Tiếp cận chính trị học quốc tế trong nghiên cứu ngoại giao Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngoại giao hồ chí minh trong những năm 1945 1946 tiếp cận chính trị học quốc tế (Trang 51 - 53)

2.1. Lý luận về ngoại giao Hồ Chí Minh dưới góc độ chính trị học quốc tế

2.1.3. Tiếp cận chính trị học quốc tế trong nghiên cứu ngoại giao Hồ Chí Minh

Nhằm làm rõ hơn ngoại giao Hồ Chí Minh trong những năm 1945-1946, ngoài việc sử dụng phương pháp phân tích đặc thù của Hồ Chí Minh học làm trục chính, Luận án kết hợp khai thác thêm một số nội dung (đã nêu ở 2.1.2) bổ trợ của Chính trị học quốc tế được phân chia tương đối như sau:

Thứ nhất, khảo sát và phân tích những diễn biến trong cục diện quốc tế những khuynh hướng vận động có lợi hoặc gây bất lợi cho quốc gia Việt Nam. Những khuynh hướng này bị ảnh hưởng hoặc được vận hành bởi các cá nhân, quốc gia, lực lượng dư luận quốc tế hoặc những lực lượng khác có liên quan tới Việt Nam. Bên cạnh đó, cần khảo sát tiềm

6

lực sức mạnh tổng hợp của Việt Nam trước những biến động quốc tế như vậy nhằm làm rõ ngoại giao Việt Nam có sẵn nguồn lực sức mạnh gì và cần phải bổ sung, phát triển nguồn sức mạnh gì hậu thuẫn cho đấu tranh ngoại giao. Và một khía cạnh nữa cần khảo sát liên quan đến đặc thù của đề tài, đó là khảo sát đặc tính riêng có của Hồ Chí Minh để làm rõ sắc thái tổng thể chi phối toàn bộ hoạt động ngoại giao Việt Nam trong những năm 1945-1946 dưới sự lãnh đạo toàn diện của Hồ Chí Minh.

Thứ hai, trên cơ sở những vấn đề mà hoàn cảnh quốc tế và trong nước đặt ra cho ngoại giao Việt Nam, phân tích những mục tiêu cho ngoại giao Việt Nam mà Hồ Chí Minh nhận thức được và đặt ra ý chí cần phải đạt được. Những mục tiêu này tất yếu phải được luận chứng trên căn bản quyền cá nhân và chủ quyền quốc gia - là hai nền tảng triết lý căn bản hợp lý, hợp tình của ngành khoa học chính trị nói riêng và của toàn nhân loại nói chung đã tồn tại hàng nghìn năm nay.

Thứ ba, dựa trên lý thuyết về sức mạnh tổng thể quốc gia, cụ thể là nguồn lực sức mạnh cứng và nguồn lực sức mạnh mềm, phân tích việc Hồ Chí Minh đã nhận thức được và lãnh đạo toàn dân xây dựng được những nguồn lực sức mạnh nào hậu thuẫn cho ngoại giao quốc gia.

Thứ tư, những chủ thể quốc tế chính có liên quan tới ngoại giao Việt Nam trong những năm 1945-1946 có thể phân loại thành Pháp, Tưởng và những chủ thể khác. Do đó, dựa trên những phân tích các cấp độ hành vi của từng chủ thể, quan hệ lợi ích giữa chủ thể quốc tế đó với Việt Nam, thang đo tương quan sức mạnh giữa chủ thể đó với Việt Nam, để phân tích và đánh giá những quan điểm và hoạt động ngoại giao tương ứng của Hồ Chí Minh đối với từng đối tượng, đối tác quốc tế.

Thứ năm, khảo sát và phân loại những thành tựu ngoại giao của Việt Nam để làm rõ và đánh giá những thành quả mà Hồ Chí Minh đạt được trong những năm 1945- 1946 trong mối tương quan so sánh với những mục tiêu ngoại giao mà Hồ Chí Minh đã đặt ra từ ban đầu. Từ đó, khái quát tổng thể luận án, rút ra những kinh nghiệm ngoại giao có được cho Việt Nam từ ngoại giao Hồ Chí Minh 1945-1946.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngoại giao hồ chí minh trong những năm 1945 1946 tiếp cận chính trị học quốc tế (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)