Thực trạng về cơ cấu tổ chức và tiềm lực của Ban quản lý Khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 56 - 58)

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng quản lý tài nguyên rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên

4.2.2. Thực trạng về cơ cấu tổ chức và tiềm lực của Ban quản lý Khu

BTTN ĐaKrông

4.2.2.1. Cơ cấu tổ chức của Khu BTTN:

Bộ máy Ban quản lý Khu BTTN ĐaKrơng có tổng số 29 người, bao gồm:

- Ban giám đốc: 2 người: 1 giám đốc và 1 phó giám đốc.

- Phịng Tổng hợp: 4 người: 1 trưởng phịng, 1 kế tốn, 1 văn thư thủ quỹ, 1 lái xe.

- Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: 3 người: 1 trưởng phịng, 1 phó phịng, 1 nhân viên.

- Hạt Kiểm lâm: 20 người: 1 Hạt trưởng (phó giám đốc kiêm nhiệm), 1 hạt phó, Đội kiểm lâm cơ động 3, Trạm kiểm lâm Tà Long 4, Trạm kiểm lâm Hồng Thuỷ 6, Trạm kiểm lâm Hải Phúc 6.

Trình độ: trong số 29 cán bộ có 19 người có trình độ Đại học, 7 trung cấp và 2 sơ cấp.

Do địa bàn quản lý của Khu bảo tồn rộng, địa hình phức tạp, tiếp giáp với nhiều địa phương, nhiều khu vực dân cư tập trung và các trục giao thông thuỷ, bộ nên với lực lượng cán bộ cơng chức của Khu bảo tồn như trên khó có thể quản lý đầy đủ và đấu tranh ngăn chặn các hoạt động xâm hại đến rừng. Số lượng cán bộ ít, chỉ có 3 trạm bảo vệ rừng do đó cơng tác quản lý ranh giới, kiểm sốt lượng người vào rừng gặp nhiều khó khăn; cơng tác tuần tra, kiểm sốt các hoạt động khai thác, săn bắt, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép. So với thực tế thì số lượng cán bộ cơng chức như vậy là chưa đủ, cần phải tăng cường lực lượng và bố trí thêm 2 trạm bảo vệ rừng nữa: một trạm ở khu vực tiếp giáp giữa phân khu phục hồi sinh thái I và huyện Cam Lộ, Triệu Phong (Quảng Trị) và trạm thứ II ở khu vực tiếp giáp với huyện Hải Lăng (Quảng Trị) và huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế). Ngoài ra, cần bổ sung thêm 2-3

cán bộ thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, 2-3 cán bộ làm công tác hướng dẫn du lịch sinh thái và truyền thông giáo dục bảo tồn.

4.2.2.2. Tiềm lực

Dự án xây dựng Khu BTTN ĐaKrông với tổng kinh phí 14.100 triệu đồng đã được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt theo Quyết định số768/QĐ- UB, ngày 9/4/2001 nhưng trong quá trình thực hiện do điều kiện ngân sách của tỉnh không đáp ứng đầy đủ nên sau 5 năm thực hiện dự án các nội dung hoạt động đã không thực hiện đầy đủ, đặc biệt là việc xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị. Đến nay, trụ trở của Ban quản lý chưa được xây dựng, các

trạm kiểm lâm chỉ có 2 trạm đã được xây dựng nhà trạm.

Trang thiết bị phục vụ cho công tác cịn thiếu thốn, hệ thống thơng tin liên lạc chưa đảm bảo yêu cầu; phương tiện đi lại và phục vụ cho tuần tra kiểm sốt cịn thiếu chưa đáp ứng tốt cho yêu cầu công tác.

Hiện nay, Khu BTTN chỉ có 4 máy vi tính, 1 máy phơ tơ phục vụ cho cơng tác văn phịng. 1 máy định vị GPS, 1 máy ảnh kỹ thuật số, 1 ô tô, 3 mô tô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)