Phối kết mạnh mẽ nhiều loại hình ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư duy nghệ thuật trong Tiểu thuyết của một số nhà văn nữ hải ngoại đương đại (Trang 141 - 143)

Chƣơng 2 TƢ DUY NGHỆ THUẬT NHÌN TỪ CẤP ĐỘ QUAN NIỆM

4.3. Ngôn ngữ hiện đại hóa

4.3.3. Phối kết mạnh mẽ nhiều loại hình ngôn ngữ

Tư duy và sáng tạo giữa các miền văn hóa, cùng với đó là tinh thần tiếp cận hiện thực đời sống trong tính dang dở bằng một “thái độ thân mật, xóa bỏ mọi khoảng cách ngôn thứ, đặt mọi vật lên mặt bằng ngày hôm nay” [11, tr14], các nhà văn nữ đã phối kết, lai tạp nhiều hệ hình ngôn ngữ khác nhau dựa trên nguyên tắc ngang bằng về giá trị. Bởi thế, trong tiểu thuyết của các nhà văn nữ, ta không còn thấy tính thuần khiết của ngôn ngữ văn chương truyền thống mà ở đó – xuất hiện “lổn nhổn”, “ghồ ghề” hệ thống ngôn ngữ từ nhiều nền văn hóa.

Sự phối kết các hệ hình ngôn ngữ là một đặc điểm dễ nhận thấy trong sáng tác của các nhà văn nữ hải ngoại. Điều này được thể hiện thông qua sự pha trộn, lai tạp nhiều loại hình ngôn ngữ khác nhau. Sự lai tạp được xây dựng trên cơ sở kết hợp tiếng Việt với những yếu tố ngôn ngữ khác ở nhiều cấp độ: khi thì sử dụng từ gốc Anh/ Pháp, khi thì sử dụng theo cách phiên âm sang tiếng Việt. Cách đặt tên, dùng từ, đặt câu trong tiểu thuyết đều ít nhiều xuất hiện hiện tượng này.

Trước hết, sự phối kết thể hiện ngay từ nhan đề tác phẩm (Chinatown,Made in

Vietnam, Paris 11 tháng 8), cách đặt tên các chương đoạn (trong Vân Vy: Chương 7.

Gaza; Chương 9. Mistral; Chương 12. Ice cream Tuổi Hoa Niên). Ngoài nhan đề tác

phẩm, hiện tượng phối kết ngôn ngữ còn thể hiện ở cấp độ từ, cụm từ, thậm chí cả câu bằng tiếng nước ngoài. Nhận thấy sự xuất hiện phổ biến của hiện tượng này (đặc biệt ở tiểu thuyết của Thuận và Lê Ngọc Mai), chúng tôi đã tiến hành khảo sát và kết quả khảo sát được trình bày cụ thể ở Bảng 15 của phần Phụ lục.

Bảng khảo sát cho thấy, hiện tượng phối kết ngôn ngữ xuất hiện ở nhiều cấp độ (cấp độ từ, cụm từ, cấp độ câu). Lật giở từng trang tiểu thuyết của Thuận, Lê Ngọc Mai, ta không còn thấy sự xuất hiện “thuần khiết” của ngôn ngữ tiếng Việt mà chen

ngang vào đó, là những từ, cụm từ, những câu văn hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài: “The West is too old” [254, tr239]; “Its nothing, don’t be worried” [254, tr238]; “Socialism is up, bureaucracy is up…What’s important is money. Fifty fifty, are you ok? Perestroika is very important” [254, tr236]; “France is too old; but you are ok? The West is old, old ideology, old technology, old mentality” [254, tr232]; “Un milliard de chinois. Et moi. Et moi. Et moi”. [254, tr13]; “Spécialités chinoiese et vietnamiennes” [254, tr26]…

Dưới cấp độ câu, hiện tượng phối kết này còn thể hiện qua những từ/ cụm từ giữ vị trí quan trọng trong câu: “…nuột nà thon thả như my girl…Vova nháy mắt…very ok in bed. …những thay đổi very important” [254, tr230]; “Vừa bắt tay chúng tôi, vừa bảo: “Shopping is nice in Paris”. Phó giám đốc đáp lại: “Oh, It’s very nice”…Công nhận my girl đẹp thật” [254, tr229]; Ngoài ra, những từ phiên âm tiếng nước ngoài còn xuất hiện đầy rẫy trong tiểu thuyết: xi –líp, đét – xe, đi – văng, dis- co, năm - bơ oăn, phéc-mơ-tuya, a-xit, ca – ta- lô…

Rõ ràng những câu, những cụm từ, những từ nước ngoài như trên đều là những câu/từ/cụm từ mang nghĩa, thậm chí giữ vị trí và thành phần quan trọng trong câu (đảm nhận vai trò tính từ, động từ hay bổ ngữ). Việc phối kết các hệ hình ngôn ngữ trên nhiều cấp độ đã mang lại cho độc giả những ấn tượng mạnh mẽ về một hiện thực của nhà văn khi tư duy và sáng tạo giữa nhiều miền ngôn ngữ. Điều đó xuất hiện khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, và qua hành trình sáng tạo, “thói quen” ấy ít nhiều đã được phản ánh sinh động trong văn chương.

Tuy nhiên, việc phối kết ngôn ngữ này không thuần túy chỉ là một thói quen sử dụng ngôn ngữ của người sáng tạo. Sự phối kết ngôn ngữ này đưa người đọc “tiệm cận” với hiện thực ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày khi mà các hệ hình ngôn ngữ luôn có xu hướng lai tạp, xâm lấn vào nhau. Đặc biệt, có một sự chi phối nhất định từ trong quan niệm về thể loại đến việc lựa chọn hình thức phối kết ngôn ngữ này: khi đặt các hệ hình ngôn ngữ đó bên cạnh nhau, cùng thay nhau đảm nhận những vị trí, thành phần quan trọng, các nhà văn nữ hải ngoại đã mang lại cho các hệ hình ngôn ngữ ấy những giá trị ngang bằng nhau. Ở đó, ngôn ngữ văn chương không còn trật tự

ngôi thứ nữa. Bởi thế, nó không đơn thuần chỉ là một “thói quen” sáng tạo mà còn góp phần phản ánh tinh thần bình đẳng, dân chủ của thể loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư duy nghệ thuật trong Tiểu thuyết của một số nhà văn nữ hải ngoại đương đại (Trang 141 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)