Giải pháp về kinh tế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 86 - 87)

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.3.Giải pháp về kinh tế:

4.4. Đề xuất một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng

4.4.3.Giải pháp về kinh tế:

*Giải pháp về đầu tư, hỗ trợ cho quản lý rừng

- Đầu tư để phát triển hạ tầng kinh tế: Tiếp tục thực hiện các dự án về hạ tầng kinh tế như dự án 135, dự án 134 để giúp người dân trong vùng đệm thuận lợi trong việc lưu thơng hàng hố, ngun vật liệu, giảm giá thành hàng hoá và nâng cao giá trị nông lâm sản. Các dự án này cần tập trung vào vùng thung lũng Ba Lịng và vùng dọc theo đường Hồ Chí Minh, đây là địa bàn của 3 xã Ba Lòng, Triệu Nguyên, Hải Phúc và các xã ĐaKrông, Ba Nang, Tà Long, Húc Nghì, Tà Rụt, A Bung.

- Tiếp tục đầu tư các dự án phát triển trong nước và các dự án hỗ trợ nước ngoài như dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, chương trình phát triển nơng thơn do chính phủ Hà Lan tài trợ, ADB và các dự án khác,... nhằm tạo công ăn việc làm, tạo nguồn sinh kế mới, nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển rừng, tạo nguồn nguyên liệu thay thế, giảm sức ép vào rừng.

- Đầu tư, hỗ trợ, cho vay vốn để người dân phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống.

- Đầu tư quy hoạch sử dụng đất và giao đất, giao rừng cho các xã vùng đệm.

- Đầu tư kinh phí cho hoạt động quản lý và nghiên cứu khoa học cho Khu bảo tồn.

- Đầu tư đào tạo cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý cho chính quyền địa phương.

- Đầu tư phát triển thị trường nông lâm sản, quy hoạch vùng nguyên liệu và xây dựng cơ sở chế biến nông lâm sản trên địa bàn.

- Đầu tư xây dựng các mơ hình sản xuất có hiệu quả và phù hợp với điều kiện địa phương.

- Đầu tư phát triển nguồn lâm sản ngồi gỗ và gây ni động vật hoang dã ở địa phương

- Đầu tư cho quảng bá thị trường, mở rộng hợp tác, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế, sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội phục vụ cơng tác bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên rừng theo quy định của pháp luật.

*Chuyển dịch và phát triển ngành nghề mới

- Đầu tư củng cố, phát triển các nghề dệt truyền thống, mây, tre đan và nghề sản xuất hàng đồ mộc mỹ nghệ.

- Đầu tư cho công nghệ chế biến sản phẩm sau thu hoạch để nâng cao giá trị sản phẩm như: chế biến gỗ, bột giấy, song mây, dược thảo, thực phẩm v.v...

- Đầu tư cho phát triển chăn nuôi động vật hoang dã để giảm sức ép về săn bắt động vật hoang dã trong vùng lõi Khu bảo tồn.

- Đầu tư cho phát triển chăn nuôi gia súc bán hoang dã có định hướng để tận dụng tối đa nguồn thức ăn từ hệ sinh thái rừng.

- Đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp với địa phương như dịch vụ thương mại, dịch vụ tư vấn kỹ thuật, khuyến nông lâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông tỉnh quảng trị​ (Trang 86 - 87)