Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng quản lý tài nguyên rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên
4.2.1. Các mối đe doạ đến Khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông
Diện tích và tài ngun rừng Khu BTTN ĐaKrơng bị đe doạ kéo dài do nhiều yếu tố gây ra. Trong chiến tranh chống Mỹ, rừng bị tàn phá nặng nề do hậu quả của bom đạn và bị rải chất rụng lá. Cho tới nay hậu quả của nó vẫn cịn do người dân đốt rừng tìm kiếm mảnh bom, phế liệu để bán. Sau chiến tranh, hoạt động khai thác gỗ, lâm sản phụ, săn bắt và làm nương rẫy là các mối đe doạ tới tài nguyên rừng trong vùng. Hiện nay, các hoạt động này đang là các mối đe doạ chính tới tài nguyên rừng, đặc biệt đối với các sinh cảnh, lồi động vật và thực vật có giá trị bảo tồn mang tính tồn cầu và trong vùng. Kết quả đánh giá nhu cầu bảo tồn đã xác định hiện nay có 5 mối đe dọa trực tiếp và nguyên nhân của các mối đe dọa, chi tiết được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.2: Các mối đe doạ tới tài nguyên rừng Khu BTTNCác mối đe doạ trực tiếp Nguyên nhân của các mối đe doạ Các mối đe doạ trực tiếp Nguyên nhân của các mối đe doạ
1) Khai thác gỗ - Nhu cầu thị trường - Sử dụng tại chỗ 2) Khai thác lâm sản ngoài gỗ - Nhu cầu thị trường
- Nhu cầu sử dụng tại chỗ 3) Xâm lấn đất rừng để canh
tác
- Thiếu đất canh tác - Thuỷ lợi thiếu
- Khơng có ngành nghề phụ
4) Cháy rừng - Thu nhặt phế liệu
- Canh tác du canh - Lấy mật ong
- Đốt tạo đồng cỏ chăn nuôi (Nguồn số liệu: Kết quả đánh giá nhu cầu bảo tồn 12/2003)
Dưới đây sẽ đi sâu phân tích từng mối đe dọa trực tiếp. 4.2.1.1. Săn bắt động vật hoang dã
Săn bắt động vật hoang dã là tập quán lâu đời cộng đồng dân tộc Vân Kiều và Pa Cô trong vùng. Hoạt động săn bắt động vật hoang dã diễn ra khá phổ biến trong phạm vi Khu bảo tồn. Thợ săn gồm người dân địa phương và những người từ nơi khác tới.
Dùng súng để săn bắn hiện nay hầu như khơng cịn xảy ra, phương thức bẫy bắt chủ yếu hiện nay là dùng bẫy bằng dây phanh. Loại bẫy này đơn giản, dễ làm, rẻ tiền nhưng có thể bắt được rất nhiều loại động vật rừng từ thú lớn và cả các loài chim. Loại bẫy này được dùng phổ biến từ năm 1996 trở lại đây do những thợ săn chuyên nghiệp là người Kinh từ nơi khác tới dạy họ.
Thực hiện các hoạt động săn bắt chủ yếu là nam giới và họ bắt tất cả các loại động vật mỗi khi có cơ hội. Hoạt động săn bắt diễn ra ở mọi nơi từ rừng già, rừng phục hồi và cả khu vực nương rẫy.
Hình 4.1: Bẫy bắt động vật hoang dã
Mùa săn bắt tập trung chủ yếu vào mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau) khi động vật rừng có tầm hoạt động rộng. Trong thời gian này, họ tổ chức thành nhóm từ 3-4 người theo các đối tượng săn bắt như đối với thú, chim,... thợ săn chuyên nghiệp thường làm lán và ở lại trong rừng. Mỗi ngày một thợ săn có thể đặt được 5 bẫy thú và 20 bẫy chim. Trong mùa đi bẫy, bình quân một người
thợ săn dùng từ 50 tới 200 bẫy, chúng được đặt vào mùa mưa, đến mùa nắng thì bẫy được thu về và cứ 2 năm thì bẫy được thay mới.
Các lồi thú bẫy bắt được hiện nay chủ yếu cho mục đích thương mại. Họ chỉ dùng làm thực phẩm khi con thú đã chết hoặc bị con buôn ép giá. Người mua các sản phẩm này chủ yếu là các quán người Kinh dọc theo đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14 cũ), rồi sau đó lại bán cho các chủ lớn ở thị trấn, thị xã.
Khu hệ động vật rừng của Khu bảo tồn đã và đang bị suy giảm nhanh chóng về tính đa dạng lồi cũng như số lượng cá thể trong từng loài. Sự suy giảm này do nhiều nguyên nhân, song mối đe doạ trực tiếp lớn nhất đối với các lồi thú và chim có giá trị bảo tồn mang tính tồn cầu như Hổ, Bị tót, Gấu, Trĩ sao, các lồi Gà lơi, Gà so,... là hoạt động săn bắt quá mức.
Chưa có kế hoạch quản lý, lực lượng cán bộ mỏng và thiếu kinh nghiệm trong hoạt động bảo tồn, thiếu trang thiết bị và kinh phí là những khó khăn chính cho việc ngăn chặn, kiểm soát các hoạt động săn bắt trái phép.
4.2.1.2. Khai thác gỗ
Khai thác gỗ trái phép diễn ra khá phổ biến trên phạm vi Khu bảo tồn. Gỗ bị khai thác bởi người dân địa phương và những người từ nơi khác tới. Gỗ được khai thác để sử dụng tại chỗ như làm nhà và vật dụng hoặc để bán. Nơi có cường độ khai thác mạnh, tập trung là những vùng rừng gần dân cư như khu vực Ba Lịng, Triệu Ngun, Hải Phúc, Tà Long, Húc Nghì.
Nhu cầu gỗ sử dụng tại chỗ hiện nay trong vùng khá cao do truyền thống người dân bản xứ làm nhà sàn, thêm vào đó là điều kiện kinh tế hạn hẹp nên họ chưa có khả năng làm nhà bằng vật liệu khác. Qua điều tra từ người dân và ước tính nhu cầu sử dụng gỗ làm nhà bình quân cho một hộ là 8,0 m3, trong vùng có 4.144 hộ như vậy nhu cầu gỗ cho làm nhà của cả vùng là 32.888 m3. Tỷ lệ tăng dân số trong vùng còn khá cao 1,89%, số lượng hộ tách mới hàng năm đang gia
tăng khoảng 24% dẫn tới nhu cầu gỗ để sử dụng tại chỗ cũng khơng ngừng tăng lên, ước tính mỗi năm nhu cầu gỗ là nhà tăng lên 7.893m3.
Khai thác gỗ trái phép cho mục đích thương mại, phương thức chính là khai thác chọn đối với các lồi có giá trị kinh tế cao như Gõ, Lim .v.v đã làm các loài gỗ quý này trở nên rất khan hiếm. Hoạt động khai thác gỗ chủ yếu là lao động nam. Trong vùng còn khá nhiều hộ tham gia vào hoạt động khai thác gỗ cho mục đích thương mại. Người dân bản xứ tham gia vào hoạt động khai thác gỗ theo các cơng đoạn, có người chỉ chuyên đi kéo thuê, người thì cho th trâu để kéo cịn người thì chặt hạ và xẻ thành hộp. Gỗ sau khi được khai thác thường được bán ngay tại địa phương. Trong vùng gỗ được vận chuyển chủ yếu theo đường bộ (đường Hồ Chí Minh) và theo đường sông suối.
Mặc dù Ban quản lý và lực lượng kiểm lâm Hạt ĐaKrơng đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động tuần tra ngăn chặn song hiệu quả chưa cao do nhiều hạn chế về cán bộ, phương tiện, năng lực, chưa có các điểm, tuyến kiểm tra kiểm soát và chưa hợp tác thường xuyên với chính quyền địa phương và các ban ngành thi hành pháp luật.
Hình 4.2: Khai thác gỗ trong Khu bảo tồn
Hoạt động khai thác gỗ trái phép từ Khu bảo tồn được đánh giá là một trong hai thách thức lớn nhất đối với hoạt động bảo tồn và đây cũng là sức ép lớn nhất tới tài nguyên rừng trong vùng. Hậu quả của hoạt động này là:
(2) Thay đổi và phá vỡ cấu trúc rừng;
(3) Thu hẹp sinh cảnh sống và gây nhiễu loạn đối với các loài động vật sinh sống trong vùng;
(4) Giảm chức năng phịng hộ và bảo vệ các cơng trình.
4.2.1.3. Khai thác lâm sản ngoài gỗ
Cộng đồng địa phương vùng đệm và người dân từ nơi khác tới khai thác nhiều loại lâm sản ngoài gỗ từ rừng và cả vùng đất trống trong Khu bảo tồn. Các loại lâm sản ngoài gỗ phổ biến được người dân khai thác gồm: song, mây, lá nón, đót, măng, cây dược liệu, dầu re, cây cảnh, mật ong,...
Theo kết quả điều tra, trong mùa thu hoạch mỗi người dân mỗi ngày có thể khai thác khoảng 25-30 kg song mây; mỗi người có thể hái 800 -1200 lá nón một ngày. Các loại lâm sản này thường được bán tại địa phương thông qua các đại lý thu mua tại từng thơn bản, một phần cịn lại được người dân sử dụng.
Sản lượng khai thác của một số loại lâm sản ngoài gỗ chủ yếu được ước tính theo bảng sau:
Bảng 4.3: Sản lượng khai thác một số loại lâm sản ngoài gỗ chủ yếuTT Loại lâm sản Sản lượng Ghi chú TT Loại lâm sản Sản lượng Ghi chú
1 Song, mây 1000 – 2000 tấn Bán, sử dụng
2 Lá nón 1.200.000 lá Bán
3 Đót 300 – 500 tấn Bán
4 Tre nứa 500 – 1000 tấn Sử dụng, bán
Việc khai thác quá mức đã làm các lâm sản này suy giảm nhanh chóng, đặc biệt đối với các lâm sản có giá trị kinh tế cao. Thu hái lâm sản ngồi gỗ là hoạt động có nhiều thành phần tham gia nhất từ trẻ em, phụ nữ và nam giới. Hoạt động thu hái các loại lâm sản này diễn ra quanh năm.
Hiện nay, hoạt động khai thác lâm sản phụ trong vùng chưa được kiểm soát chặt chẽ. Khai thác quá mức không những làm suy kiệt tài nguyên rừng mà quan trọng hơn là làm mất đi sinh cảnh sống và gây nhiễu loạn đối với một số loài động vật đang bị đe doạ ở mức toàn cầu như quần thể các lồi Trĩ sao, Gà lơi lam mào trắng, các loài Gà so.
4.2.1.4. Xâm lấn đất rừng để canh tác
Canh tác du canh là tập quán canh tác lâu đời của cộng đồng người bản xứ trong vùng, phá rừng làm nương rẫy là một trong những nguyên nhân chính làm diện tích rừng trong vùng bị suy giảm. Hiện nay, canh tác du canh còn rất phổ biến, thường mỗi hộ gia đình có từ 2-4 mảnh nương, sau 1-2 vụ canh tác tới khi đất bị bạc màu thì họ lại chuyển qua mảnh khác.
Hiện tượng xâm lấn đất rừng để canh tác cịn khá phổ biến, tuy nhiên diện tích xâm lấn vào trong Khu bảo tồn chỉ trên phạm vi nhỏ đối với các thôn bản nằm gần phân khu phục hồi sinh thái. Đối tượng xâm phạm là rừng non và nương rẫy cũ. Hầu hết các vụ xâm lấn xảy ra ở xã Tà Long và xã Húc Nghì.
Bảng 4.4: Diện tích đất bị xâm lấn và số hộ xâm lấnNăm Diện tích xâm lấn Số hộ xâm lấn Năm Diện tích xâm lấn Số hộ xâm lấn
2003 3,6 ha 18
2004 2,1 ha 12
2005 1,7 ha 7
2006 1,8 ha 9
Lực lượng Kiểm lâm đã triển khai xác định vùng canh tác nương rẫy cho người dân địa phương, tuy nhiên chưa có quy hoạch sử dụng đất đai cụ thể chính thức được tiến hành trong vùng.
Hình 4.4: Xâm lấn đất rừng làm rẫy
4.2.1.5. Cháy rừng
Đến nay, cháy rừng chưa xảy ra đối với rừng tự nhiên, chủ yếu là rừng trồng và đất trống lau lách ở ngoài Khu bảo tồn. Tổng số đã xảy ra 5 vụ cháy gây thiệt hại 111,6 ha. Nguyên nhân dẫn tới cháy rừng chủ yếu là đốt để tạo đồng cỏ chăn nuôi, dùng lửa bắt ong, làm rẫy và thu nhặt phế liệu. Phân khu phục hồi sinh thái có diện tích đất trống lớn với sự tác động thường xuyên của cộng đồng địa phương. Vì vậy đây là nơi có tiềm năng cháy rừng cao. Cháy rừng gây cản trở quá trình tái sinh tự nhiên, quá trình phục hồi rừng. Tuy nhiên, cháy rừng ít gây ảnh hưởng tới giá trị đa dạng sinh học trong vùng.