Các giải pháp về khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 71 - 72)

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.2.Các giải pháp về khoa học công nghệ

4.3. Bước đầu đánh giá hiệu quả các giải pháp đã áp dụng trong quản lý bảo

4.3.2.Các giải pháp về khoa học công nghệ

Về giải pháp khoa học công nghệ, do điều kiện kinh phí chưa đáp ứng đầy đủ, lực lượng cán bộ nghiên cứu khoa học chuyên sâu chưa có, nên trong những năm qua các giải pháp về khoa học công nghệ áp dụng để phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển sản xuất thực hiện chưa nhiều và đạt hiệu quả chưa cao. Các giải pháp về khoa học và công nghệ đã thực hiện như sau:

- Nghiên cứu, điều tra cơ bản về đa dạng sinh học.

- Nghiên cứu xác định tập đồn cây trồng vật ni ở địa phương. - Nghiên cứu xây dựng các mơ hình nơng lâm kết hợp.

4.3.2.1. Nghiên cứu, điều tra cơ bản về đa dạng sinh học

Các nghiên cứu đã thực hiện chỉ mang tính nghiên cứu cơ bản về đa dạng sinh học như kết quả điều tra của tổ chức Birdlife International năm 2000, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES) - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2004 và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật năm 2005 thực hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông. Thành quả của các nghiên cứu này là thông tin quan trọng để đánh giá giá trị, tiềm năng về đa dạng sinh học, về giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp của rừng và đa dạng sinh học. Ngồi ra, chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về loài, sinh thái cụ thể để làm căn cứ đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn có hiệu quả.

4.3.2.2. Nghiên cứu xác định tập đồn cây trồng vật ni ở địa phương

Việc xác định tập đồn cây trồng vật ni được thực hiện một số lồi cây con nơng nghiệp truyền thống nhưng năng suất và chất lượng chưa cao, chưa tạo ra vùng chuyên canh với sản lượng hàng hố đủ lớn. Chưa có những nghiên cứu khoa học đầy đủ về tập đồn cây trồng vật ni, mơ hình canh tác, chuyển giao công nghệ canh tác và chế biến nơng lâm sản có hiệu quả cao phù hợp với điều kiện của địa phương nhằm nâng cao năng suất, tăng giá trị kinh tế, cải thiện thu nhập và mức sống cho người dân. Chưa có các nghiên cứu đầy đủ về kiến thức bản địa về văn hoá, phong tục, tập quán, ngành nghề truyền thống,... để có giải pháp bảo tồn, lưu giữ và khai thác hợp lý kiến thức bản địa cho sự phát triển.

4.3.2.3. Nghiên cứu xây dựng các mơ hình nơng lâm kết hợp

Việc xây dựng mơ hình sản xuất nông lâm kết hợp đã được thực hiện một số mơ hình trồng rừng, canh tác trên đất dốc. Tuy nhiên, các mơ hình trồng rừng thường là các mơ hình hỗn giao đơn giản theo định hướng của các dự án trồng rừng, các lồi cây trồng đa mục đích chưa được nghiên cứu thử nghiệm, các mơ hình làm giàu rừng chưa thành cơng như mơ hình NLKH ở thơn Pa Hy, xã Tà Long với diện tích 6,0 ha trồng các lồi cây như Keo, Bời lời, dứa; dự án trồng rừng JBIC trồng hỗn giao các loài Sến- Keo hoặc Sao đen – Keo trồng ở xã Ba Lịng và Hải Phúc; mơ hình trồng mây dưới tán rừng tự nhiên ở xã Ba Lịng và ĐaKrơng. Các mơ hình canh tác trên đất dốc chưa có các giải pháp về kỹ thuật và thâm canh hợp lý nên hiệu quả chưa cao và chưa bền vững. Các mơ hình về chăn ni chưa có gì mới và hiệu quả mang lại chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 71 - 72)