Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Bước đầu đánh giá hiệu quả các giải pháp đã áp dụng trong quản lý bảo
4.3.5. Phân tích những khó khăn, tồn tại, điểm mạnh, điểm yếu của các
giải pháp đã áp dụng
Sử dụng bảng phân tích sau đây:
Bảng 4.17: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Những điểm mạnh(Strengs): . Những điểm mạnh(Strengs):
- Ban quản lý Khu bảo tồn rất quan tâm, đã xây dựng phương án và các giải pháp thực hiện.
- Các giải pháp áp dụng được thực hiện khá tổng hợp và trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Các giải pháp bước đầu đã phù hợp với các quan điểm quản lý rừng bền vững.
- Các giải pháp được người dân chấp nhận và tham gia thực hiện, đặc biệt các giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
- Các giải pháp được chính quyền địa phương và các ngành phối hợp thực hiện.
. Những điểm yếu(Weakness):
- Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp nên ảnh hưởng tới quá trình thực hiện các giải pháp.
- Nguồn vốn đầu tư cho triển khai các giải pháp cịn ít và chưa kịp thời. - Các giải pháp áp dụng chưa đồng đều, tỷ trọng các giải pháp chưa cân đối.
- Các giải pháp mới dừng lại ở kết quả bước đầu, hiệu quả chưa cao.
- Tính bền vững của các giải pháp chưa cao.
- Mặc dù được sự chấp nhận và tham gia của người dân nhưng chưa đông đảo và thường xuyên.
- Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và các ngành với khu bảo tồn chưa cao chưa chặt chẽ và thường xuyên.
Những cơ hội (Opportunities)
- Công tác bảo tồn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, các Ban ngành trong tỉnh với nhiều chương trình, dự án đầu tư về quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.
- Các tổ chức quốc tế quan tâm hỗ trợ nhiều dự án kỹ thuật và đầu tư trực tiếp vào phát triển vùng đệm, bảo tồn đa dạng sinh học.
- Tốc độ phát triển kinh tế của địa phương ngày càng cao tạo cơ hội cho đầu tư thực hiện các giải pháp toàn diện và hiệu quả cao hơn. - Khoa học công nghệ phát triển tạo cơ hội cho việc ứng dụng các mơ hình, kỹ thuật tiến bộ về bảo tồn, nâng cao năng suất cây trồng vật ni góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
- Hợp tác quốc tế được mở rộng tạo nhiều cơ hội để tiếp cận các thiết bị và kiến thức để thực hiện các giải pháp có hiệu quả.
Những thách thức (Threats):
- Đời sống người dân còn nghèo, sống dựa vào rừng gây sức ép lớn vào việc thực hiện các giải pháp.
- Mức tăng dân số cao, đất canh tác nông nghiệp ít, an ninh lương thực không đảm bảo gây nên sức ép lấn chiếm đất làm nông nghiệp gây cản trở việc thực hiện các giải pháp . - Thị trường nông lâm sản không ổn định, giá cả biến đổi nhanh;
- Nhu cầu về gỗ và lâm sản khác trong xã hội lớn kích thích sự khai thác, săn bắt trái phép lâm sản.
- Trình độ dân trí chưa cao, chậm tiếp thu những tiến bộ mới trong canh tác và chế biến nông lâm sản làm giảm hiệu quả của các giải pháp.