Chƣơng 2 TƢ DUY NGHỆ THUẬT NHÌN TỪ CẤP ĐỘ QUAN NIỆM
3.3. Thời gian trong tiểu thuyết của một số nhà văn nữ Việt Nam hải ngoại
3.3.1. Sự sai trật niên biểu và tính đa chiều của thời gian
Để phản ánh những phân mảnh của hiện thực trong tính đa chiều, đa diện của đời sống, các nhà văn nữ hải ngoại đã hướng đến xây dựng bức tranh lập thể về thời gian để soi tỏ mọi phương diện của đời sống trong những diễn trình của nó. Bởi thực chất, bản chất của hiện thực không nằm trọn trong lát cắt hiện tại mà còn ngầm ẩn trong những phân mảnh của thời gian quá khứ cũng như những linh tính, dự cảm về tương lai. Trong tham vọng soi tỏ đời sống ấy, các nhà văn đã lựa chọn những phân mảnh thời gian đa chiều, lắp ghép chúng lại để tạo ra một bức tranh lập thể theo một lôgic nội tại nhất định. Lôgic ấy không thuộc về tính chất vật lý hay sự tịnh tiến của thời gian vũ trụ mà phụ thuộc vào chiều sâu nội cảm của con người.
Khảo sát thời gian trong tiểu thuyết của các nhà văn nữ hải ngoại với tư cách là hình thức tồn tại bên trong của hình tượng thẩm mĩ, bởi sự chi phối của dòng ý thức
nên thời gian trong hầu hết tiểu thuyết đều bị đảo lộn, sai trật niên biểu, mang tính đa chiều. Điều này được thể hiện cụ thể qua việc khảo sát các trạng từ chỉ thời gian trong tiểu thuyết của các nhà văn nữ hải ngoại. Dựa trên sự khảo sát những tín hiệu ngôn ngữ chỉ thời gian bao gồm: thời gian hiện tại (hiện tại, hiện nay, lúc này, bây giờ, hiện giờ); thời gian quá khứ (quá khứ, ngày xưa, ngày trước, ngày ấy, hồi ấy, (mốc thời gian) đã qua, ngày đó, nhớ lại (mốc thời gian quá khứ), chúng tôi đã khảo sát sự đan xen quá khứ và hiện tại trong từng tiểu thuyết. Kết quả khảo sát được chúng tôi trình bày tại Bảng 8 của Phụ lục.
Bảng khảo sát đã cho thấy sự đan xen chồng chéo của những phân mảnh thời gian hiện tại và quá khứ trong từng tiểu thuyết. Có những tiểu thuyết quá khứ hoàn toàn lấn át hiện tại (Gió tự thời khuất mặt; Chỉ còn 4 ngày là hết tháng Tư). Có những tiểu thuyết quá khứ và hiện tại xuất hiện trong thế cân bằng (Mưa ở kiếp sau,
Chinatown, Thang máy Sài Gòn, Và khi tro bụi) và cũng có những tiểu thuyết hiện tại
lấn át quá khứ (Paris 11 tháng 8; T mất tích, Trên đỉnh dốc). Có thể ở mỗi tiểu thuyết có sự đan xen ở những mức độ khác nhau nhưng tựu chung, các tiểu thuyết đều tái hiện khoảng thời gian hiện tại trong mối quan hệ gắn liền với những phân mảnh thời gian quá khứ, để quá khứ được sống lại trong từng phút giây của hiện tại.
Khi hiện tại bị “lấn át” bởi quá khứ, kí ức về thời gian đã qua trong cuộc đời nhân vật đã trở thành hình tượng nghệ thuật – hình tượng kí ức. Quá khứ khi đó có sức mạnh vẽ ra cuộc đời con người trong đó chứ không đơn thuần là việc kể lại cuộc đời của một con người từ quá khứ. Khi lịch sử được roi rọi qua ký ức cá nhân, đó là lịch sử của tâm thức, lịch sử của diễn giải về quá khứ chứ không phải là lịch sử thực chứng. Trong Chỉ còn 4 ngày là hết tháng Tư, đó là “lịch sử của những nỗi đau mà ở đó bất hạnh đã làm nhàu nát, méo mó khuôn mặt con người, là ký ức của những chấn thương và đổ vỡ, ký ức của những hoài nghi… Ký ức trong tiểu thuyết là một hình tượng ký hiệu thẩm mĩ, một di chỉ khiến người đọc hoài niệm với quá khứ, trăn trở với hiện tại và đau đáu trước tương lai” [196, tr426]. Rõ ràng, với những độ lùi thời gian cần thiết, tháng Tư hiện ra không chỉ có “hoa hồng” mà còn là Nỗi buồn chiến tranh với rất nhiều thương tích trong tâm hồn. Điều này cũng được thể hiện trong Gió tự thời khuất mặt (lịch sử nỗi đau của những người đàn bà trong chiến tranh và cả thời
hậu chiến). Ở tiểu thuyết này, mặc dù quá khứ “lấn át” nhưng đó là quá khứ được nhìn nhận từ góc nhìn hiện tại. Bởi vậy, xen lẫn những gì diễn ra trong quá khứ là diễn giải của con người hiện tại về những điều đã qua.
Không để quá khứ lấn át, ở một số tiểu thuyết có sự đan xen cân bằng giữa hiện tại và quá khứ. Điều này được thể hiện ở rõ nét trong cuốn tiểu thuyết với dấu hiệu ngoại hiện tưởng chừng tuyến tính. Thoạt nhìn, bạn đọc lầm tưởng Chinatown có mô hình kết cấu thời gian tuyến tính. Tiểu thuyết mở đầu bằng “đồng hồ đeo tay chỉ số mười” và kết thúc bằng “đồng hồ đeo tay chỉ số mười hai”. Điều đó quy định tính chất tuyến tính về mặt thời gian cốt truyện - gói gọn trong hai tiếng. Tuy nhiên, ẩn dưới lớp vỏ tuyến tính ấy, thời gian liên tục bị xáo trộn tạo thành một chuỗi lắp ghép phi trật tự của những phân mảnh quá khứ, hiện tại và tương lai. Khi “nhốt” nhân vật vào không gian tù đọng, nhà văn đã mở đường cho sự trỗi dậy của những đường hầm ký ức không có lối ra về một chuyện tình dang dở và quá khứ luôn hiện hữu trong từng phút giây hiện tại của nhân vật. Dòng ý thức này đã biến trật tự tuyến tính của thời gian cốt truyện thành cái vỏ bọc bao chứa bức tranh lập thể về thời gian với sự đan cài, cuộn xoắn và chồng chéo lên nhau của quá khứ, hiện tại, tương lai. Dưới ngòi bút của Thuận, thời gian không đơn thuần là cái khung giới hạn cốt truyện hay giới hạn cuộc đời mà trở thành một yếu tố thuộc về phương diện thẩm mĩ, góp phần biểu đạt chân thực nhất dòng hồi ức đứt nối của nhân vật. Tiến hành khảo sát trật tự thời gian trong phần 1 của Chinatown (tính từ đầu tiểu thuyết cho đến trước trích đoạn I’m
yellow) ta sẽ thấy được một phần của bức tranh thời gian ấy. Kết quả khảo sát được
thể hiện trong Bảng 9 của phần Phụ lục.
Qua bảng khảo sát, chúng ta có thể thấy một sự xáo trộn “chóng mặt” các tình tiết trong ma ̣ch kể của nhân vâ ̣t . Ký ức nhân vật bị chia nhỏ thành những mảnh vụn , những mảnh vu ̣n của sự kiê ̣n và những mảnh vu ̣n của cảm giác . Kí ức đó hiện ra vừa rõ nét lại vừa mờ nhạt , vừa đâ ̣m nét lại như thoáng qua ; vừa dữ dô ̣i , sục sôi nhưng cũng rất đỗi nhẹ nhàng ; vừa ngo ̣t ngào nhưng lại chất chứa muôn phần chua xót . Đó chính là lối viết dùng nghịch lý để kể về những nghịch lý trong tiểu thuyết của Thuận. Những sự kiê ̣n được khảm la ̣i như mất hết dáng vẻ thời sự và tính tròn đầy vốn là sức hấp dẫn của truyê ̣n kể tro ̣ng cốt truyê ̣n . Nó bị soi chiếu , bị lật đi lật lại , bị che khuất,
bị giễu cợt , bị phơi bày , lật tẩy như mô ̣ t thứ tiểu thuyết về chính nó - mô ̣t kiểu kể chuyê ̣n hiê ̣n đa ̣i trong thái độ luôn tự phản tư về những gì đang kể...
Trật tự thời gian kế tiếp nhau của các biến cố trong câu chuyện với trật tự - giả thời gian nhờ sự tổ chức, sắp xếp chúng của nhà văn có sự sai lệch đáng kể. Chúng tôi tạm sơ đồ hóa trật tự niên biểu của phần đầu tiểu thuyết như sau : A10 – B1 – C10 – D9 – E4 – F9 – G11 – H9 – I8 – J4 – K9 – L4 – M9 – N11 – O1 – P2 – Q3 – R7 – S3 – T5 – U6 – W9 –X5 – Y10 – Z6. Nhìn vào sơ đồ trên, chúng ta có thể thấy thời gian như bị cắt thành những mảnh vụn rời rạc, thể hiện rõ những “mảng” hiện thực đứt đoạn được ghép nối trong dòng ý thức tuôn chảy triền miên. Thời điểm hiện tại (năm 2004) đan xen vào giữa thời gian quá khứ (toàn bộ các sự kiện xảy ra trước thời điểm hiện tại) và thời gian tương lai (năm 2010). Điều đó cho thấy, thời gian trong
Chinatown được tổ chức như một bức tranh lập thể mà ở đó , người đọc khó lòng xác
định được tọa độ thời gian một cách chuẩn xác . Đây là một lối viết phá vỡ cốt truyện đầy chủ ý , theo nghĩa người kể chuyê ̣n chủ đô ̣ng phá vỡ mối liên hê ̣ tuyến tính hoă ̣c nhân quả của các sự kiê ̣n , khiến người đọc hoang mang như bi ̣ bỏ la ̣i mô ̣t mình giữa mô ̣t mê cung thời gian.
Bên cạnh Chinatown, quá khứ cũng sống lại qua hành trình kiếm tìm đầy tuyệt vọng của cô gái về một nửa thế kỷ đã bị lãng quên trong Thang máy Sài Gòn. Mở đầu bằng việc theo dõi một người đàn ông xa lạ Paul Polotski và từ thời điểm này, cô bắt đầu ngoái lại quá khứ của mình với những hình ảnh về đám tang của mẹ, những linh cảm về cái chết không bình thường và hành trình đi tìm manh mối sự thật để khám phá những bí ẩn trong cuộc đời mẹ. Trong hành trình tìm kiếm sự thật về một người đã khuất, quá khứ của nhân vật đã bị đào xới, đảo lộn cho dù người đã khuất cố tình muốn chôn vùi.
Cùng với tiểu thuyết của Thuận, tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng cũng thể hiện rất rõ sự đảo lộn các mốc thời gian. Hai tiểu thuyết là hai hành trình tìm kiếm sự thật, tìm kiếm nguồn cội cũng như bản thể đã bị vỡ vụn. Trong Và khi tro bụi, An Mi muốn tìm lại quá khứ của mình, nguồn cội của mình để có thể xâu chuỗi lại những phân mảnh của cuộc đời, để biết mình là ai và để chết trong sự tường minh của bản thể. Hành trình ấy đã đưa An Mi từ xuất phát điểm hiện tại đớn đau, tuyệt vọng, muốn
tìm đến cái chết để chấm dứt cuộc đời mình bỗng trở về với quá khứ xa nhất của cô – đứa trẻ lên ba, lên tư. Quá khứ ấy đã lấy lại trong cô niềm khát khao sống, khát khao trở về để sống lại những ngày tháng đã qua của mình.
Tìm trong nỗi nhớ cũng thể hiện rất rõ sự sai trật niên biểu và đảo lộn các mốc thời gian, sự kiện. Đúng như tên gọi, tiểu thuyết là hành trình tìm kiếm để được trở về, được sống lại thời gian đã qua trong nỗi nhớ nhung nhẹ nhàng nhưng sâu lắng và da diết của Lan Chi. Mở đầu tiểu thuyết là sự hồi nhớ của nhân vật về “một ngày hè nắng chói chang cách đây vừa đúng hai mươi năm” [154, tr4]. Rõ ràng, sự ngoái lại ấy đã đưa cô trở về với quá khứ của hai mươi năm về trước – khi cô mới 18 tuổi. Quá khứ ấy làm sống lại những cảm xúc ngày cô bắt đầu bước vào cuộc sống tha hương với tất cả những choáng ngợp về hình ảnh rực sáng của một chân trời đầy mơ ước. Quá khứ ấy được tiếp nối bởi những tháng ngày mặn nồng hạnh phúc bên tình yêu đầu đời, những lo âu triền miên khi về nước, đau đớn vụn rời khi tình yêu tan vỡ… Tất cả quá khứ xa - gần ấy, đều được đan xen vào cuộc sống hiện tại – cuộc sống yên ấm, hạnh phúc bên người chồng yêu vợ và ba đứa con xinh. Bởi thế, hiện tại bình yên ấy là hiện tại chứa đựng trong nó toàn bộ chiều dài của nỗi nhớ (nhớ quê hương xứ sở, nhớ người thân yêu, nhớ những phong vị quê nhà…).
Nhìn một cách khái quát, trong tiểu thuyết của các nhà văn nữ, thời gian hiện lên như một bức tranh lập thể được kiến tạo nhờ sự đảo lộn và lắp ghép phi trật tự của các phân mảnh thời gian. Nhờ thủ pháp ngoái lại và đón trước thường xuyên được sử dụng, tiểu thuyết đã làm sống lại toàn bộ quá khứ trong cuộc đời của nhân vật cũng như những dự cảm về tương lai trong từng phút giây hiện tại. Hình thức tổ chức này khiến cho dòng ý thức của các nhân vật cứ tự nhiên tuôn chảy trong sự liên tục của kí ức. Nhờ đó, người đọc không chỉ thấy được tính đa chiều của hiện thực mà còn thấy được sự phức tạp trong đời sống tâm lí, tâm linh của nhân vật.