Hoạt động ngoại giao Hồ Chí Minh đối với quân Tưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngoại giao hồ chí minh trong những năm 1945 1946 tiếp cận chính trị học quốc tế (Trang 101 - 110)

4.1. Đối với quân Tưởng

4.1.2. Hoạt động ngoại giao Hồ Chí Minh đối với quân Tưởng

4.1.2.1. Công khai mục tiêu lợi ích bất biến của Việt Nam

Trong mối quan hệ ngoại giao với quân Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh trước hết tìm cách công khai và phổ biến thông điệp Việt Nam độc lập. Trong các cuộc gặp với lãnh đạo quân Tưởng, trong các cuộc họp báo và trong các bức thư, bức điện gửi lãnh đạo cấp cao tại Trùng Khánh, Hồ Chí Minh luôn khẳng định nền độc lập đương nhiên, không thể xóa bỏ này của Việt Nam. Hành động đọc Tuyên ngôn độc lập trước khi quân Tưởng tiến vào miền Bắc và sau đó tiến hành Tổng tuyển cử cho toàn dân tự do bầu ra những người thay mặt mình điều hành bộ máy nhà nước

là hành động đúng với thông lệ pháp lý quốc tế, càng củng cố thêm nền độc lập của dân tộc Việt Nam.

Bên cạnh minh chứng pháp lý của bộ máy nhà nước do dân bầu ra, Hồ Chí Minh cũng sử dụng việc biểu dương ý chí toàn dân đối với giới lãnh đạo ở Trùng Khánh để làm áp lực chứng minh nguyện vọng độc lập dân tộc. Ngay ngày 1/10/1945 chỉ vài giờ sau khi Hà Ứng Khâm29 đến Hà Nội (để thúc giục Lư Hán ngăn chặn Việt Minh củng cố quyền hành), một lực lượng trên 300.000 người dân với một rừng cờ và biểu ngữ hoan hô tình hữu nghị Việt-Hoa, hoan hô Việt Minh và Hồ Chủ tịch [63, 63] được đưa ra diễu hành. Hình thức bề ngoài là để chào đón Hà Ứng Khâm, nhưng thực chất là nhằm biểu dương lực lượng ủng hộ của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [19, 98], bày tỏ thông điệp nước Việt Nam độc lập là của người Việt Nam. Tuy nhiên, như đã nói về thang đo sức mạnh quá chênh lệch giữa quân Tưởng với Việt Nam và chính sách đối với quân Tưởng ở trên, Hồ Chí Minh rất hạn chế sử dụng những động thái huy động lực lượng dân chúng như vậy đề phòng sự phẫn nộ của quần chúng vượt ngoài tầm kiểm soát và quân Tưởng cho rằng Việt Nam có ý đồ khiêu khích. Đầu năm 1946, trong cuộc tiếp kiến Lăng Kỳ Hàn và Hồng Chi Hằng trong phái bộ Ngoại giao của Trung Hoa Dân Quốc tại Hà Nội, Hồ Chí Minh cũng nói rõ rằng tại Việt Nam, “bất kỳ đảng phái nào cũng nhất trí đòi hỏi độc lập”, “nếu các đảng phái vứt bỏ yêu cầu độc lập tất sẽ bị toàn dân lên án” [84, 103-104]. Và điều đó có nghĩa độc lập là mong muốn của toàn dân tộc, được sức mạnh của toàn dân tộc ủng hộ chứ không hề là của bất kỳ đảng phái chính trị nào của Việt Nam.

Hồ Chí Minh còn gửi những bức thư, bức điện tới Tưởng Giới Thạch - lãnh đạo cao nhất của Trung Hoa trình bày về chủ trương, chính sách ngoại giao rất hòa bình với Trung Hoa, trình bày hiện trạng thực sự ở Đông Dương và đề nghị (có bức thư còn sử dụng chữ “mong”, “khẩn thiết yêu cầu” [85, 87-88]) Tưởng Giới Thạch và Trung Hoa công nhận nền độc lập của Việt Nam, thậm chí còn đề đạt “nguyện vọng” được cùng với Bảo Đại qua Trùng Khánh để gặp mặt trực tiếp với Tưởng Giới Thạch [85, 573]. Mặc dù Hồ Chí Minh không gặp được Tưởng Giới Thạch theo như một trong những

29

mục tiêu ngoại giao đã đề ra, song điều đó cũng không gây ảnh hưởng quyết định tới toàn bộ thế cục ngoại giao của Hồ Chí Minh lúc bấy giờ.

Bên cạnh đó, thông qua báo chí, Hồ Chí Minh nhắc lại những tuyên bố của giới lãnh đạo Trung Hoa ủng hộ độc lập cho Việt Nam mà không có ý định gì về việc chiếm đóng lãnh thổ này như lời của Tưởng Giới Thạch, Hà Ứng Khâm, Lư Hán, Bạch Sùng Hy.v.v.; và khẳng định điều đó có nghĩa là Trung Quốc ủng hộ Việt Nam độc lập [85, 46], không “làm gì phạm tới chủ quyền và quyền lợi nước Việt Nam” [85, 500]. Việc khôn khéo, linh hoạt sử dụng những tuyên bố trên là một thủ thuật ngoại giao “gậy ông đập lưng ông” đối với âm mưu của Trung Hoa, khiến họ phải đối mặt với áp lực công luận nếu như đi ngược lại những lời họ đã nói.

4.1.2.2. Thể hiện sự thân thiện với Trung Hoa và Hoa Kiều

Bằng nhiều phương tiện, Hồ Chí Minh thông báo rộng rãi chính sách đối ngoại rất “thân thiện”, “hòa bình” đối với Trung Hoa. Để hỗ trợ chứng minh cho chính sách này, Hồ Chí Minh gợi nhắc và kêu gọi sự chia sẻ những giá trị văn hóa chung do có sự tương thông về hoàn cảnh lịch sử giữa hai nước nhằm có được sự thấu hiểu, sự ủng hộ từ phía những người Trung Hoa đang có mặt, sinh sống tại Việt Nam (Từ đó góp phần tạo ảnh hưởng tích cực tới những lãnh đạo Trung Hoa có mối liên hệ tới nước ta lúc bấy giờ).

Không chỉ sử dụng những ngôn từ khéo léo biểu dương mối quan hệ hòa bình thân thiện giữa hai nước, Hồ Chí Minh còn trực tiếp tham dự những ngày lễ lớn của Trung Hoa như Lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh của Trung Hoa Dân Quốc, ngày thụ lễ Đức Khổng Tử ở Quốc Tử Giám, Lễ kỷ niệm ngày sinh của Tôn Trung Sơn, v.v. Hồ Chí Minh cùng với Chính phủ còn chỉ đạo Chính phủ yêu cầu người dân treo cờ Trung Hoa trong ngày kỷ niệm Quốc Khánh Trung Hoa để bày tỏ thêm sự thân thiện ngoại giao.

Hồ Chí Minh tuyên bố xóa bỏ mọi “luật pháp hà khắc” mà Pháp đưa ra đối với Hoa kiều, đảm bảo tự do, an toàn cho người dân Hoa kiều, đề nghị họ tiếp tục cộng tác hòa bình với người dân Việt Nam [85, 4]. Về một số mâu thuẫn xảy ra giữa người Việt với Hoa kiều, trên cơ sở nền văn hóa chung giữa hai nước, Hồ Chí Minh khuyên nhủ “có việc gì thì giải quyết với nhau theo nguyên tắc hợp pháp, hợp lý với

thái độ kính trọng nhường nhịn lẫn nhau [85, 5]”. Hồ Chí Minh giải thích rằng những va chạm đó chẳng qua chỉ là những “việc tranh chấp nhỏ của cá nhân” [85, 5], do “cái thuốc độc ly gián của đế quốc chủ nghĩa ngày xưa còn lưu lại” [85, 110], do “có chỗ hiểu lầm hoặc bất hoà” [85, 123] chứ không phải là những vấn đề to lớn ảnh hưởng tới quan hệ hai dân tộc. Lực lượng Hoa kiều này có số lượng hàng chục vạn người nên việc họ ủng hộ (hoặc ít nhất không bày tỏ thái độ) đối với nền độc lập của Việt Nam là thuận lợi lớn, song nếu để xảy ra bất hòa, xích mích với họ là điều bất lợi nghiêm trọng đối với chính phủ Hồ Chí Minh. Do đó, về phía người dân, Hồ Chí Minh khuyên nhủ cần phải “tránh xích mích [85, 5], “bảo vệ sinh mệnh, tài sản của anh em Hoa kiều” [85, 123]; chỉ đạo cơ quan tuyên truyền tham gia giữ gìn hòa khí; và Hồ Chí Minh thông báo nếu ai làm trái mệnh lệnh thi hành chính sách ngoại giao này “sẽ bị nghiêm trị” [85, 110].

4.1.2.3. Tránh mang danh cộng sản

Một trong những mục tiêu của quân Tưởng tại Việt Nam là tiêu diệt lực lượng cộng sản để tránh nỗi lo hai thế lực đối lập phía trước (quân cộng sản Mao Trạch Đông) và phía sau (quân cộng sản Bắc Việt) lãnh thổ của họ. Ngay trong buổi họp báo quốc tế ngày 23/10/1945, Hồ Chí Minh khẳng định nguy cơ thực sự của Trung Hoa không phải là Việt Nam, mà chính là Pháp, bởi “bọn thực dân Pháp vẫn ngấm ngầm định nhòm ngó mấy tỉnh trù phú miền Nam Trung Hoa như Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây” [85, 84]. Và Hồ Chí Minh tuyên bố “Việt Nam không phải là một thuộc địa của Pháp nữa, nước Trung Hoa sẽ bớt đi một lo ngại về miền Nam” [85, 84].

Tuy nhiên, với bản tính đa nghi cố kỵ của Trung Hoa, lẽ dĩ nhiên tuyên bố này của Hồ Chí Minh vẫn chưa đủ cho chính quyền Trùng Khánh. Hồ Chí Minh đi đến hành động rất quyết liệt hỗ trợ cho ngoại giao là giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương (thực chất vẫn tồn tại bí mật) ngày 11/11/1945 và cấm không được nhắc đến tên Đảng trong bất kỳ một văn thư giao dịch nào, kể cả ở cấp cơ sở thấp nhất, báo Cờ giải phóng phương tiện truyền thông của Đảng Cộng sản cũng tuyên bố đóng cửa (thực chất đổi tên thành báo Sự thật) [156]. Hồ Chí Minh còn điền sinh quán ở Hà Tĩnh trong một bản danh sách ứng cử quốc hội năm 1946 [17, 55] nhằm giấu tung tích một người từng tham gia và hoạt động cho các tổ chức cộng sản. Khi

thành lập Bộ ngoại giao, Hồ Chí Minh căn dặn chữ “ủy viên hội” và chữ “ủy viên” là dùng trong nội bộ, không được nói công khai vì quân Tưởng rất ghét chữ đó - là chữ dùng để chỉ tổ chức Cộng sản” [165]. Còn về tổ chức Việt Minh (quân Trung Hoa cho rằng đây là một tổ chức của cộng sản, được lãnh đạo bởi cộng sản), Hồ Chí Minh giải thích “Việt Minh” chỉ thuần túy là một cái tên của tổ chức tập hợp các thành phần quần chúng nhân dân chứ không phải của cộng sản, nếu như xóa bỏ Việt Minh đồng nghĩa với xóa bỏ quần chúng nhân dân – điều này không thể thực hiện được; và nếu chỉ xóa bỏ cái tên Việt Minh thì cũng vô nghĩa, một cái tên khác sẽ được thay thế và nội dung, mục đích hoạt động thì vẫn không thay đổi. Hồ Chí Minh còn không ngớt nhắc đi nhắc lại với người Trung Quốc rằng Hồ Chí Minh không phải là cộng sản mà chỉ là người “theo đuổi thực hiện những lý tưởng và chương trình của Tôn Dật Tiên” [99, 131] - cũng giống như mục tiêu hoạt động của Trùng Khánh. Những bước lùi khéo léo léo này đã góp phần giữ gìn vị trí vai trò lãnh đạo của Hồ Chí Minh, của mặt trận Việt Minh và Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Có thể quân Tưởng cho rằng Hồ Chí Minh là cộng sản, những gì Hồ Chí Minh nói chỉ là thủ thuật ngoại giao, song nếu như không tìm thấy hệ bằng chứng xác đáng, đầy đủ thì họ cũng không cần thiết mất thời gian và công của thực hiện đến cùng việc truy vấn này trong khi họ sớm muộn gì cũng rút về nước. “Trong ngoại giao, không giống như khoa học, một lời nói dối rõ như ban ngày thường được chuộng hơn một sự thật khó nghe” [108, 435].

4.1.2.4. Giữ gìn an ninh công cộng, hạn chế xung đột đến mức tối đa

Như đã phân tích trong phần 4.1.1.1, quân Tưởng vào Việt Nam luôn sẵn sàng tìm lý do để lật đổ nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và ở lại kéo dài thời gian chiếm đóng (bất chấp những thỏa thuận với Pháp ở Trùng Khánh). Một trong những lý do đó là mượn cớ chính quyền Hồ Chí Minh không đủ khả năng giữ gìn an ninh xã hội, cũng tức là một nhà nước không có khả năng tự quản trị, không đầy đủ tính chính danh. Việc giữ gìn không để xảy ra xung đột với quân Tưởng và những tổ chức thân Tưởng là rất khó khăn. Bởi sẵn trong tâm thức lịch sử “hình như mối thù vạn cổ của người Việt Nam ấp ủ trong lòng đối với người Trung Quốc vẫn còn nguyên vẹn” [99, 120] (như Sainteny chỉ ra), và người dân Việt Nam rất căm ghét

[117, 67] những hành vi cướp bóc trắng trợn từ quân đội rách rưới do Lư Hán đưa vào. Bên cạnh đó, lực lượng Việt Quốc, Việt Cách vốn luôn luôn muốn nắm toàn bộ quyền lực tại Việt Nam cũng nương theo quân Tưởng tạo ra nhiều gây hấn với quân Việt Minh khiến lực lượng thanh niên trẻ tuổi rất khó kiềm chế [84, 75]. Thực tế lúc đó cho thấy rất khó tránh được va chạm, bất kỳ hành vi thái quá nào của đội quân chiếm đóng cũng có thể nhanh chóng biến thành sự căm thù dẫn đến xung đột. Hồ Chí Minh biết chắc chắn Lư Hán sẽ ngay lập tức sử dụng “lực lượng quân sự để đàn áp mọi cuộc gây rối trật tự” [3, 574-575], quyền bính của Việt Minh sẽ bị “đập tan một cách không thương xót” [99, 118], địa vị người quản lý chủ yếu ở miền Bắc của Hồ Chí Minh sẽ bị sụp đổ [3, 575] kéo theo nền độc lập tự do của dân tộc.

Đứng trước nhiệm vụ cực kỳ khó khăn này, Hồ Chí Minh rất nhiều lần căn dặn cán bộ và nhân dân phải biết bình tĩnh kiềm chế. Hồ Chí Minh căn dặn: “Một sự nhịn là chín sự lành” [84, 167], tuyệt đối “tránh xô xát với lính Tưởng” vì “vì nếu ta không giữ được trật tự, người Tàu sẽ thiết quân luật” [9]. Bên cạnh việc giáo dục, tuyên truyền người dân, cán bộ, binh lính thái độ có lợi cho ngoại giao, Hồ Chí Minh rất nghiêm khắc nếu để xảy ra những va chạm, đặc biệt là những va chạm nghiêm trọng. Nếu đã xảy ra thì buộc phải xử lý kịp thời, vì dẫu sao, về mặt ngoại giao, “quân Tưởng là đại diện cho Đồng minh” [58, 122-123] đến giải giáp quân Nhật, giám sát và đánh giá Việt Nam. Hồ Chí Minh nhờ trí tuệ nhạy bén của mình còn phát hiện được sớm những quan chức nhỏ trong hàng ngũ quân Tưởng có quan hệ rất tốt với các cấp trên, nên cũng chỉ đạo các cán bộ ngoại giao tìm cách tiếp xúc, có đối sách thích hợp với những nhân vật đó, nhờ vậy “một số vụ va chạm với quân Tưởng được giải quyết” [43, 148-149] ổn thỏa.

Trước một lực lượng quốc tế với sức mạnh quân sự áp đảo, mang rất nhiều tham vọng lớn, rất nhiều thủ đoạn ngầm như quân Tưởng Giới Thạch, việc để họ chắc chắn phải rút hết khỏi biên giới Việt Nam (nhưng lại phải kéo dài thời gian rút hết quân để cầm chân Pháp nhằm có thêm thời gian cho Việt Nam xây dựng các nguồn lực [29, 233]) là điều Hồ Chí Minh luôn nỗ lực cố gắng. Hồ Chí Minh còn ra Nghiêm lệnh “hạ lệnh cho toàn thể nhân dân và bộ đội phải giúp đỡ cho quân đội Trung Hoa trong lúc quân đội Trung Hoa thoái triệt. Ai xâm phạm đến tính mạng,

tài sản của quân đội Trung Hoa sẽ bị nghiêm trị” [84, 151] để tránh xảy ra những lý do mà quân Trung Hoa có thể vin vào ở lại. Đề phòng trường hợp xấu nhất, Hồ Chí Minh còn chỉ đạo chính phủ và nhân dân cần “sẵn sàng đối phó với mọi tình huống” [55, 380] có thể xảy ra.

Chính nhờ khả năng lãnh đạo người dân và khả năng dàn xếp các xung đột của Hồ Chí Minh, tính chính danh của Nhà nước Việt Nam mới được khẳng định, nền tự chủ mong manh của Việt Nam được giữ vững cho đến ngày quân Tưởng về nước cùng với những nhóm lợi ích người Việt thân cận với họ.

4.1.2.5. Nhẫn nhịn, chấp nhận lùi bước trong một số lợi ích

Trong hành xử ngoại giao với quân Tưởng, Hồ Chí Minh cũng thực hiện và chỉ đạo thực hiện nhiều hành động có lợi cho quân Tưởng và những tổ chức thân Tưởng.

Trước yêu cầu báo cáo quân số cho phe Đồng Minh mà quân Tưởng là đại diện chính thức, Hồ Chí Minh chỉ đạo Giải phóng quân Việt Nam đổi tên thành Vệ quốc đoàn theo nghĩa là một đoàn thể nhỏ bảo vệ quốc gia, dễ liên tưởng thành những tổ chức vũ trang nhỏ của địa phương không đáng chú ý [32, 263], đồng thời đổi Trường Quân Chính Việt Nam thành Trường cán bộ Việt Nam để không mang nghĩa là một trường quân sự (Tuy nhiên, Hồ Chí Minh ngầm căn dặn phải tiếp tục nhanh chóng chấn chỉnh, mở rộng lực lượng vũ trang [46, 15]). Với khả năng thấu hiểu đối phương tới từng tiểu tiết, Hồ Chí Minh chỉ thị các chức vụ trong Bộ ngoại giao phải dùng chữ “tham nghị” và giải thích rằng chức tham nghị rất rất phổ biến trong bộ máy chính quyền của Tưởng, có vấn đề gì cũng dễ cải chính [165]. Hồ Chí Minh còn căn dặn phải khắc con dấu tên mình trong các giấy tờ giao thiệp với quân Tưởng, và giải thích: “người Trung Quốc chỉ tin vào chữ ký kèm có con dấu” [165]. Về quyền lực nhà nước, Hồ Chí Minh chấp nhận hoãn Tổng tuyển cử, gia hạn nộp đơn ứng cử ngay sau khi có yêu cầu của tướng Trần Tu Hòa; chấp nhận nhường 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử cho lực lượng thân Trung Hoa. Hành động ngoại giao này mặc dù không đi đúng với tinh thần dân chủ, song bước lùi đó lại rất

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ngoại giao hồ chí minh trong những năm 1945 1946 tiếp cận chính trị học quốc tế (Trang 101 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)