Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 38 - 43)

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội đến

4.1.1. ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên

Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên của Khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrơng có được tổng hợp ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên của Khu BTTN ĐaKrơng

TT Điều kiện tự nhiên

Thuận lợi Khó khăn

1 Vị trí địa lý, phạm vi ranh giới - Ranh giới dễ xác định - Gần các trục giao thông đường thuỷ, đường bộ như Quốc lộ 9, đường Hồ Chí Minh

- Địa bàn rộng, tiếp giáp với nhiều địa phương.

- Nhiều trục đường vào rừng, khó quản lý lượng người vào rừng

- Khó kiểm sốt việc vận chuyển, bn bán lâm sản trái phép

2 Địa hình - Hiểm trở, dễ xác định ranh giới tự nhiên - Hạn chế một số tác động

- Khó quản lý ranh giới - Cơng tác tuần tra kiểm sốt gặp khó khăn

- Khó giám sát diễn biến rừng và đa dạng sinh học, - Điều tra nghiên cứu động thực vật gặp khó khăn

3 Đất đai - Quỹ đất tiềm năng lớn

- Đất phù sa ven sơng Ba Lịng màu mở

- Đất nơng nghiệp ít

- Đất canh tác bị rửa trơi, bạc màu nhanh chóng

4 Khí hậu thuỷ văn

- Lượng mưa khá lớn - Hệ thống sông suối lớn, tạo điều kiện giao thông thuỷ

- Tổng nhiệt lượng lớn - Lưu vực khá lớn tiềm năng thuỷ năng lớn

- Phân bố không đều trong năm, dễ gây ra lũ lụt, hạn hán

- Sông suối ngắn, độ dốc lớn, thường cạn kiệt vào mùa khơ

- Gió Tây Nam khơ nóng, lượng bốc hơi lớn, dễ gây hạn hán, cháy rừng

- Vào mùa mưa, thường xảy ra bão lụt

- Vị trí địa lý, phạm vi ranh giới:

Khu BTTN ĐaKrông nằm gần tuyến đường Quốc lộ 9 từ Đông Hà đi cửa khẩu Lao Bảo, đường Hồ Chí Minh đi A Lưới (62 km) và tuyến đường sông ĐaKrông dài trên 90 km nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý và bảo vệ rừng trong vùng, đây là các tuyến đường giao thông rất thuận lợi cho việc đi lại nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức cho việc kiểm soát vận chuyển lâm sản trái phép.

Địa bàn của Khu BTTN rộng với hơn 300 km đường ranh giới, tiếp giáp với nhiều địa phương khác như các huyện Triệu Phong, Cam Lộ, Hải Lăng của tỉnh Quảng Trị và huyện Phong Điền và A Lưới của tỉnh Thừa Thiên - Huế; tiếp giáp với nhiều khu dân cư đông đúc như khu vực các xã Ba Lòng, Triệu Nguyên, Hải Phúc và Mị ó với dân số gần 6.000 người và khu vực các xã

người. Với vị trí địa lý và phạm vi ranh giới như vậy, địa bàn rộng cùng với số lượng các trục đường vào rừng tự mở của người dân nhiều (hơn 30 trục đường) đã làm cho cơng tác tuần tra kiểm sốt các hoạt động có tác động đến rừng gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó số lượng dân cư đông gần 20.000 người đã gây áp lực rất lớn vào Khu BTTN, đặc biệt là trong việc cung cấp các nhu cầu thiết tại chỗ cho người dân như nguồn gỗ củi làm chất đốt, vật liệu làm nhà và các gia dụng khác,…Từ xa xưa, đời sống người dân địa phương với cơ chế tự cung tự cấp đã phụ thuộc rất lớn vào rừng với hơn 90% nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống được cung cấp từ nguồn tự nhiên ở trong rừng. Những nhu cầu thiết yếu này đã bị ảnh hưởng rất lớn từ khi Khu BTTN được thành lập và đưa vào quản lý theo Quy chế quản lý rừng được quy định tại Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một trong những khó khăn và sức ép lớn nhất của cơng tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học của Khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrơng trong những năm qua.

- Địa hình:

Về địa hình, Khu BTTN ĐaKrơng chủ yếu là một vùng đồi núi thấp và trung bình, thuộc phần phía Nam của dãy Trường Sơn Bắc có đỉnh cao nhất là động Co Muen (1.410 m). Phần lớn diện tích của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có độ dốc khá lớn từ 300- 600, trong đó địa bàn của các xã Hải Phúc, Húc Nghì, A Bung là hiểm trở nhất. Phần ranh giới của Khu BTTN giáp với huyện Hải Lăng - Quảng Trị và huyện Phong Điền, A Lưới - tỉnh Thừa Thiên Huế có địa hình rất phức tạp, độ chia cắt sâu, đường đi lại khơng có, dân cư sống tiếp giáp với Khu bảo tồn khơng có. Điều này có những thuận lợi là những hoạt động tác động xấu đến rừng và đa dạng sinh học của khu bảo tồn như xâm lấn rừng, săn bắt thú rừng, khai thác lâm sản và các hoạt động nhiễu loạn khác là rất ít; việc xác định ranh giới tự nhiên trên thực địa dễ. Tuy nhiên, với địa hình chia cắt, hiểm trở và trải dài trên địa bàn rộng đã ảnh hưởng rất lớn đến công

tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học. Việc thực hiện các công tác quản lý bảo vệ tại hiện trường như việc quản lý ranh giới gặp rất nhiều khó khăn, cơng tác tuần tra, kiểm soát, theo dõi giám sát diễn biến rừng và đa dạng sinh học, công tác điều tra cơ bản và nghiên cứu khoa học, việc đấu tranh truy quét các hoạt động xâm hại đến rừng gặp rất nhiều khó khăn. Đối với 2 phân khu phục hồi sinh thái và bảo vệ nghiêm ngặt thuộc xã Tà Long, có địa hình ít hiểm trở hơn, độ dốc trung bình từ 150 - 300, các khe suối lớn hơn, ít ghềnh thác hơn và dễ đi lại bằng đường thuỷ. Vùng này bao gồm các xã Ba Lòng, Triệu Nguyên, Tà Long, một phần của xã Húc Nghì và một phần của xã A Bung. Đây là vùng tiếp giáp với các trục giao thông thuỷ bộ thuận lợi như Quốc lộ 9, đường Hồ Chí Minh, sơng ĐaKrơng và là vùng có nhiều dân cư sống tập trung tiếp giáp với ranh giới của Khu bảo tồn, do đó đây cũng là khu vực thường xảy ra các hoạt động gây hại đến rừng và đa dạng sinh học như khai thác gỗ và các lâm sản phi gỗ, săn bắt động vật hoang dã, xâm lấn rừng làm nương rẫy và nguy cơ gây ra cháy rừng. Điều này đã làm giảm đáng kể số lượng cá thể một số loài, làm giảm chất lượng rừng, mất sinh cảnh, suy thoái các hệ sinh thái đồng thời gây nhiễu loạn đến hoạt động của các loài động vật. Mặt khác do địa hình dốc, lưu vực rộng nên khi lượng mưa lớn thường xảy ra lũ lụt, trượt lở đất ảnh hưởng lớn đến sản xuất, sinh hoạt của người dân và ảnh hưởng xấu đến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học và các hoạt động bảo tồn.

- Đất đai:

Thuận lợi về đất đai là trong vùng nghiên cứu có quỹ đất tiềm năng lớn với tổng diện tích 93.815 ha, trong đó có 37.640 ha nằm trong Khu bảo tồn và 56.175 ha thuộc vùng đệm. Đặc biệt có 826 ha đất nông nghiệp thuộc vùng thung lũng sơng Ba Lịng rất màu mỡ do được phù sa sơng Ba Lịng bồi đắp hằng năm. Vùng đất này rất phù hợp với các loại cây trồng nơng nghiệp hằng năm rất có giá trị, có năng suất và chất lượng cao. Với quỹ đất này nếu có các

sản phẩm cho địa phương rất lớn, góp phần nâng cao mức sống của người dân, tạo công ăn việc làm từ đó sẽ giảm đáng kể sức ép vào Khu BTTN. Mặc dù với quỹ đất tiềm năng lớn như vậy, nhưng hiện tại diện tích đất nơng nghiệp của cả vùng nghiên cứu chỉ chiếm tỷ lệ có 4,6% (5.624 ha), người dân thiếu đất để sản xuất nông nghiệp. Mặt khác phần lớn diện tích canh tác trong vùng là nương rẫy và đất dốc nên thường bị rửa trơi mạnh và bị bạc màu nhanh chóng làm cho năng suất cây trồng bị giảm. Bên cạnh đó điều kiện thâm canh và kỹ thuật canh tác tiên tiến chưa được áp dụng nên năng suất nông nghiệp thấp,... Vì vậy, để đáp ứng việc cung cấp lượng lương thực thiếu hụt thì người dân vẫn canh tác nương rẫy, vẫn thường xuyên vào rừng để khai thác, săn bắt nhằm cải thiện thêm thu nhập. Điều này đã gây khó khăn lớn trong cơng tác quản lý bảo vệ rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Khí hậu - thuỷ văn:

Về khí hậu-thuỷ văn, Khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông nằm trong vùng có khí hậu khắc nghiệt của tiểu vùng khí hậu Bình Trị Thiên, có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 thường có gió Tây Nam khơ nóng hoạt động làm cho thời tiết khơ kéo dài, nhiệt độ trung bình lên trên 250C, tháng nóng nhất là tháng 6, 7, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 39 - 400C, lượng bốc hơi lớn làm cho độ ẩm thấp nhất có thể xuống dưới 30%. Hệ thống sông suối thường cạn kiệt. Trong mùa khô thường xảy ra hạn hán ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý bảo vệ rừng như cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng gặp rất nhiều khó khăn. Ngồi ra, hạn hán sẽ gây nên thiếu nước tưới tiêu và sự xâm nhập mặn làm cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng nặng nề, đời sống người dân gặp khó khăn hơn.

Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau với sự hoạt động thường xuyên của giá mùa Đơng Bắc lạnh. Vùng này có lượng mưa khá lớn (2500-3000 mm), nhưng phân bố khơng đều, 2 tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 10 và tháng 11. Trong thời kỳ này thường xảy ra mưa bão và lũ lụt gây thiệt hại nghiêm

trọng. Điều này cũng ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý bảo vệ rừng và sản xuất nông nghiệp của người dân. Về mùa mưa, sông suối trong rừng chảy mạnh, việc tuần tra kiểm soát và triển khai các hoạt động quản lý bảo vệ rừng khác gặp trở ngại rất lớn. Mùa màng và gia súc, gia cầm của người dân thường bị gây hại bởi lũ lụt, giao thông đi lại bị ách tắc làm ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân trong vùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)