Phân tích cấp độ quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngoại giao hồ chí minh trong những năm 1945 1946 tiếp cận chính trị học quốc tế (Trang 53 - 61)

2.2. Cục diện ngoại giao Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám

2.2.1. Phân tích cấp độ quốc tế

2.2.1.1. Các thỏa thuận quốc tế và khuynh hướng quốc tế liên quan tới Việt Nam

Từ ngày 9/8/1941 đến ngày 12/8/1941 diễn ra Hội nghị Đại Tây Dương với sự tham dự của Tổng thống Mỹ Roosevelt7 và Thủ tướng Anh Churchill8. Hội nghị đưa ra một tuyên bố chung mà sau đó được gọi tên là Hiến chương Đại Tây Dương (nhưng chưa từng được hai nguyên thủ Anh và Mỹ ký kết) trong đó có một số nội dung đề cao quyền tự quyết của các dân tộc [113, 35]. Tinh thần của Hiến chương đã đặt nền tảng cho việc thành lập Liên Hiệp Quốc và việc soạn thảo nội dung Hiến chương Liên hiệp quốc sau này. Hơn 20 chính phủ lưu vong sau đó họp tại London đều tuyên bố ủng hộ Hiến chương [113, 33-34].

Từ ngày 4/2/1945 đến ngày 11/2/1945, các nước Mỹ, Liên xô, Anh đã tiến hành Hội nghị Yalta. Hội nghị đi đến đồng thuận rằng sẽ thành lập một tố chức quốc tế với tên gọi Liên Hợp Quốc có khả năng bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới. Hội nghị khẳng định quyền tự quyết của các dân tộc được coi như một nền tảng cho việc xây dựng các tiến trình đưa các quốc gia bị trị đến độc lập tự chủ. Theo tinh thần đó, các cường quốc (tùy theo sự phân chia khu vực ảnh hưởng), cam kết không áp đặt quyền lực, mà trái lại, phải giúp đỡ các nước (bị mất chủ quyền vì chiến tranh) tái lập chủ quyền và phải trao trả độc lập cho các thuộc địa “qua một tiến trình giúp đỡ, dẫn dắt hay giám hộ bởi tổ chức Liên hợp quốc” [104, 230].

Sau đó, tại Hội nghị San Francisco (Cựu Kim Sơn - Hoa Kỳ) họp từ ngày 25/4/1945 đến ngày 26/6/1945, đại biểu của 50 nước thông qua bản Hiến chương Liên hợp quốc gồm 111 điều khoản (được ký ngày 26/6/1945, có hiệu lực từ ngày 24/10/1945). Nhìn chung, Hiến chương Liên hợp quốc chấp thuận nguyên tắc nhân quyền, nguyên tắc quyền tự quyết dân tộc, nguyên tắc chủ quyền truyền thống (không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, đề cao tính tối thượng của chủ quyền nhà nước) [125; 66]. Bản Hiến chương nêu rõ mục đích của tổ chức này là giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế, giải quyết các vấn đề tranh chấp và xung đột

7 Tổng thống Hoa Kỳ thứ 32, cầm quyền từ tháng 3 năm 1933 đến tháng 4 năm 1945.

8 Nắm quyền Thủ tướng Anh trong Thế chiến II, sau đó vẫn có ảnh hưởng lớn tới chính trường Anh và tới cuộc đối đầu với Liên xô trong Chiến tranh Lạnh.

bằng biện pháp hòa bình, phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng các quyền bình đẳng và tự quyết dân tộc, tăng cường hợp tác quốc tế trong mọi lĩnh vực. Đây là những cơ sở chính trị, pháp lý quốc tế rất quan trọng bảo đảm chủ quyền đối với các quốc gia, dân tộc mới giành được độc lập [101, 6].

Như vậy, sau khi Thế chiến thứ II kết thúc, đã xuất hiện những thay đổi mang tính tích cực xuất phát từ một ý thức mới về những tương quan quyền lực và lợi ích mới cần phải thực hiện để thay thế những chế độ quốc tế cũ đã trở nên lỗi thời. Nền chính trị thế giới giờ đây có thêm một tổ chức, một thể chế mới có vai trò quan trọng trong việc tham gia điều hành các quan hệ quốc tế. Với sự thỏa thuận mang tính toàn cầu như vậy, các siêu cường, cường quốc, các nước vừa và nhỏ trong các hoạt động quan hệ ngoại giao nên tôn trọng, tham dự và tuân theo sự điều hành của tập thể quốc tế.

Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, phong trào dân chủ hóa phát triển mạnh mẽ ở các nước phương Tây, đặc biệt là các nước như Pháp, Mỹ, Anh khiến mọi hoạt động của mỗi chính phủ đều phải phù hợp với nguyện vọng của đông đảo người dân trong nước. Cùng với đó là phong trào tranh đấu giành độc lập dân tộc cũng được mở rộng đe dọa tới quyền lực thực dân quốc tế và là nguồn cổ vũ lẫn nhau có ý nghĩa rất lớn giữa các nước thuộc địa [28, 4].

Tuy nhiên, ở một mặt khác, trong thực tế, Thế chiến thứ II kết thúc cũng là lúc các cường quốc thắng trận thiết lập lại trật tự quyền lực thế giới và phân chia vùng ảnh hưởng quyền lực của mỗi nước. Các nước nhỏ, các dân tộc thuộc địa mới giành được độc lập với tiềm lực kinh tế, quân sự còn yếu đã trở thành đối tượng thỏa thuận giữa các nước lớn [164]. Điều này dẫn tới một hội nghị quan trọng nữa có liên quan tới Việt Nam được tổ chức tại Potsdam – Đức (từ ngày 16/7/1945 đến 2/8/1945) giữa người đứng đầu ba nước là Tổng thống Truman9 (Mỹ), Thủ tướng Atlee (Anh) và Stalin10 (Liên Xô). Trước và trong Hội nghị này, nước Anh vẫn hy vọng rằng toàn bộ Đông Dương sẽ gắn liền với chiến trường Đông Nam Á do đô đốc Mountbatten chỉ huy; nhưng Trung Quốc vốn vẫn coi Đông Dương nằm trong khu vực chiến trường

9 Tổng thống Hoa Kỳ thứ 33, thay thế vị trí của Roosevelt từ tháng 4/1945.

10

của họ (chiến trường Trung - Mỹ) thì đấu tranh quyết liệt để bảo vệ quyền lợi của mình. Cuối cùng, một thỏa hiệp được đưa ra: Trung Quốc sẽ được tiếp quản giải giáp quân Nhật tại miền Bắc Đông Dương, từ vĩ tuyến 16 trở ra; Đô đốc hải quân Hoàng gia Anh quốc Mountbatten được tiếp quản giải giáp quân Nhật tại miền Nam Đông Dương, từ vĩ tuyến 16 trở vào [99, 86]. Mỹ và Liên xô chỉ có đại diện trong các phái bộ Đồng minh khi tiến vào tiếp quản Đông Dương. Tuy nhiên, xét về khả năng ảnh hưởng quyền lực trên thế giới, sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Mỹ và Liên xô nổi lên là hai cực sức mạnh chi phối toàn bộ các quốc gia và chủ thể quốc tế khác ngày càng rõ ràng hơn. Việc Liên xô và Mỹ tỏ thái độ ủng hộ, phản đối, hay trung lập trước bất kỳ vấn đề quốc tế nào cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các nước liên quan tới vấn đề quốc tế đó. Việc theo dõi, giành giật sự quan tâm giúp đỡ của hai siêu cường này là một trong những trọng tâm ngoại giao của các chủ thể chính trị trên thế giới.

Đó là hai thái cực tất yếu của nền chính trị quốc tế. Các nước nhỏ và vừa bắt buộc phải ý thức rõ những điều đó để có được hành xử phù hợp với vị thế sức mạnh còn rất yếu của mình và mục tiêu lợi ích của riêng mình. Song tất cả các nước cũng đều nên lưu ý rằng xu thế hòa bình, tránh chiến tranh (do một thời gian dài mệt mỏi và tổn thất từ thế chiến thứ II) cũng là xu thế hết sức phổ biến trên toàn thế giới lúc bấy giờ. Các hoạt động ngoại giao nếu phù hợp với tâm lý hướng tới hòa bình, tránh (hoặc hạn chế) xung đột quốc tế sẽ được dư luận các nước quan tâm, ủng hộ.

Trước hiện thực này, Hồ Chí Minh nhận định: “Ta phải lợi dụng việc đồng minh vào giải giáp quân Nhật làm cho đồng minh thấy ý chí độc lập của dân ta và ta phải tổ chức lực lượng” [16, 13-14].

2.2.1.2. Thái độ và động thái của các chủ thể quốc tế đối với Việt Nam Về phía Mỹ

Vào thập kỷ 1940 (ngoại trừ một số ít chuyên viên về châu Á trong bộ Ngoại giao), giới lãnh đạo Hoa Kỳ hiểu biết rất ít về Việt Nam, Lào và Campuchia. Họ chỉ có một quan niệm sơ sài rằng: Đông Dương là thuộc địa của Pháp. Ngay cả Tổng thống Roosevelt cũng nghĩ rằng các dân tộc Đông Dương là những đám dân lạc

hậu cần phải được đặt dưới quyền ủy trị/ thác quản (trusteeship11) và hướng dẫn của Liên Hiệp Quốc về độc lập và dân chủ trong vài ba chục năm [63, 198]. Trước khi mất, Tổng thống Roosevelt cũng có ý định giao cho Pháp quyền ủy trị các dân tộc Đông Dương với một lộ trình dẫn đến độc lập. Tại Hội nghị Teheran, trong buổi gặp riêng Stalin, Roosevelt đề xuất thiết lập một chế độ thác quản quốc tế ở Đông Dương để chuẩn bị cho các dân tộc trong khu vực này tiến tới độc lập trong vòng 20 hoặc 30 năm. Stalin và Thống chế Tưởng Giới Thạch12 sau đó liền bày tỏ sự ủng hộ, còn Thủ tướng Anh bày tỏ sự phản đối. Đến tháng 8/1944, do áp lực của Anh và Pháp, Mỹ đưa ra đề nghị mới về các lãnh thổ bị phụ thuộc sau chiến tranh, mà theo đó, chế độ thác quản chỉ được thiết lập trong ba trường hợp sau đây: “a)Nếu lãnh thổ đó vẫn dưới quyền quản trị của Hội Quốc liên; b)Nếu lãnh thổ đó nằm trong tay kẻ thù trong chiến tranh; c)Nếu lãnh thổ đó được các nước có trách nhiệm quản lý hành chính tự nguyện đặt dưới chế độ thác quản” [94, 30]. Như vậy, điểm B và C là có vẻ có lợi cho nước Pháp bởi Đông Dương vốn bị Nhật Bản đô hộ trước khi kết thúc Thế chiến và Đông Dương thực chất từng chịu sự thống trị của Pháp trước đó. Giờ đây, Pháp chỉ cần quay lại tái lập sự thống trị của họ.

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, với sức mạnh kinh tế, quân sự của mình, Hoa Kỳ gần như giành được vị thế thống trị trong nền chính trị thế giới. Với lợi thế và nhu cầu gìn giữ lợi thế này, ngay sau khi nhậm chức (thay Roosevelt), Tổng thống Truman chú trọng tới tương lai của Âu châu và không quan tâm đến việc ủng hộ cho Đông Dương được độc lập. Ông đồng ý với Vụ Âu châu tại bộ Ngoại giao là chính phủ Hoa Kỳ không nên chống lại việc nước Pháp muốn lấy lại Đông Dương mà chỉ nên khuyến khích Pháp cởi mở hơn về chính trị và kinh tế đối với dân bản xứ. Trong bức điện gửi Đại sứ Mỹ ở Trùng Khánh tháng 8/1945, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo “nước Mỹ không phản đối và cũng không ủng hộ việc lập lại quyền cai trị của người Pháp ở Đông Dương”; và “đại diện của Mỹ ở Việt Nam phải tuyệt đối trung lập” [94, 31]. Ngày 30/8/1945, Ngoại trưởng Hoa Kỳ trả lời

11 Chế độ thác quản quốc tế còn gọi là ủy trị quốc tế (International Trusteeship) là trao quyền cho một ủy ban gồm đại diện một số nước có nhiệm vụ quản lý thuộc địa để dần dần chuyển giao cho thuộc địa đó nền cai trị độc lập [94, 29]).

12

Pháp rằng không thể đi ngược lại những quyết nghị của Hội nghị Postdam, nhưng Pháp có thể dàn xếp với Anh về sự hiện diện của họ ở Đông Dương. Cùng hôm đó, Đại sứ Mỹ ở Trùng Khánh nhận được thông báo từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là Washington hoàn toàn đồng ý nếu Pháp và Trung Hoa có thể thỏa thuận với nhau [94, 32]. Tuy nhiên, Pháp không được tham gia vào công việc tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật.

Đó là thái độ từ phía chính quyền Hoa Kỳ, tuy nhiên về mặt cá nhân, một số người Hoa Kỳ có mặt tại Đông Dương (và tại những khu vực gần Đông Dương) lúc bấy giờ vẫn mang tinh thần Roosevelt, tức là vẫn bài xích người Pháp do cho rằng người Pháp đại diện cho lực lượng thực dân lỗi thời. Song, quyền lực các cá nhân vốn chỉ thực thi những nhiệm vụ nhỏ đó không thể sánh được với quyết định lớn của những lãnh đạo cao cấp của quốc gia họ.

Về phía Liên Xô

Roosevelt tuyên bố rằng mặc dù không thấy một lời tuyên bố chính thức của Stalin, song nhà lãnh đạo tối cao của Liên xô đồng ý với kế hoạch “thác quản quốc tế Đông Dương” - tức là đồng ý với vai trò dẫn dắt Đông Dương của một cường quốc. Trước đó, ngày 10/12/1944, Pháp và Liên xô đã ký tại Moscow bản Hiệp định liên minh và tương trợ, trong đó quy định không nước nào tham gia liên minh chống lại bên kia. Có thể những cam kết của hiệp định này là một trong những lý do khiến Liên xô giữ im lặng trước ý đồ tái chiếm Đông Dương của Pháp [94, 33] dưới danh nghĩa “thác quản”.

Như đã nhắc tới ở trên, theo Hiệp ước Potsdam, quân Liên Xô vào miền Bắc vĩ tuyến 38, quân Mỹ vào miền Nam bán đảo Triều Tiên nên ở Việt Nam, họ chỉ có đại diện trong các phái bộ Đồng minh. Người đại diện Liên Xô là Stephane Solosieff nêu quan điểm rằng người Việt chưa đủ trình độ để tự quản, để độc lập, mà cần tới sự bảo trợ của một nước lớn là nước Pháp; Liên xô sẽ bảo tồn lợi ích quốc gia của mình nên không gây xung đột với Anh và Pháp, và do đó sẽ không can thiệp vào Đông Dương [162]. Như vậy, sau Thế chiến thứ II, Liên xô bên cạnh việc bày tỏ phản đối chế độ thực dân một cách hình thức, đã tỏ rõ ý định thừa nhận sự tái hiện diện của Pháp tại Đông Dương.

Về phía Anh

Anh không muốn để những thuộc của mình rơi vào ảnh hưởng quyền lực của Mỹ bằng chế độ thác quản quốc tế. Anh có nhiều thuộc địa trên các châu lục, ngay ở châu Á, Anh có Ấn Độ, Malay (khi đó bao gồm cả Singapore), Miến Điện và nhiều nước khác [162]. Do đó, ý đồ của Anh là muốn liên kết với Pháp để chống lại ảnh hưởng ngày càng lớn của Mỹ và để ngăn chặn làn sóng giải phóng dân tộc lan rộng ở Châu Á sẽ có tác động không tốt tới các thuộc địa của Anh. Bởi vậy, Anh ra sức bênh vực Pháp trong việc khôi phục nền thống trị thực dân ở Đông Dương [35, 14]. Thêm vào đó, Tướng Gracey phụ trách việc đưa quân Anh vào Nam Việt Nam là một người phục vụ lâu năm trong quân ngũ đã coi việc châu Á bị thống trị bởi thực dân là điều đương nhiên đúng đắn [155, 333]. Ngày 24/8/1945, Anh ký với Pháp hiệp định về các nguyên tắc và thể thức khôi phục quyền lực của Pháp tại Đông Dương [38, 19].

Về phía Pháp

Ngày 24/3/1945, Tướng de Gaulle13

đưa ra ra tuyên bố nước Pháp sẽ trở lại và sẽ thiết lập Liên bang Đông Dương gồm 5 xứ (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Ai Lao, Cao Miên) với tư cách là một bộ phận của Liên hiệp Pháp; sẽ thành lập chính phủ Đông Dương do Toàn quyền người Pháp đứng đầu; sẽ bầu một nghị viện có cả người Pháp ở Đông Dương tham gia, chỉ có quyền thảo luận về kinh tế, thuế khóa… còn các vấn đề đối ngoại do Pháp quyết định [162]. Để thực hiện ý đồ này, de Gaulle phải giải quyết hai việc lớn: (i) phục hồi vị thế cường quốc của nước Pháp và tranh thủ sự đồng tình của các nước lớn để Pháp quay trở lại Đông Dương; (ii) ráo riết chuẩn bị lực lượng quân đội viễn chinh sang đánh chiếm Đông Dương, trước hết là Việt Nam [95, 77].

Trước tình hình quá phức tạp với cao trào giành độc lập của dân chúng địa phương ở khắp nơi trên thế giới và việc giải giới quân Nhật ở cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam, de Gaulle chủ trương cần phải đề cử một nhân vật quân sự để dễ đối phó và nhân vật này cần phải mới lạ để tránh sự ngờ vực của dân bản xứ. Do vậy, từ

13

ngày 15/8/1945 đến ngày 17/8/1945, d’Argenlieu14 và Leclerc15 được chọn làm Cao ủy Đông Dương (thay cho từ “Toàn quyền Đông Dương” để tránh sự ngờ vực của dân bản xứ) và Tư lệnh tối cao các lực lượng Pháp (dẫn theo hai sư đoàn sang ngay Đông Dương) với chỉ thị khôi phục chủ quyền Pháp tại đó bằng mọi biện pháp, kể cả quân sự [99, 108].

Trước đó, ngay từ khi biết ý định đầu hàng của Nhật vào ngày 10/8/1945, de Gaulle cho soạn thảo bức Thông điệp gửi Đông Dương để nhắc lại “chủ quyền” của Pháp (Sau khi sửa chữa, Thông điệp được công bố ngày 19/8/1945, đúng vào lúc mặt trận Việt Minh đã giành được chính quyền ở Hà Nội và nhiều nơi khác) [35, 25].

Ngày 22/8/1945 de Gaulle sang Mỹ gặp Truman và không gặp sự phản đối gay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngoại giao hồ chí minh trong những năm 1945 1946 tiếp cận chính trị học quốc tế (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)