 3.1.6. Thổ nhưỡng ... 30 3.1.7. Rừng và thực vật rừng ... 31 3.1.8. Khu hệ động vật ... 32

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội... 33

3.2.1. Dân số, dân tộc... 33

3.2.2. Lao động và sự phân bố lao động trong khu vực ... 34

3.2.3. Các hoạt động kinh tế trong khu vực... 34

3.3. Nhận xét và đánh giá chung ... 35

3.3.1. Thuận lợi ... 35

3.3.2. Khó khăn ... 36

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận ...37

4.1. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội đến công tác bảo tồn ở Khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông... 37

4.1.1.ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên... 37

4.1.2.ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế... 42

4.1.3.ảnh hưởng của các yếu tố xã hội:... 43

4.2. Thực trạng quản lý tài nguyên rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông ... 48

4.2.1. Các mối đe doạ đến Khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông ... 48

4.2.2. Thực trạng về cơ cấu tổ chức và tiềm lực của Ban quản lý Khu BTTN ĐaKrông ... 55

4.2.3. Thực trạng về quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở Khu BTTN ĐaKrông ... 57

4.2.4. Thực trạng về khai thác, sử dụng rừng và đất rừng ở Khu BTTN ĐaKrông ... 60

4.3. Bước đầu đánh giá hiệu quả các giải pháp đã áp dụng trong quản lý bảo vệ rừng ở Khu BTTN ĐaKrông ... 66

4.3.1. Các giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.... 66

4.3.2. Các giải pháp về khoa học công nghệ ... 70

4.3.3. Các giải pháp phát triển kinh tế địa phương... 71

4.3.4. Các giải pháp phát triển xã hội... 76

4.3.5. Phân tích những khó khăn, tồn tại, điểm mạnh, điểm yếu của các giải pháp đã áp dụng... 77

4.4. Đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại Khu BTTN ĐaKrông ... 79

4.4.1. Giải pháp về quản lý và bảo vệ rừng ... 79

4.4.2. Giải pháp về khoa học và công nghệ... 83

4.4.3. Giải pháp về kinh tế: ... 85

4.4.4. Giải pháp về xã hội... 86

Chương 5: Kết luận, tồn tại và kiến nghị ...89

5.1. Kết luận ... 89

5.2. Tồn tại... 91

5.3. Kiến nghị... 92

Tài liệu tham khảo Phụ biểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 87)