Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Tổng quan về tiểu thuyết và tƣ duy nghệ thuật trong tiểu thuyết của một số
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về tiểu thuyết và tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết
của một số nhà văn nữ Việt Nam hải ngoại đương đại
Cho đến thời điểm này, văn học hải ngoại nói chung và tiểu thuyết của các nhà văn nữ hải ngoại nói riêng chưa có một lịch sử dày dặn trong nghiên cứu và phê bình. Điều này có thể được xem xét từ ba nguyên nhân: thứ nhất là so với các thể loại khác, tiểu thuyết ở hải ngoại chỉ thực sự phát triển trong giai đoạn gần đây (đặc biệt là từ năm 2000) – quãng thời gian chưa đủ dài để có một bề dày trong nghiên cứu; thứ hai, viê ̣c tiếp nhâ ̣n sáng tác của các tác giả hải ngoại ph ải trải qua mô ̣t hành trình khá khó khăn bởi những lí do về khoảng cách địa lí, văn hóa, chính trị; thứ ba, tiểu thuyết của các nhà văn nữ hải ngoại đương đại có sự khác biê ̣t nhi ều trong lối viết , đề tài , tư tưởng, quan niê ̣m… khiến cho độc giả trong nước gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp nhận. Sự kéo dài của tình trạng đó làm cho số lươ ̣ng những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của những nhà văn hải ngoa ̣i khá ít ỏi.
Trước hết, tiểu thuyết của các nhà văn nữ hải ngoại đương đại đã bước đầu được đề cập đến trong những bài viết, công trình nghiên cứu có tính khái quát về văn học hải ngoại như: Nghĩ về văn học hải ngoại; Khả năng và triển vọng của văn học
hải ngoại của Nguyễn Mộng Giác; Văn học, nội lực trong – ngoài của Nguyên Ngọc;
Văn học hải ngoại: “dòng riêng” có gặp “dòng chung” của Nguyễn Vĩnh Nguyên,
Văn học Việt Nam ở hải ngoại – những vấn đề của sự phát triển hiện nay của A.A.
Sokolov; Văn học hải ngoại nhìn từ trong nước của Đỗ Minh Tuấn… Đúng như tên gọi, các bài viết đều đề cập đến văn học hải ngoại từ một cái nhìn khái quát, không chủ đích đi sâu vào sáng tác của các nhà văn nữ. Vì thế, tiểu thuyết của các nhà văn nữ hải ngoại ít khi được đề cập đến.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên, sáng tác của các nhà văn nữ hải ngoại cũng ít nhiều được đề cập đến trong những công trình nghiên cứu mang tính khái quát về văn chương giới nữ ở Việt Nam như: Văn xuôi các nhà văn nữ thế hệ sau
1975 của Thái Phan Vàng Anh; Từ lý thuyết phê bình nữ quyền nghiên cứu một số tác
phẩm văn xuôi của các tác giả nữ Việt Nam từ năm 1900 đến nay của Hồ Khánh Vân;
Một vài lý giải về hiện tượng tự thuật trong sáng tác văn xuôi của các tác giả nữ Việt
Nam từ 1990 đến nay của Hồ Khánh Vân; tọa đàm Văn xuôi nữ trong bối cảnh văn
học Việt Nam đương đại của Viện Văn học; Ý thức phái tính trong văn xuôi nữ đương
đại của Nguyễn Thị Bình… Trên cơ sở ghi nhận sự “bừng nở” của văn chương nữ giới, những công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra nét chung phổ biến trong sáng tác của các nhà văn nữ (trong đó có sáng tác của các nhà văn nữ hải ngoại) như ý thức mới về phái tính, âm hưởng nữ quyền và lối viết tự thuật.
Từ những bài viết mang tính khái quát, một số công trình đã đào sâu vào nét riêng trong cảm hứng cũng như đề tài chủ đạo trong sáng tác của các nhà văn nữ hải ngoại: cảm hứng hoài niệm với mảng đề tài về cuộc sống tha hương. Đề cập đến vấn đề này có một số bài viết tiêu biểu như: Thân phận công dân toàn cầu trong tiểu
thuyết của Thuận của Nguyễn Thị Hoa, Về một dấu chỉ văn xuôi hải ngoại: hoài niệm
của Mai Anh Tuấn, Dòng chảy trầm của văn học xa xứ của Tiểu Quyên, Paris 11
tháng 8 – con người và số phận (đọc Paris 11 tháng 8 của Thuận) của Nguyễn Thị
Thu Hà; Cảm thức lạc loài trong sáng tác của Thuận của Trịnh Đặng Nguyên Hương;
Đọc Paris 11 tháng 8: những người không được nhớ đến của Đỗ Phước Tiến; Paris
Nguyễn Vĩnh Nguyên…Những bài viết trên đã tập trung làm rõ hai phương diện nổi bật trong sáng tác của các nhà văn nữ hải ngoại: xa xứ và cảm thức lạc loài.
Mặc dù những bài viết trên không trực tiếp đề cập đến tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết của các nhà văn nữ hải ngoại nhưng thông qua việc nhìn thấy một dòng hoài niệm, điểm trúng “chất diệp lục của hoài niệm, cái có thể hấp thụ hoặc phân biệt năng lượng tha nhân tốt hơn, thuộc về các nhà văn nữ” [279] đồng thời nhìn thấy hình tượng thẩm mĩ xuyên suốt trong sáng tác của các nhà văn nữ, thực chất các bài viết đã ít nhiều chạm tới thứ “năng lượng” mang tính định hướng của tư duy nghệ thuật. Đó là những tình cảm sâu sặng, ám ảnh, thúc giục tư duy vận động, đưa tư duy tìm đến với những hình tượng con người tha hương trong sáng tác của các nhà văn nữ. Chỉ khi hoài niệm quá khứ luôn ám ảnh trong từng phút giây của hiện tại, chỉ khi tha hương luôn là vấn đề trăn trở một cách thường trực trong tư duy của các nhà văn nữ thì họ mới “bén duyên” sâu nặng với mảng đề tài này. Điều này, mới chỉ được nhắc đến thoáng qua trong bài viết của Nguyễn Thị Hoa: “Qua những hình tượng văn chương, họ đang viết lên gương mặt, tư duy, niềm thương nhớ từ bản thân mình” [99].
Bên cạnh những bài viết trên, có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã tập trung làm rõ thân phận người Việt và cảm thức lạc loài trong tiểu thuyết của các nhà văn nữ hải ngoại như: Luận án Văn xuôi tiếng Việt ở nước ngoài từ 1975 đến nay của Nguyễn Thị Tuyết Nhung; Luận văn Thân phận người Việt trong một số tiểu thuyết
hải ngoại Việt Nam đương đại của Nguyễn Thị Thu Trang, Luận văn Cảm thức lạc
loài trong sáng tác của các nhà văn nữ hải ngoại (Qua sáng tác của Thuận, Đoàn
Minh Phượng, Mai Ninh) của Ngô Thị Thu Hiền; Luận văn Cảm thức xa xứ trong văn
học Việt Nam đương đại (qua một số tác phẩm văn xuôi của Phạm Hải Anh, Lê Minh
Hà, Đoàn Minh Phượng, Thuận) của Phạm Thị Giang Thanh… Nhìn chung, các luận
văn có những hướng triển khai khác nhau nhưng tựu trung lại, đều nhấn mạnh đến sự cô đơn, lạc loài của các thân phận tha hương trong tiểu thuyết của các nhà văn nữ. Từ những cảm thức ấy, kiểu nhân vật trung tâm trong sáng tác của các nhà văn nữ hải ngoại chính là những con người tha hương bé nhỏ, mang nặng trong mình nỗi niềm hồi nhớ cố hương cùng sự cô đơn, lạc loài trong bối cảnh xã hội hiện tại. Mặc dù đã đề cập đến một trong những phương diện liên quan đến tư duy nghệ thuật nhưng
những công trình trên chưa giành những trang viết tập trung để bàn luận về tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết của các nhà văn nữ.
Ngoài ra, cũng có một số công trình nghiên cứu đề cập đến dấu ấn chủ nghĩa hậu hiện đại trong sáng tác của các nhà văn nữ hải ngoại như: Một số khuynh hướng
tiểu thuyết ở nước ta từ thời điểm đổi mới đến nay của Nguyễn Thị Bình, Dấu ấn chủ
nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Thuận của Phạm Thị Thu; Dấu ấn chủ nghĩa
hậu hiện đại trong tiểu thuyết của nhà văn Thuận của Võ Thị Thu; Dấu ấn hậu hiện
đại trong tiểu thuyết của nhà văn Thuận của Hồ Thị Hà; Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và
Phạm Thị Hoài của Lã Nguyên; Văn xuôi hậu hiện đại Việt Nam: Quốc tế và bản địa,
cách tân và truyền thống, Một cách nhìn về “tiểu thuyết hậu hiện đại ở Việt Nam” của
Hoàng Cẩm Giang – Lý Hoài Thu, Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn
hậu hiện đại của Thái Phan Vàng Anh… Những công trình nghiên cứu trên tập trung
chỉ ra dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết của các nhà văn nữ trên các phương diện: cảm quan về hiện thực (thế giới vô nghĩa, vô hồn, vô cảm, một thế giới phi lí, hỗn loạn), cảm quan về con người (con người cô đơn, lạc loài; con người di cư, phân thân, mất tích), kết cấu lắp ghép, phân mảnh, giọng điệu giễu nhại, mỉa mai… Những dấu ấn ấy là sự thể hiện, hay đúng hơn, đó chính sản phẩm của một lối tư duy mới trong nghệ thuật: tư duy hậu hiện đại. Lối tư duy ấy đã mở ra khuynh hướng mới trong tiểu thuyết hiện nay: khuynh hướng tiểu thuyết theo phong cách hậu hiện đại. Và đúng như tên gọi, các công trình này chỉ tập trung làm sáng tỏ một phương diện của tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết của các nhà văn nữ hải ngoại.
Ngoài ra, cũng có một số công trình đã tập trung bàn luận về cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của một số nhà văn nữ hải ngoại. Đáng kể đến trong đó là các luận văn như: Cảm quan hiện sinh trong sáng tác của Nguyễn Nguyên Phước, Đoàn
Minh Phượng, Mai Ninh của Hà Thị Mỹ Dung; Cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết
Nguyễn Việt Hà và Đoàn Minh Phượng của Lê Thị Sáng… Qua các công trình, cảm
quan hiện sinh trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng được đề cập đến trên các phương diện như: cảm quan về một thế giới phi lí, xa lạ, hỗn loạn, cô đơn, dang dở và bị phân rã; cảm quan về con người người ngoại cuộc, hoang mang…
Đặc biệt, trong những công trình nghiên cứu trên mặc dù xuất phát điểm là nghiên cứu về cảm thức lạc loài, cảm thức xa xứ, cảm quan hiện sinh hay dấu ấn, khuynh hướng hậu hiện đại… nhưng các bài viết đều đã ít nhiều nhìn thấy sự chi phối của nó đến việc lựa chọn các phương thức biểu hiện trong tiểu thuyết của các nhà văn nữ (nhân vật, không gian, thời gian, kết cấu, phương thức trần thuật…). Vì thế, dù không trực tiếp đề cập đến tư duy nghệ thuật nhưng chúng ta bước đầu thấy được dấu ấn tư duy của các nhà văn nữ trong hành trình vận động từ những thức nhận về đời sống đến sáng tạo và biểu hiện nghệ thuật.
Bên cạnh góc độ tiếp cận từ phương diện nội dung, cảm hứng, hay dấu ấn của các khuynh hướng sáng tác, đã có không ít công trình nghiên cứu về các phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của các nhà văn nữ hải ngoại. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
giai đoạn 1986 – 2006 của Mai Hải Oanh, Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật
Việt Nam sau 1975 (khảo sát trên những nét lớn) của Nguyễn Thị Bình, Tiểu thuyết
Việt Nam đầu thế kỷ XXI cấu trúc và khuynh hướng của Hoàng Cẩm Giang, Những
cách tân nghệ thuật qua tiểu thuyết của một số nhà văn nữ hải ngoại đương đại của
Lê Thị Hoàng Anh, Cách tân trong tiểu thuyết của Thuận của Phan Thị Thu Hiền, Tư duy trò chơi trong sáng tác của nhà văn Thuận của Đinh Thị Nam, Thiên sứ của
Phạm Thị Hoài: tiếp cận từ lý thuyết trò chơi của Lê Hương Thủy, Tiểu thuyết của
một số nhà văn nữ hải ngoại đương đại từ góc nhìn thể loại của Lê Thị Hoàng Anh …
Các công trình này tập trung nghiên cứu tác phẩm, khẳng định những nét mới trên phương diện nghệ thuật của các nhà văn nữ hải ngoại. Đặc biệt, công trình Tiểu thuyết
Việt Nam đầu thế kỷ XXI cấu trúc và khuynh hướng của tác giả Hoàng Cẩm Giang đã
chỉ ra hai khuynh hướng vận động cơ bản: khuynh hướng duy trì hình thức thể loại truyền thống và khuynh hướng cách tân hình thức thể loại. Nhận diện trên cơ sở đặc điểm của hai khuynh hướng, đại đa số tiểu thuyết của các nhà văn nữ hải ngoại đều được đề cập đến ở khuynh hướng thứ hai với những đặc điểm nổi bật: sự phi tâm hóa tự sự và sự tác động của tư duy trò chơi. Công trình nghiên cứu này, mặc dù không trình bày một cách tập trung nhưng đã hé mở sự chi phối của “tiếng gọi trò chơi” trong tư duy nghệ thuật của các nhà văn nữ hải ngoại.
Ngoài ra, cũng cần phải kể đến các bài viết đề cập đến những phương diện nghệ thuật trong sáng tác của các nhà văn nữ như: Tư duy thơ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại của Nguyễn Thị Bình, Tiểu thuyết Việt Nam: những chuyển động
không nhỏ của Phong Điệp; Nguyễn Thị Hoa với Thuận với việc tìm đến hình thức
tiểu thuyết ngắn; Tiểu thuyết Chinatown và những chiều kích hiện tại của thời gian
quá khứ và Thuận và Phố Tàu: dùng nghịch lý để nói những nghịch lý của Nguyễn
Chí Hoan; Hoàng Nguyễn với Đôi nét về thi pháp và kết cấu tiểu thuyết Chinatown; Đoàn Minh Tâm với Một vài đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Thuận; Phùng Gia Thế
với Lý giải về sự khó đọc của tiểu thuyết hiện nay; Đoàn Cầm Thi với Đọc Paris 11
tháng 8 của Thuận; I’m yellow – Khoái cảm văn bản; Có một dòng văn học “khác”,
Một vài phương diện trong thế giới nghệ thuật của Đoàn Minh Phượng của Nguyễn
Thị Thục…Những công trình nghiên cứu này đã đề cập đến một số phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của một số nhà văn nói chung và lẻ tẻ điểm đến tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết của một vài nhà văn nữ hải ngoại.
Tiểu kết
Tóm lại, ở chương này, tác giả luận án đã trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu trên hai phương diện: tư duy nghệ thuật và tiểu thuyết của một số nhà văn nữ hải ngoại. Trong tổng quan về tư duy nghệ thuật, người viết đã giới thuyết về tư duy, sự khác biệt giữa tư duy với những khái niệm kế cận, phân loại tư duy đồng thời phân biệt tư duy nghệ thuật với tư duy thể loại, tư duy tiểu thuyết. Đặc biệt, người viết cũng đã khái quát tình hình nghiên cứu về tư duy nghệ thuật trong văn học nhằm đưa đến cái nhìn bao quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam. Trên cơ sở những nội dung đã trình bày, tác giả luận án nhận thấy rằng: nếu như tư duy nghệ thuật đã sớm được bàn đến ở phương Tây ngay từ thời kỳ cổ đại thì ở Việt Nam, cho đến giữa thế kỷ XX thuật ngữ này mới bắt đầu được dịch và giới thiệu. Theo đó, đến đầu thế kỷ XXI, thuật ngữ tư duy nghệ thuật mới trở thành một đối tượng trong nghiên cứu văn học. Tuy nhiên, vấn đề này mới chỉ được đề cập đến chủ yếu ở phương diện lý thuyết. Nghiên cứu về tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết đã bước đầu được đặt ra nhưng chỉ là trong sáng tác của một vài cây bút văn xuôi riêng lẻ.
Trong phần tổng quan về tiểu thuyết của một số nhà văn nữ hải ngoại, tác giả luận án đặt tiểu thuyết của các nhà văn nữ hải ngoại trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam đương đại để thấy được vị trí, đóng góp của các nhà văn nữ cho quá trình đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết nói chung. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã chỉ ra những thuận lợi, thách thức đối với các nhà văn trong hành trình sáng tạo cũng như những nỗ lực cố gắng của các nhà văn nữ hải ngoại trong hành trình “trở về” với tiếng Việt.
Đặc biệt, trên cơ sở những tư liệu thu thập được, tác giả luận án còn hê ̣ thống những bài viết, công trình nghiên cứu, phê bình có đề cập đến tiểu thuyết của các nhà văn nữ hải ngoa ̣i. Có thể, số lượng này chưa phải là tất cả nhưng trong ph ạm vi tư liệu tương đối lớn và khá cập nhật mà người viết có thể tiếp cận được cho đến lúc này thì hiê ̣n chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu tập trung về tư duy nghê ̣ thuâ ̣t trong tiểu thuyết các nhà văn nữ hải ngoại. Nói một cách chính xác, tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết của các nhà văn nữ hải ngoại mới chỉ được đề cập đến một cách gián tiếp, mờ nhạt, lẩn khuất trong những yếu tố riêng rẽ của từng tác giả, tác phẩm. Đây chính