Phân tích cấp độ cá nhân Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngoại giao hồ chí minh trong những năm 1945 1946 tiếp cận chính trị học quốc tế (Trang 65 - 69)

2.2. Cục diện ngoại giao Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám

2.2.3. Phân tích cấp độ cá nhân Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh sớm có một sự nhạy bén về xã hội, từ đó hun đúc khát vọng thay đổi vận mệnh của những người xung quanh và rộng hơn là cả dân tộc. Hồ Chí Minh trả lời các nhà báo ngày 7/9/1945 như sau khi được hỏi về tiểu sử và hoạt động cách mạng của mình: “Từ khi ra đời, tôi đã thấy nước mình bị nô lệ. Không muốn sống

18

cảnh nô lệ nữa, ngay từ thuở thiếu niên, tôi đã đấu tranh để giải phóng đất nước” [84, 5]. Patti kể rằng: “Ông Hồ công nhận với tôi là mặc dù ông đã tham gia vào tất cả các hoạt động chính trị nhưng thực ra ông chỉ theo đuổi một mục đích duy nhất nhằm cải thiện số phận của chính nhân dân ông” [3, 608]. Đây chính là mục tiêu lớn nhất trong cả cuộc đời Hồ Chí Minh [85, 272]. Với tư duy sắc sảo về thời thế của Việt Nam và cục diện quốc tế lúc bấy giờ, Hồ Chí Minh biết nhiệm vụ này vô cùng khó khăn và gian khổ. Song dù có khó khăn đến đâu chăng nữa, dù phải chấp nhận hy sinh không tránh khỏi (trái với nguyện vọng trong tâm thức Hồ Chí Minh), đây vẫn là điều Hồ Chí Minh luôn mong mỏi và dùng mọi ý chí cũng như sức lực của mình để thực hiện cho bằng được. Sainteny nhận xét: “Phải khẳng định không chút hoài nghi là Hồ Chí Minh chỉ có một mục đích thật sự, một mục đích cuối cùng, đó là: Độc lập của Việt Nam” [55, 225]. Đó là khát vọng và ý chí xuyên suốt tiến trình ngoại giao của Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh luôn mong muốn đạt được mục đích này không phải bằng bạo lực; qua các cuộc tiếp xúc, Sainteny khẳng định rằng những lời nói, cử chỉ, thái độ và con người thật của Hồ Chí Minh đều toát lên một điều rằng: Hồ Chí Minh “không muốn giải quyết vấn đề bằng biện pháp bạo lực” [55, 225]. Sainteny nhận xét: “Hồ Chí Minh cho rằng cần phải tiến hành theo cách lấn dần từng bước liên tiếp. Ông ghê tởm bạo lực và nghĩ có thể chắc chắn đạt được mục đích bằng thương lượng. Ông không ngần ngại cho Pháp những nhượng bộ vì thành thật nghĩ rằng, thương lượng vẫn ít thiệt hại hơn xung đột đẫm máu” [55, 229].

Vốn sống thực tiễn phong phú, sự am hiểu sâu sắc văn hóa ngoại giao quốc tế cộng với sự thông minh xuất chúng của Hồ Chí Minh là một điều nổi trội, năng lực này đều được cả phía Việt Nam lẫn các chủ thể quốc tế khác thừa nhận. Chưa đầy hai tháng sau ngày Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố thành lập, Trung tâm tình báo của Bộ Ngoại giao Mỹ có một bản báo cáo điều tra khẳng định một cách chắc chắn rằng Hồ Chí Minh là người thông minh nhất, giàu kinh nghiệm nhất trong số “các nhà lãnh đạo cộng sản dân tộc chủ nghĩa của An Nam, với khả năng tổ chức xuất sắc” [108, 53]. Tháng 12/1945, Pignon trong một báo cáo gửi d’Argenlieu phải thừa nhận rằng so với các nhân vật Việt Nam nổi lên lúc đó, “không một lãnh tụ

của một đảng phái nào có khả năng” làm được như Hồ Chí Minh [99, 135]. Sainteny cũng phải tán đồng khi khẳng định “đó là nhân vật hàng đầu nhanh chóng nổi bật rõ nét trên sân khấu chính trị châu Á, không ai sánh kịp” [55, 221].

Như vậy, với một lãnh tụ có nhân cách rất riêng và một trí tuệ sắc bén như Hồ Chí Minh, nền ngoại giao Việt Nam tất yếu sẽ phải là một nền ngoại giao khẳng định và giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc nhưng sẽ phải cố gắng tránh được một cuộc chiến tranh hoặc ít nhất cũng là kéo dài thời gian không cho cuộc chiến (không thể tránh khỏi đó) nổ ra sớm. Nhiệm vụ này đặt lên vai Hồ Chí Minh quả thực hết sức khó khăn, Hồ Chí Minh nói: “Phận sự tôi như một người cầm lái, phải chèo chống thế nào để đưa chiếc thuyền Tổ quốc vượt khỏi những cơn sóng gió, mà an toàn đi đến bờ bến hạnh phúc của nhân dân” [85, 191].

Tiểu kết chương 2:

Chương 2 đã trình bày cơ bản về lý luận ngoại giao Hồ Chí Minh dưới góc độ chính trị học quốc tế và tình hình cục diện ngoại giao Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám.

Đối với cách tiếp cận chính trị học quốc tế về ngoại giao Hồ Chí Minh, dựa trên những định nghĩa về khái niệm ngoại giao, ngoại giao Hồ Chí Minh, những khung phân tích căn bản của chính trị học quốc tế, phân tích về ngoại giao của Hồ Chí Minh trong những năm 1945-1946 được phân tích theo những vấn đề như: Khảo sát cục diện quốc tế, quốc gia sau cách mạng tháng Tám ảnh hưởng đến ngoại giao Hồ Chí Minh 1945-1946; Phân tích việc Hồ Chí Minh xác định hệ mục tiêu và xây dựng hệ thực lực cho ngoại giao Việt Nam 1945-1946; Phân tích quan điểm và hoạt động ngoại giao Hồ Chí Minh đối với các chủ thể quốc tế trong những năm 1945- 1946 căn cứ trên tương quan thái độ và thực lực giữa Việt Nam với các chủ thể đó; Phân loại, đánh giá những thành quả ngoại giao Hồ Chí Minh và đúc rúc kinh nghiệm ngoại giao trong những năm 1945-1946.

Về cục diện ngoại giao Việt Nam Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám như đã phân tích ở trên có thể ví như “ngàn cân treo sợi tóc”, như “trứng để đầu đẳng”, gần như hoàn toàn suy yếu cả thế và lực về ngoại giao. Về mặt quốc tế, mặc dù xuất hiện một số khuynh hướng tích cực có lợi cho Việt Nam; thì việc phân chia, tranh giành quyền lực – quyền lợi giữa các lực lượng quốc tế là chướng ngại to lớn tới tiền đồ độc lập – tự do của Việt Nam. Trong nội bộ quốc gia, bên cạnh một số điểm thuận lợi, nhìn chung, thực lực đất nước gặp rất nhiều khó khăn, chưa thể tạo được một sức mạnh cần thiết hậu thuẫn cho những nhiệm vụ ngoại giao rất cấp bách. Hoàn cảnh cực kỳ đặc biệt này cộng với một cá nhân lãnh đạo cũng vô cùng đặc biệt như Hồ Chí Minh sẽ hình thành nên những hành vi ngoại giao mang đặc thù của Việt Nam, mang đậm sắc thái cá nhân Hồ Chí Minh như sẽ được phân tích trong những chương sau.

Chương 3

HỒ CHÍ MINH XÂY DỰNG MỤC TIÊU VÀ THỰC LỰC QUỐC GIA HẬU THUẪN CHO NGOẠI GIAO VIỆT NAM (1945-1946)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngoại giao hồ chí minh trong những năm 1945 1946 tiếp cận chính trị học quốc tế (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)