Về kinh nghiệm ngoại giao

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngoại giao hồ chí minh trong những năm 1945 1946 tiếp cận chính trị học quốc tế (Trang 144 - 167)

4.4.1 .Về thành tựu thực tiễn

4.4.2. Về kinh nghiệm ngoại giao

Ngoại giao Hồ Chí Minh những năm 1945-1946 diễn ra trong hoàn cảnh Việt Nam gần như đơn độc (trạng thái sau Cách mạng tháng Tám là tuyệt đối đơn độc) với sức mạnh tổng hợp còn hạn chế, lại đối diện với nhiều chủ thể có sức mạnh áp đảo và dễ xảy ra chiến tranh bất cứ lúc nào. Nền ngoại giao này bên cạnh việc để lại những thành quả thực tiễn như đã nêu ở trên, còn để lại những kinh nghiệm ngoại

giao hết sức quan trọng, có thể thâu tóm lại thành một mô hình chiến lược ngoại giao rất phù hợp với Việt Nam. Nếu như “một chiến lược thông minh thường cung cấp câu trả lời cho năm câu hỏi: Mục tiêu hay kết quả nào được mong muốn? Các tài nguyên nào có sẵn và trong bối cảnh nào? Đâu là lập trường và sở thích của các đối tượng mục tiêu của các nỗ lực tác động? Các dạng hành vi quyền lực nào có khả năng thành công cao nhất? Xác xuất thành công là bao nhiêu?” [57, 335-337]. Thì những kinh nghiệm mang tầm chiến lược cho ngoại giao của Hồ Chí Minh trong những năm 1945-1946 có thể khái quát lại như sau:

Thứ nhất, phải hiểu rõ môi trường quốc tế, cụ thể là phải hiểu rõ những khuynh hướng vận động nào của môi trường quốc tế đang diễn ra và những chủ thể chính trị quốc tế nào đang có liên quan tới Việt Nam. Phải xác định rõ những khuynh hướng vận động đó có ảnh hưởng gì với Việt Nam và có ảnh hưởng gì tới các chủ thể chính trị liên quan tới Việt Nam cả mặt tích cực và tiêu cực. Đối với những chủ thể có liên quan tới Việt Nam, phải xác định rõ những chủ thể nào có lợi cho Việt Nam, những chủ thể nào đe dọa ảnh hưởng xấu tới lợi ích dân tộc Việt Nam (cụ thể là những lợi ích nào). Thậm chí, nếu có thể, phải dự báo được những động thái của các chủ thể đó có lợi và đặc biệt là có hại cho Việt Nam ra sao.

Thứ hai, khi đã xác định rõ những chủ thể là đối tượng và đối tác cụ thể của Việt Nam, cần xác định những lực lượng, những biến động nào đang tồn tại trong nội bộ chủ thể đó, điều gì có lợi và điều gì có hại cho Việt Nam. Biết được nội tình đối tượng/ đối tác càng rõ thì càng thuận lợi cho việc dự báo hành vi của đối tượng/ đối tác và thuận lợi cho việc hoạch định phương thức ngoại giao phù hợp.

Thứ ba, phải xác định được một hệ thống những lợi ích của cả dân tộc Việt Nam. Trong hệ thống lợi ích đó phải xác định được những lợi ích nào là căn cốt nhất, quyết định vận mệnh toàn dân tộc, mà nếu như mất đi đồng nghĩa với việc phủ nhận sự tồn tại của dân tộc Việt Nam trong cộng đồng thế giới. Những lợi ích này tuyệt đối không được chung chung trừu tượng mà phải gắn chặt với sự sống thực sự của người dân, gắn chặt với cuộc sống hằng ngày của

người dân và gắn chặt với những quyền con người, quyền cơ bản của người dân trong thế giới hiện đại. Trong mỗi thời điểm, phải xác định rõ những lợi ích dân tộc cơ bản nào đang bị đe dọa hoặc đang có điều kiện bảo tồn, phát triển, và cũng xác định những lợi ích nào của quốc gia là thứ yếu có thể tạm thời đánh đổi để bảo vệ lợi ích dân tộc cơ bản hoặc để làm công cụ tăng cường các lợi ích khác. Việt Nam là một nhà nước – dân tộc, vậy nên Việt Nam cũng có những lợi ích trùng với lợi ích của bất kỳ quốc gia nào khác, nhưng bên cạnh đó, Việt Nam do tính đặc thù của mình, cũng có những lợi ích rất riêng.

Thứ tư, ngoại giao bắt buộc phải có sức mạnh hậu thuẫn. Việt Nam cần tăng cường tối đa sức mạnh tổng lực (cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm) hậu thuẫn cho công cuộc ngoại giao. Việt Nam là một nước nhỏ nên việc có được nhiều tiềm lực sức mạnh là điều cần thiết mang tính cấp bách. Tuy nhiên, cần phải xác định được hệ sức mạnh và hiểu được sức mạnh nào là nền tảng, sức mạnh nào cần ưu tiên xây dựng, phát triển. Riêng đối với trường hợp của Việt Nam, cần phải phát triển và giữ gìn tiềm lực quân sự đủ mạnh và xây dựng được thế trận chiến tranh nhân dân lâu dài đến mức đối phương phải e ngại tổn thất không đáng khi muốn tấn công Việt Nam, phải có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ càng nhiều càng tốt các nhóm lợi ích và dư luận trong các quốc gia trên thế giới, và phải xây dựng được hình ảnh trung thực về quốc gia mình trong mắt quốc tế.

Thứ năm, hoạch định những chính sách ngoại giao phù hợp với hệ lợi ích dân tộc, sức mạnh dân tộc và khuynh hướng vận động của môi trường quốc tế, của các chủ thể quốc tế. Những chính sách này cần luôn uyển chuyển, linh hoạt phù hợp với thực tiễn vốn luôn vận động biến đổi không ngừng, thậm chí có lúc không lường trước được.

Thứ sáu, đề phòng những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra trong quá trình tương tác ngoại giao với các chủ thể quốc tế. Luôn cẩn trọng trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là giai đoạn khủng hoảng có thể nổ ra chiến tranh. Trong lúc đó nhà ngoại giao cần phải lưu tâm một số yêu cầu như: Phải có óc thực tế, tránh giáo điều, hiểu phía đối phương, tìm ra được những lợi ích chung và lợi

ích riêng, biết thỏa hiệp, biết kiên nhẫn, sáng suốt, quyết đoán v.v. phải xác định thái độ như sau nếu xảy ra những va chạm tiêu cực với các nước khác: “Cố gắng biến đại sự thành tiểu sự, tiểu sự thành vô sự”. Bên cạnh đó, lưu ý rằng đối với các nước lớn có thể chế độc tài cần phải nhẫn nhịn một cách khéo léo; đối với các nước lớn có thể chế dân chủ phải biết phản công lại bằng truyền thông, bằng công luận, bằng lợi ích chung...

Nhìn chung, những giá trị kinh nghiệm ngoại giao này của Hồ Chí Minh cho đến nay vẫn phù hợp với vị thế của Việt Nam, vẫn mang những giá trị to lớn cần phải giữ gìn, khai thác. Hồ Chí Minh là người thực hiện ngoại giao Việt Nam hiện đại, và là “người thầy của nền ngoại giao hiện đại Việt Nam” [92, 10].

Tiểu kết chương 4:

Chương 4 đã trình bày cơ bản về ngoại giao Hồ Chí Minh đối với các chủ thể quốc tế và những kết quả tích cực mà nền ngoại giao đó đã đem lại trong những năm 1945-1946.

Trong thời gian 1945-1946, chiến lược tư tưởng dĩ bất biến, ứng vạn biến theo từng cấp độ được thống nhất xuyên suốt trong các quan điểm đối sách ngoại giao rất hợp lý. Do đặc thù thái độ và tương quan thực lực với Việt Nam của quân Tưởng, Pháp và các chủ thể khác là không giống nhau, nên Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm và tiến hành những hoạt động ngoại giao khác biệt nhưng lại rất phù hợp, hiệu quả đối với từng đối tượng/ đối tác quốc tế cụ thể. Đối chiếu với bảng phân tích tại mục 2.1.2, có thể thấy Hồ Chí Minh thể hiện thiên hướng hòa bình rất rõ trong tư tưởng và hoạt động ngoại giao của mình. Những yêu cầu cho một nền ngoại giao hiệu quả cũng được Hồ Chí Minh áp dụng rất linh hoạt, xuất sắc và đầy hiệu quả thể hiện một phong cách tư tưởng ngoại giao rất hiện đại, thực tế và rất phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam lúc bấy giờ.

Chỉ trong một thời gian ngắn (từ tháng 8/1945 đến tháng 12/1946), lãnh tụ Hồ Chí Minh cùng toàn thể dân tộc đã đạt được nhiều thành tựu ngoại giao quan trọng cho Tổ quốc. Hồ Chí Minh đã hoàn thành xuất sắc vai trò một lãnh tụ ngoại giao trong những năm 1945-1946 khi đối chiếu với những mục tiêu ngoại giao đã được đề ra trong mục 3.1. Thành tựu quan trọng nhất, có tính lâu dài là những kinh nghiệm ngoại giao mang tính chiến lược mà Hồ Chí Minh đã thiết kế rất phù hợp với thế và lực của đất nước. Những kinh nghiệm ngoại giao đó hoàn toàn có thể vận dụng vào hoàn cảnh đất nước ta hiện nay để xử lý những vấn đề mà Việt Nam đang đối mặt trong một cục diện quốc tế mới với những phức tạp mới.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu đề tài Ngoại giao Hồ Chí Minh trong những năm 1945 – 1946: Tiếp cận Chính trị học quốc tế, Luận án đã có những nội dung và kết quả như sau:

Đề tài nghiên cứu trên cơ sở khảo sát những công trình từ các nhà nghiên cứu đi trước đã xác định một số nội dung quan trọng về ngoại giao làm cơ sở tiếp cận giải mã ngoại giao Hồ Chí Minh trong những năm 1945-1946. Những nội dung này không những định hướng cho đề tài nghiên cứu, mà còn làm rõ được những ảnh hưởng chủ quan và khách quan tới chủ thể ngoại giao và những tiến trình tư tưởng và hoạt động ngoại giao của chủ thể.

Thông qua ba cấp độ phân tích về bối cảnh lịch sử quốc tế, quốc gia và chính bản thân Hồ Chí Minh, ngoại giao Việt Nam tất yếu phải tận dụng được những điểm lợi thế như trào lưu dân chủ, tự do trên thế giới, tinh thần dân tộc, dân túy trong nước, năng lực cá nhân của Hồ Chí Minh, v.v. và phải nhanh chóng khắc phục những điểm bất lợi như những quan niệm sai của phương Tây về Việt Nam, nguồn lực sức mạnh quốc gia còn yếu, v.v. nhằm giữ vững và khẳng định, quảng bá nền độc lập tự do mà nhân dân Việt Nam rất xứng đáng được hưởng. Với vị ví và vai trò người đứng đầu đất nước, Hồ Chí Minh phải đảm nhiệm toàn bộ trọng trách này; và nền ngoại giao mà Hồ Chí Minh dẫn dắt tất yếu sẽ là nền ngoại giao xoay quanh nền độc lập tự do cho Tổ quốc nhưng mang phong cách rất riêng của Hồ Chí Minh.

Trong những năm 1945-1946, dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một chiến lược ngoại giao đã được xây dựng mang tính hệ thống từ những nền tảng quyền con người, quyền công dân căn bản. Nền ngoại giao đó là một nền ngoại giao vận hành có định hướng một cách minh bạch, hợp lý nhắm đến những mục tiêu mang tính bản chất nhất quyết định sự tồn vong của dân tộc (là toàn vẹn chủ quyền quốc gia; toàn vẹn lãnh thổ; giữ gìn sự đoàn kết đồng thuận quốc gia; xây dựng một hình ảnh dân tộc văn minh, dân chủ, tiến bộ; và kéo dài thời gian trước chiến tranh). Với hệ mục tiêu này, Hồ Chí Minh cùng với cán bộ, nhân dân Việt Nam đã hiểu được những lợi ích nào cần đấu tranh đến cùng, cương quyết không lùi bước trên mặt trận ngoại giao (như độc lập chính trị, thống nhất lãnh thổ, quảng bá hình ảnh

tích cực về dân tộc...) và những lợi ích nào được coi là thứ yếu, có thể tạm lùi bước, thậm chí có thể được đưa ra thành công cụ trao đổi ngoại giao (như thay đổi tên gọi bộ máy quân đội, lùi thời hạn bầu cử, nhân nhượng một số vấn đề kinh tế...).

Ngoại giao không thể không có nguồn lực sức mạnh làm hậu thuẫn. Tất nhiên có những hoạt động ngoại giao nhằm tăng cường sức mạnh quốc gia, song nếu xét về thứ tự, sức mạnh là cái cần có trước để hậu thuẫn cho hoạt động ngoại giao. Thậm chí sức mạnh quốc gia còn phần nào ảnh hưởng tới hoạt động hoạch định các hệ mục tiêu ngoại giao. Với hoàn cảnh rất đặc biệt của Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo và tham gia xây dựng gấp rút một hệ thống sức mạnh căn bản, thiết yếu, đa dạng, toàn diện cho đất nước. Những thành tố sức mạnh như pháp lý, quân sự, kinh tế, văn hóa - đạo đức, đồng thuận quốc gia, v.v. đã đóng vai trò cực kỳ cấp thiết giúp Hồ Chí Minh cùng dân tộc đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng từ các mục tiêu ngoại giao đã đề ra.

Với hệ mục tiêu rõ ràng, với nguồn sức mạnh dân tộc đang ngày càng tăng trưởng, Hồ Chí Minh đã có chỗ dựa vững chắc để tiến hành thực hiện các biện pháp ngoại giao phù hợp với từng loại đối tượng chủ thể. Với quân Tưởng, do ưu thế sức mạnh tổng hợp vượt quá xa so với Việt Nam và những tính cách rất riêng của văn hóa bá quyền Trung Hoa, các hoạt động ngoại giao mang tính lý tưởng chủ nghĩa và những thủ thuật hoạt động ngoại giao ngầm mang tính hiện thực chủ nghĩa mà Hồ Chí Minh đưa ra để đối phó là rất phù hợp (Đó là: Công khai mục tiêu lợi ích bất biến của Việt Nam; Thể hiện sự thân thiện với Trung Hoa và Hoa Kiều; Tránh mang danh cộng sản; Giữ gìn an ninh công cộng, hạn chế xung đột đến mức tối đa; Nhẫn nhịn, chấp nhận lùi bước trong một số lợi ích; Sử dụng trí tuệ cá nhân Hồ Chí Minh gây ảnh hưởng tới một số lãnh đạo cấp cao trong hàng ngũ quân Tưởng tại Việt Nam). Với quân Pháp, do đặc tính sức mạnh của họ phần nào bị giảm dần trong tương quan với Việt Nam và những thay đổi bất lợi trong chính trường Pháp đối với lực lượng thực dân, các biện pháp ngoại giao mang tính lý tưởng chủ nghĩa và biện pháp hiện thực răn đe, phòng ngừa được Hồ Chí Minh đưa ra trong mặt trận ngoại giao lại rất hợp lý (Đó là: Bày tỏ chi tiết về lập trường lợi ích của Việt Nam trong quan hệ với nước Pháp; Nêu cao tính pháp lý của Việt Nam để đập tan những

vu cáo phi lý của Pháp đối với nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Ngoại giao công chúng với nhân dân Pháp; Giữ gìn hình ảnh vị thế của đất nước; Tránh thể hiện là người cộng sản; Sáng suốt, quyết đoán trước các âm mưu, thủ đoạn ngoại giao bất ngờ của Pháp; Tuân thủ và sử dụng các hiệp ước quốc tế để tỏ rõ tính chính danh trong ngoại giao của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa và để kéo dài thời gian gia tăng sức mạnh dân tộc; Bày tỏ cho Pháp biết quyết tâm chiến đấu, nhưng vẫn cố gắng vãn hồi hòa bình). Còn các chủ thể quan hệ quốc tế khác có liên quan tới Việt Nam nhưng không có tham vọng về lợi ích lãnh thổ, lợi ích vật chất tại Việt Nam thì biện pháp ngoại giao thuần túy mang tính lý tưởng chủ nghĩa là đúng đắn nhất (Đó là: Trình bày sự thật, sử dụng những tiêu chuẩn pháp lý quốc tế để kêu gọi ủng hộ Việt Nam; Ngoại giao “nửa trung gian” để có được sự ủng hộ cả hai phe chống cộng sản và cộng sản; Thúc đẩy sự liên kết chính trị, kinh tế, giáo dục với quốc tế). Tựu trung lại, Hồ Chí Minh với tư tưởng ngoại giao chủ đạo “dĩ bất biến ứng vạn biến theo từng cấp độ” được thể hiện cụ thể thành những tư tưởng ngoại giao mang tính sách lược chính là “hòa hoãn với Tưởng”, “chĩa mũi nhọn vào thực dân Pháp”, “mở rộng quan hệ thân thiện với các chủ thể quốc tế” thông qua các sách lược bổ trợ như: “chớp thời cơ theo thời - thế - lực”, “tâm công thêm bạn bớt thù”, “nhẫn nhục để hòa hoãn”, “nhân nhượng có nguyên tắc”, “hòa để tiến”, “răn đe”, “nêu cao cơ sở pháp lý”, “mở rộng và liên kết lợi ích quốc tế”... chỉ đạo cho những hoạt động ngoại giao linh hoạt, phù hợp, hiệu quả với từng đối tượng/ đối tác ngoại giao là minh chứng rất rõ tinh thần yêu chuộng hòa bình trong ngoại giao Hồ Chí Minh trong những năm 1945-1946. Tinh thần này lại gắn liền với thực tiễn của đất nước, của khu vực và thế giới nên không những phù hợp với khát vọng cá nhân Hồ Chí Minh, với hoàn cảnh rất đặc thù của Việt Nam, mà còn với trào lưu tiến bộ của toàn nhân loại sau Thế chiến thứ hai.

Lịch sử luôn đặt ra những vấn đề có thể giải quyết được và luôn tạo ra những con người để giải quyết nhiệm vụ ấy. Tư tưởng và hoạt động ngoại giao mà Hồ Chí

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngoại giao hồ chí minh trong những năm 1945 1946 tiếp cận chính trị học quốc tế (Trang 144 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)