Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội đến
4.1.3. ảnh hưởng của các yếu tố xã hội:
4.1.3.1.ảnh hưởng của dân số, dân tộc, lao động và sự phân bố dân cư:
Trong vùng có 3 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Vân Kiều chiếm đại đa số (42,9%), dân tộc Kinh (28,6%) và dân tộc Pa Kô (28,5%). Đồng bào dân tộc đã sống lâu đời trong vùng và đời sống phụ thuộc chủ yếu vào rừng. Các hoạt động kinh tế, sinh hoạt, tín ngưỡng đều gián tiếp hoặc trực tiếp liên quan đến rừng.
Dân số các xã vùng đệm của Khu bảo tồn ĐaKrơng có 23.172 người, mật độ dân số trung bình trong khu vực 27,6 người/km2, song sự phân bố dân cư rất không đồng đều theo địa bàn từng xã. Dân cư tập trung chính tại 2 vùng:
vùng 1 bao gồm các xã Triệu Ngun, Ba Lịng, Hải Phúc và Mị ó với số dân 7256 người. Vùng này người dân sống và canh tác ven thung lũng sơng Ba Lịng, nằm xen kẽ giữa vùng phục hồi sinh thái I và khu bảo vệ nghiêm ngặt. Vùng 2 bao gồm các xã ĐaKrông, Tà Long, Húc Nghì, Tà Rụt, A Bung, Ba Nang với dân số 15.916 người. Vùng này người dân sống dọc theo đường Hồ Chí Minh và tiếp giáp với ranh giới của Khu bảo tồn. Điều này gây nên nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý và bảo vệ rừng, các lối vào rừng nhiều rất khó kiểm sốt lượng người vào rừng. Dân cư đơng nhưng khơng có nhiều công việc tạo ra thu nhập, thời gian nơng nhàn lớn. Do đó lượng lớn người thường xuyên vào rừng để săn bắt, thu hái và khai thác lâm sản. Tỷ lệ tăng dân số cao 1,89% đã làm cho nhu cầu thiết yếu, vật liệu làm nhà, đất canh tác, ... ngày càng tăng.
4.1.3.2. ảnh hưởng của dân trí, nhận thức:
Về giáo dục, có 5141 em học sinh phổ thơng vào năm 2005, nhưng số lượng học sinh theo các cấp học cao hơn giảm rất lớn: Tiểu học: 3.254 em, trung học cơ sở: 1.425, trung học phổ thông: 462. Tuy nhiên, những người lớn trong gia đình thường có trình độ thấp hoặc khơng biết chữ nhưng lại có vị trí quan trọng trong gia đình nên ảnh hưởng lớn đến nhận thức chung của toàn hộ. Phần lớn người dân nhận thức về quản lý rừng còn hạn chế, đại bộ phận người dân đều quan tâm đến sử dụng rừng mà ít hiểu biết về giá trị to lớn, nhiều mặt của rừng và đa dạng sinh học. Bên cạnh nhận thức về rừng, người dân cũng không nắm và hiểu đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, các chính sách về hưởng lợi từ rừng.
4.1.3.3.ảnh hưởng của phong tục tập quán:
Trong vùng có 3 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Vân Kiều chiếm đại đa số (42,9%), dân tộc Kinh (28,6%) và dân tộc Pa Kô (28,5%). Hầu hết đồng bào dân tộc vẫn sống dựa vào nương rẫy, săn bắt và hái lượm là chính, tình trạng canh tác hầu hết là quảng canh với phương pháp canh tác chủ yếu là phát-đốt-cốt-trỉa với các công cụ thơ sơ như dao, rựa, rìu, gậy chọc
lỗ, gùi,... Trong canh tác hầu như người dân không dùng phân hoặc dùng rất ít phân bón vơ cơ, thuỷ lợi tưới tiêu rất ít và cơng tác bảo vệ thực vật và thú y còn nhiều hạn chế. Sản xuất hầu hết dựa vào tự nhiên. Đất canh tác nhanh chóng bị bạc màu sau 1-2 vụ rẫy, vì vậy mỗi hộ gia đình thường có từ 3- 4 mảnh nương để luân phiên làm rẫy. Điều này làm cho nhu cầu về đất rẫy tăng dẫn đến rừng bị phá để làm nương rẫy ngày càng nhiều.
Bên cạnh đó, cộng đồng dân tộc trong vùng cũng có những phong tục tập qn lâu đời có lợi cho cơng tác bảo vệ rừng và đa dạng sinh học. Đó là phong tục giữ gìn bảo vệ tốt một số khu rừng đặc biệt của thơn bản. Đó là những khu rừng đầu nguồn nước, những khu rừng liên quan đến truyền thống hoặc những khu rừng ma của thôn bản. Trong những khu rừng này tất cả các thành viên của cộng đồng đều tự giác bảo vệ, không được phép khai thác. Đây là tập quán tốt cần khuyến khích và có chính sách hỗ trợ giúp cộng đồng tham gia vào công tác quản bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.
Tập quán hái lượm: vào thời kỳ nông nhàn, người dân thường vào rừng thu những sản phẩm từ rừng phục vụ cho nhu cầu thiết yếu và một phần tăng thu nhập. Đây chủ yếu là các lâm sản ngồi gỗ như: mây, lá nón, đót, võ đay, tranh, lá cọ, tre, măng, dược liệu... Các hoạt động này làm giảm tính đa dạng sinh học, giảm số lượng cá thể của một số loài, gây nhiễu loạn đến hoạt động của động vật và nguy cơ gây ra cháy rừng,...
Tập quán săn bẫy động vật hoang dã: Bên cạnh tập quán hái lượm, người dân trong vùng cịn có tập qn săn bẫy động vật hoang dã vào lúc nhàn rỗi. Các hoạt động săn bắt này một phần đáp ứng nhu cầu thực phẩm, sinh hoạt và tín ngưỡng của người dân địa phương. Nhưng hiện nay do sức ép của thị trường về nhu cầu đặc sản và dược liệu nên một bộ phần người dân trong vùng và từ nơi khác đến đã vào rừng săn bẫy, khai thác động vật để cung cấp cho thị trường trong đó có 1 số lồi q hiếm. Tập qn này khơng những làm giảm số lượng lồi, cá thể của các lồi động vật mà cịn tác động ảnh hưởng đến
thực vật rừng do bị chặt phá để bẫy động vật. Những hoạt động này làm suy giảm tài nguyên rừng, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả quản lý rừng.
Tập quán chăn thả gia súc: Cộng đồng người dân trong vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên ĐaKrơng có tập qn chăn thả các lồi gia súc trong rừng như trâu, bò, dê, lợn,... Các lồi gia súc này thường được người dân ni và thả tự do trong rừng cho chúng kiếm ăn và sinh trưởng phát triển tự nhiên. Thường định kỳ 10 ngày hoặc 2 tuần người dân đi tìm và kiểm tra gia súc của mình một lần. Chúng ít được chăm sóc, bảo vệ và phịng chữa bệnh nên năng suất thấp, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Mặt khác, các loài gia súc thả rơng này thường phá hoại các lồi cây trồng ở trong vườn nhà và cây tái sinh trong rừng, ảnh hưởng xấu đến năng suất, chất lượng cây trồng, gây ô nhiễm môi trường và làm dịch bệnh phát triển.
4.1.3.4.ảnh hưởng của chính sách:
Trước đây, khi rừng và đất lâm nghiệp chưa giao cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình quản lý thì nạn chặt phá rừng, khai thác rừng, săn bắt động vật xảy ra trên địa bàn thường xuyên. Từ khi có chủ trương giao đất lâm nghiệp theo Nghị định 02/CP và Nghị định 163 sau này, Quyết định 187/CP về chính sách hưởng lợi thì quyền quản lý, sử dụng và hưởng lợi từ rừng và đất lâm nghiệp được xác lập một cách rõ ràng. Các chủ rừng với trách nhiệm và quyền lợi của mình đã có sự quan tâm đầu tư về nhân lực, vật lực cho quản lý tài nguyên rừng, việc sử dụng rừng từng bước đi vào khuôn khổ theo qui định của pháp luật, các vụ vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng ngày càng giảm.
Một số hộ gia đình đã tích cực tham gia nhận đất, nhận rừng để trồng rừng, quản lý bảo vệ, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập góp phần xố đói giảm nghèo.
tầng cho các xã các xã đặc biệt khó khăn, chương trình trồng mới 5 triệu ha từng; chính sách ưu tiên khuyến khích các hộ kinh tế cịn khó khăn được vay vốn ưu đãi đầu tư cho phát triển kinh tế, quản lý rừng, xố đói giảm nghèo; chính sách về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp (Quyết định 178/CP); chính sách về khai thác sản phẩm rừng trồng, kiểm tra giám sát thơng thống, tạo mọi thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, lưu thông sản phẩm, thị trường tiêu thụ sản phẩm,...
Song song với các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, tỉnh Quảng Trị đã ban hành một số chính sách hỗ trợ cho cơng tác quản lý bảo vệ rừng như:
+ Quyết định số 1015/QĐ-UB, ngày 17/7/1999 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc xác định mùa cháy rừng, danh sách các vùng và mức phụ cấp khoán bảo vệ rừng các vùng trọng điểm cháy rừng nhằm hỗ trợ cho cộng đồng ở các vùng trọng điểm được hợp đồng suất khoán bảo vệ rừng, PCCCR trong các tháng cao điểm cháy rừng vào mùa khơ. Trong các xã vùng đệm của khu bảo tồn có 13 suất với 9 suất có mức hỗ trợ 300.000đ/tháng và 4 suất có mức hỗ trợ 250.000đ/tháng trong 6 tháng mùa khơ.
+ Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính xây dựng các mơ hình quản lý bảo vệ rừng trên các vùng sinh thái khác nhau cho cộng đồng dân cư. Trên cơ sở các mơ hình để giúp cho cộng đồng nâng cao kỹ năng, kiến thức quản lý rừng, chuyển đổi kinh tế, canh tác bền vững trên đất dốc, xây dựng vườn rừng,... từ đó phát triển kinh tế, xố đói giảm nghèo và giảm áp lực phá rừng làm rẫy, khai thác rừng trái phép.